25/05/2020 12:12 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cô bé 15 tuổi đạp xe chở cha về quê xa 1.200km: 'Cha đừng lo, có con đây'

TƯỜNG NGUYỄN
TƯỜNG NGUYỄN

TTO - Câu chuyện cô con gái 15 tuổi trân mình đạp xe đưa cha về quê nhà trên đoạn đường dài đến 1.200km đã làm lay động không chỉ người dân Ấn Độ mà còn cả ở nhiều nước khác.

Cô bé 15 tuổi đạp xe chở cha về quê xa 1.200km: Cha đừng lo, có con đây - Ảnh 1.

Jyoti chở cha cùng túi hành lý về quê nhà - Ảnh: Reuters

"Chinta na kare mai hoon na" (Cha đừng lo, có con đây) - Jyoti Kumari đã nói đơn giản với cha như vậy khi ông than vãn chuyện không có tiền về quê, mà cũng chẳng có xe cộ gì. 

Trong mắt Mohan Paswan, người đàn ông mất việc vì bị thương khi chạy xe thồ tuk-tuk và đang gần như mất hết tất cả vì tình trạng phong tỏa nghiêm ngặt của chính quyền để chống dịch COVID-19, con gái ông chỉ là một cô bé ăn chưa no lo chưa tới.

“Lúc đầu tôi hoài nghi vì con bé mới 15 tuổi, nhưng tôi đã nhầm. Con bé yêu cầu tôi ngồi lên xe đạp và đừng chú ý chuyện mọi người nói gì.

Ông Mohan Paswan

Mua xe và lên đường

Như hàng chục triệu người lao động nhập cư nghèo khác ở Ấn Độ, Mohan Paswan mong muốn tìm đường về quê nhà chờ dịch qua đi. Sống ở đô thị dù cũng chật vật nhưng có việc làm, giờ đây cái "cần câu cơm" không còn thì chỉ có cách về quê tá túc.

Nhiều người đã nhảy tàu từ cả tháng trước, nhiều người thậm chí chọn cách đi bộ vì không có tiền hoặc vì tàu cũng đã bị cấm. Cha con nhà Paswan cố cầm cự và đến lúc không thể không về thì họ chỉ còn ít tiền để mua chiếc xe đạp cũ. Ông bố Mohan cũng đau lòng lắm khi phải nương nhờ con gái nhưng ông đang bị thương, không thể làm gì. Đành nhắm mắt đưa tay.

Ngày 12-5, bé Jyoti leo lên xe từ Gurgaon, gần thủ đô New Delhi. Ngồi phía sau là cha của bé cùng túi hành lý nhỏ đựng vài bộ quần áo - gia sản của họ. Câu chuyện của hai cha con dần được truyền thông biết đến và được ghi nhận như câu chuyện của tình yêu thương gia đình, của nghị lực. Một câu chuyện truyền cảm hứng.

Đến ngày 19-5 thì Jyoti chở được cha về đến nhà ở ngôi làng thuộc huyện Darbhanga ở bang Bihar. Trên chặng đường dài đến 1.200km ấy, hai cha con đi mất gần bảy ngày. Không còn đồng xu dính túi, họ ghé xin thức ăn, nước uống ở các gia đình bên đường. Jyoti còn kể có đến hai ngày bé không có gì bỏ bụng vì phải nhường phần cho cha.

Cô bé 15 tuổi đạp xe chở cha về quê xa 1.200km: Cha đừng lo, có con đây - Ảnh 3.

Jyoti cùng cha và chiếc xe đạp đã vượt chặng đường dài 1.200km - Ảnh: ANI

Tranh cãi

Câu chuyện về cha con nhà Paswan lan truyền trên truyền thông Ấn Độ. Theo báo Hindustan Times, lãnh đạo huyện đã biết và cử nhân viên đến nơi để tìm cách hỗ trợ gia đình nghèo này. Trước mắt là tính cách cho Jyoti đi học lại.

Câu chuyện nâng lên tầm quốc tế sau khi Ivanka Trump viết trên Twitter tối 22-5. Ái nữ của tổng thống Mỹ viết: "Jyoti Kumari, 15 tuổi, chở người cha bị thương về quê làng bằng xe đạp, đi hơn 1.200km trong 7 ngày. Sức bền và tình yêu thương cao đẹp đã nhận được sự quan tâm từ người dân Ấn Độ và Liên đoàn Xe đạp".

Cô nhắc đến Liên đoàn Xe đạp Ấn Độ bởi khi đọc thấy câu chuyện này qua truyền thông, lãnh đạo liên đoàn rất ấn tượng trước sức bền của Kumari đã gửi lời mời thử tài tới thiếu nữ này và nói cô có thể trở thành một tay đua xe đạp.

Tuy nhiên, câu tweet của nữ cố vấn Nhà Trắng lại trở thành cái cớ để một số chính trị gia đối lập cũng như một số nhà phê bình ở Ấn Độ chỉ trích chính quyền. Ông Omar Abdullah - cựu thủ hiến bang Jammu và Kashmir - đáp trả ngay với dòng tweet của Ivanka: "Sự nghèo đói và tuyệt vọng của con bé được tôn vinh như thể Kumari đã đạp xe 1.200km cho vui vậy. Chính phủ đã không làm được gì cho cô bé và điều đó không đáng được ngợi ca như một thành tựu".

Còn ông Kanti Chidambaram, nghị sĩ phe đối lập tại Ấn Độ, cũng viết: "Đây không phải là một thành tích. Đó là kỳ tích được thúc đẩy bởi sự tuyệt vọng bắt nguồn từ sự thờ ơ của chính phủ". Những người chỉ trích cho rằng ban lãnh đạo của quốc gia 1,3 tỉ dân đang đẩy hàng triệu người dân vào nghèo đói và tuyệt vọng vì lệnh phong tỏa toàn quốc.

Riêng cô bé Jyoti dường như bỏ ngoài tai những chuyện tranh cãi đó. Với cô bé, đưa được cha về nhà an toàn là hạnh phúc. "Con thấy vui vì được mọi người từ nhiều nơi gửi lời nhắn", Jyoti trả lời đơn giản như thế.

Cô bé 15 tuổi đạp xe chở cha về quê xa 1.200km: Cha đừng lo, có con đây - Ảnh 4.

Cặp vợ chồng trẻ ở Ấn Độ từng chọn cách đi bộ về quê khi chính quyền phong tỏa - Ảnh: AP

Mở lại xe lửa

Trước áp lực từ nhiều phía vì lệnh phong tỏa cứng rắn, chính quyền New Delhi đã tính toán cho xe lửa, xe khách chạy lại để đưa người lao động nhập cư về quê. Tuy vậy, chính phủ vẫn khẳng định lệnh phong tỏa đã làm chậm lại quá trình lây lan của virus corona để nước này có đủ thời gian nâng cấp cơ sở hạ tầng y tế liên quan đến giường bệnh, năng lực xét nghiệm và nguồn nhân lực được đào tạo... nhằm kiểm soát tốt hơn dịch bệnh.

Theo số liệu do ông Vinod Paul - thành viên Cơ quan Cải cách quốc gia Ấn Độ (NITI Aayog) - công bố hôm 22-5, các lệnh phong tỏa giai đoạn 1 và 2 đã làm giảm đáng kể tốc độ lây lan của virus corona ở nước này. Tính đến chiều 24-5, số ca nhiễm COVID-19 ở Ấn Độ là 131.920 (đứng thứ 11 thế giới), trong đó số tử vong là 3.869 trường hợp. Trước đó, có dự báo sẽ có 1,4 - 2,9 triệu người bị nhiễm bệnh tại Ấn Độ và 54.000 người tử vong vì COVID-19.

Cậu bé 7 tuổi đạp xe gần chục cây số để cứu cha bị đột quỵ

TTO - Một cậu bé 7 tuổi ở bang South Carolina, Mỹ đã đạp xe gần chục cây số để đi kêu cứu giúp cha mình đang bị đột quỵ, sau khi cậu gọi 911 và hàng xóm đều không được.

TƯỜNG NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Giúp dân quen với dịch vụ công trực tuyến

Đội hình tình nguyện hỗ trợ vận hành mô hình chính quyền hai cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở cơ sở của các bạn trẻ đã có mặt ở 168 phường, xã, đặc khu tại TP.HCM sau sáp nhập.

Giúp dân quen với dịch vụ công trực tuyến

Bộ Quốc phòng trả lời việc bố trí quân nhân công tác gần nhà

Bộ Quốc phòng vừa có giải đáp cử tri về việc đề nghị có quy định tạo điều kiện để quân nhân được công tác gần nhà nhằm ổn định cuộc sống và yên tâm phục vụ lâu dài.

Bộ Quốc phòng trả lời việc bố trí quân nhân công tác gần nhà

Wang An Nam giành ngôi Nam vương Du lịch thanh thiếu niên toàn cầu 2025

Wang An Nam vừa giương cao lá cờ Việt Nam trong khoảnh khắc nhận vương miện Nam vương Du lịch thanh thiếu niên toàn cầu 2025 tại Thái Lan.

Wang An Nam giành ngôi Nam vương Du lịch thanh thiếu niên toàn cầu 2025

Ba nam sinh đuối nước ở đập, chỉ cứu được 1 em

Nhóm ba nam sinh ra khu vực đập nước ở Nghệ An chơi thì không may bị đuối nước. Lực lượng cứu hộ chỉ cứu được một em, hai em chết đuối.

Ba nam sinh đuối nước ở đập, chỉ cứu được 1 em

Sở Y tế TP Cần Thơ kêu gọi hiến máu khẩn

Ngày 8-7, trước tình hình thiếu máu nghiêm trọng tại ngân hàng máu Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ, Sở Y tế TP Cần Thơ tiếp tục phát thông điệp khẩn, kêu gọi hiến máu tình nguyện.

Sở Y tế TP Cần Thơ kêu gọi hiến máu khẩn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar