29/05/2020 18:31 GMT+7

Cơ bản cung ứng đủ điện nhưng 'lo ngại tình huống cực đoan'

L.THANH - X.LONG - N.AN
L.THANH - X.LONG - N.AN

TTO - Đó là khẳng định của đại diện Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại buổi tọa đàm có chủ đề 'Nhu cầu điện năm 2020: Cung có đủ cầu?' do báo Tuổi Trẻ chủ trì tổ chức chiều 29-5.

Cơ bản cung ứng đủ điện nhưng lo ngại tình huống cực đoan - Ảnh 1.

Các đại biểu tham dự tọa đàm chia sẻ thông tin về giải pháp cung ứng điện trong năm nay, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng cực đoan lên đến trên 40 độ - Ảnh: NAM TRẦN

Tại buổi tọa đàm, ông Trần Tuệ Quang - phó cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công thương - cho biết năm 2020, do dịch bệnh COVID-19, thực hiện giãn cách xã hội, phụ tải hệ thống điện quốc gia giảm đáng kể.

Tuy nhiên, điện sinh hoạt tăng cao vào những ngày nắng nóng 40 độ, thậm chí 42 độ C, gây áp lực cho ngành điện trong việc cung cấp điện.

“Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN và các đơn vị trong mọi tình huống đều phải huy động tối đa các nguồn điện trong hệ thống điện quốc gia, kể cả các nguồn điện có giá thành cao như nhiệt điện chạy dầu để đảm bảo cung ứng điện đủ điện trong năm 2020 cho phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân.”

Ông Trần Tuệ Quang - phó cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công thương

Thủy điện khô hạn, còn nguồn khí thì suy giảm

Ông Quang cho hay cuối tháng 5, dự kiến toàn bộ hệ thống phụ tải điện quốc gia đạt 250,9 tỉ kWh, tăng 4,55% so với năm 2019.

Về khả năng cung ứng điện năm 2020, ông Võ Quang Lâm - phó tổng giám đốc EVN - cho biết dịch COVID-19 ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, nhưng nhu cầu điện sinh hoạt vẫn tăng rất cao.

Cơ bản cung ứng đủ điện nhưng lo ngại tình huống cực đoan - Ảnh 4.

Quang cảnh buổi toạ đàm - Ảnh: NAM TRẦN

Điển hình là hôm 21-5, ngày đầu tiên nắng nóng ở miền Bắc, công suất cực đại của các tỉnh phía Bắc tăng rất cao. Đặc biệt hơn, công suất cực đại rơi vào 22h đêm, lúc đó nhiệt độ ngoài trời 39 độ.

"Đây là thử thách rất lớn cho vận hành hệ thống điện trước diễn biến rất cực đoan của thời tiết là khô hạn kéo dài và rất khốc liệt trên cả 3 miền" - ông Lâm cho hay.

Ông Vũ Xuân Khu, phó giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (EVN), nhận định thời tiết ở miền Bắc mùa hè rất cực đoan, hôm nay 32 độ nhưng hôm sau có thể lên 39 - 40 độ, thậm chí 42 độ, nên nhu cầu phụ tải điện đội lên rất cao. 

Như ngày 21-5, sản lượng điện của toàn hệ thống đã đạt đến 798,6 triệu kWh/ngày, cao hơn ngày cao nhất của năm 2019. EVN đánh giá đây là những ngày "cực đoan" nên phải xây dựng những kịch bản để sẵn sàng đáp ứng đủ nhu cầu điện tăng vọt.

Ông Khu cũng chia sẻ thêm thách thức đối với EVN trong việc đảm bảo cung ứng điện cho năm nay là không có nguồn điện dự phòng, ảnh hưởng lớn đến cung cấp điện của EVN.

Trong khi nguồn thủy điện suy giảm mạnh do thời tiết khô hạn, nguồn khí cũng có dấu hiệu gặp khó khăn, đặc biệt là khí Đông Nam Bộ, chỉ còn 16,5 triệu m3 ngày, trong khi đầu năm 2019 là khoảng 20 triệu m3/ngày.

Cơ bản cung ứng đủ điện nhưng lo ngại tình huống cực đoan - Ảnh 5.

Ông Võ Quang Lâm - phó tổng giám đốc EVN - Ảnh: NAM TRẦN

Huy động mọi nguồn để đáp ứng đủ điện

Theo ông Quang, tình trạng mất cân đối cung cầu điện trong năm 2020 có thể xảy ra nếu những tình huống cực đoan hơn tiếp tục xuất hiện như thủy văn tiếp tục bất lợi trong các tháng mùa mưa sắp đến, sự cố các nhà máy điện lớn trong hệ thống, rủi ro thiếu nhiên liệu sơ cấp (than, dầu, khí) và phụ tải tăng cao đột biến. 

Nhận thấy được các khó khăn, thách thức có thể gây nguy cơ mất cân đối cung cầu điện, Bộ Công Thương đã có nhiều chỉ đạo nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho năm 2020..

Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, nhất là khi có diễn biến nhu cầu bất thường hay sự cố lớn của các nhà máy điện… , trong những tháng còn lại của năm nay, ngoài việc huy động các nguồn điện gồm năng lượng tái tạo, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, ngành điện cũng tính đến các nguồn điện chạy dầu có giá thành sản xuất cao.

Mặt khác, lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực cho hay Bộ Công thương cũng yêu cầu các đơn vị cung cấp than, khí, đảm bảo cung cấp đủ nhiên liệu cho phát điện…

Đặc biệt, Bộ Công thương chỉ đạo EVN đẩy nhanh các tiến độ đưa các công trình nguồn và lưới điện mới, giải tỏa công suất dự án nguồn điện và lưới điện, đặc biệt là các dự án năng lượng tái tạo ở khu vực Nam Trung Bộ và miền Nam.

Cơ bản cung ứng đủ điện nhưng lo ngại tình huống cực đoan - Ảnh 6.

Ban tổ chức tặng hoa cho các đại biểu tham dự buổi toạ đàm - Ảnh: NAM TRẦN

Bộ Công Thương cũng đã yêu cầu các chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than chủ động chuẩn bị nguồn nhiên liệu bao gồm cả phương án sử dụng than trộn, đảm bảo khả dụng cao nhất các tổ máy để phục vụ phát điện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 02/12/2019.

Về phía EVN, ông Vũ Xuân Khu cho biết tập đoàn đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường quản lý vận hành, bố trí lịch sửa chữa, bảo dưỡng hợp lý, chuẩn bị các phương án, lực lượng sửa chữa để sẵn sàng xử lý nhanh khi sự cố xảy ra…

"Do ảnh hưởng đại dịch, nhu cầu phụ tải điện rất khó dự báo. Tuy nhiên, EVN nỗ lực để đảm bảo cung ứng đủ điện trong mọi tình huống, phục vụ nền kinh tế và nhu cầu sinh hoạt của người dân" - ông Khu khẳng định.

TP.HCM và Đà Nẵng có hơn 8.000MW điện mặt trời mái nhà

Ông Võ Quang Lâm - Phó tổng giám đốc EVN - khẳng định điện mặt trời áp mái mới là con đường đi tiếp của nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Dẫn số liệu nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, ông Lâm cho biết các tổ chức quốc tế đều đánh giá Việt Nam có tiềm năng về điện mặt trời. "Chúng tôi rất kỳ vọng trong thời gian sắp tới, điện mặt trời áp mái sẽ phát triển.

Đặc biệt như TP.HCM, Ngân hàng thế giới đã nghiên cứu có khoảng 7.000MW điện mặt trời mái nhà, còn ở Đà Nẵng có thể có 1.100MW. Như vậy, chỉ với hai thành phố TP.HCM và Đà Nẵng đã có hơn 8.000MW điện mặt trời mái nhà" - ông Lâm cho hay.

Chia sẻ về thị trường điện mặt trời áp mái, ông Lâm cho biết giai đoạn từ 1-7-2019 đến ngày 26-5-2020, theo tổng kết của EVN, đã có thêm 21.254 dự án điện mặt trời áp mái với tổng công suất 449 MW.


Khô hạn làm khó ngành điện

TTO - Dù ngành điện cam kết đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh, nhưng khô hạn kéo dài khiến nhiều nhà máy thủy điện phải tạm dừng khai thác hoặc khai thác cầm chừng, trong khi nhu cầu sử dụng điện mùa nắng nóng tăng cao

L.THANH - X.LONG - N.AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc đáp trả EU, hạn chế hợp đồng mua sắm thiết bị y tế

Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế đối với các hợp đồng mua sắm thiết bị y tế có giá trị trên 45 triệu NDT (6,3 triệu USD) từ Liên minh châu Âu (EU).

Trung Quốc đáp trả EU, hạn chế hợp đồng mua sắm thiết bị y tế

Rộ tình trạng giả mạo fanpage khách sạn để lừa đảo, có cả con dấu của Sở Du lịch

Gần đây nhiều du khách bị các đối tượng lập fanpage homestay, khách sạn tại tỉnh Đắk Lắk mới để lừa đặt cọc tiền phòng rồi chiếm đoạt.

Rộ tình trạng giả mạo fanpage khách sạn để lừa đảo, có cả con dấu của Sở Du lịch

Địa phương nào sẽ quản công ty xổ số có quy mô lớn nhất?

Từ nay đến hết năm, các tỉnh được sáp nhập về sẽ bàn giao nguyên trạng công ty xổ số cho UBND tỉnh mới. Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn hoạt động cũng như lịch biểu phát hành từ năm 2026.

Địa phương nào sẽ quản công ty xổ số có quy mô lớn nhất?

Giá hồ tiêu Việt Nam 'phân hóa' với quốc tế

Giá hồ tiêu nội địa đang duy trì ổn định như hai ngày trước đó với mức giao dịch phổ biến 139.000-144.000 đồng/kg. Ở chiều ngược lại, giá tiêu thế giới tăng, giảm trái chiều.

Giá hồ tiêu Việt Nam 'phân hóa' với quốc tế

Pallet từ phế phẩm nông nghiệp vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Phiên bản nâng cấp của các tấm pallet carbon âm tính "Made in Vietnam" vừa được thí điểm trong hệ thống kho tự động của các nhãn hàng đa quốc gia, dần thay thế pallet truyền thống.

Pallet từ phế phẩm nông nghiệp vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Quảng Ngãi vươn lên dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2025

Quảng Ngãi là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước trong 6 tháng đầu năm 2025, với GRDP tăng tới 11,51%. Riêng theo địa giới cũ (trước hợp nhất Quảng Ngãi - Kon Tum), mức tăng thậm chí lên đến 12,4%.

Quảng Ngãi vươn lên dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar