02/06/2017 17:23 GMT+7

Chuyến thăm giúp Việt-Mỹ giải tỏa quan ngại, xây dựng lòng tin

PV
PV

TTO - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc nhận định chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giúp hai bên tăng cường hiểu biết về lập trường của nhau.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng ngày 31-5 - Ảnh: AFP

Ông Hà Kim Ngọc nói: Đây là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị người đứng đầu Chính phủ và là tiếp xúc đầu tiên giữa lãnh đạo cấp cao Việt - Mỹ kể từ khi hai nước có ban lãnh đạo mới.

Chuyến thăm nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện xác lập năm 2013, tiếp tục phát triển hiệu quả và thực chất trên cả ba bình diện song phương, khu vực và quốc tế, là sự tiếp nối chuyến thăm Mỹ năm 2015 của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong bối cảnh Mỹ đang tiếp tục hoàn chỉnh bộ máy chính quyền và điều chỉnh ưu tiên chính sách đối nội và đối ngoại, nhất là trong kinh tế - thương mại, có thể nói chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, đạt kết quả toàn diện, đáp ứng mục đích đề ra, thể hiện cụ thể như sau:

Hai bên đã ra Tuyên bố chung, nhất trí tăng cường quan hệ đối tác toàn diện theo hướng thực chất, hiệu quả, bền vững vì lợi ích của hai nước, vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới, trên cơ sở tuân thủ Hiến chương LHQ, tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Tổng thống Donald Trump khẳng định sẽ thăm song phương Việt Nam nhân dịp dự Cấp cao APEC 2017.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu quan trọng được đánh giá cao tại Quỹ Di sản, khẳng định Việt Nam và Mỹ chia sẻ lợi ích chung trong việc duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, hợp tác và thịnh vượng ở châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam coi trọng và mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ.

Hợp tác kinh tế là một nội dung quan trọng trong chuyến thăm. Hai bên nhất trí ưu tiên hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư theo hướng hiệu quả và đôi bên cùng có lợi, tiếp tục coi đây là trọng tâm và động lực của quan hệ nói chung, chú trọng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước đầu tư, hợp tác, làm ăn.

Trong chuyến thăm đã diễn ra hai cuộc toạ đàm doanh nghiệp ở Washington và New York, thu hút nhiều nhà đầu tư tài chính lớn của Mỹ. Một loạt thỏa thuận kinh tế lớn đã được doanh nghiệp hai bên ký kết với trị giá hơn 10 tỉ USD, góp phần tạo việc làm và tăng trưởng ở cả hai nước.

Hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác về giáo dục đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, công nghệ vũ trụ, đổi mới sáng tạo…

Về quốc phòng, an ninh, hai bên nhất trí tiếp tục triển khai các hoạt động giao lưu, hợp tác trên cơ sở các thoả thuận đã đạt được như Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương 2011, Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng 2015.

Hai bên cũng trao đổi các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, thống nhất tăng cường nỗ lực giải quyết các thách thức ở khu vực và toàn cầu như an ninh, an toàn hàng hải, hàng không, bảo vệ môi trường, an ninh y tế, buôn bán người và động vật hoang dã, chống phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt và các hoạt động giữ gìn hoà bình của LHQ.

Về Biển Đông, lãnh đạo hai nước nhấn mạnh việc giải quyết các vấn đề trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, thông qua các tiến trình ngoại giao và pháp lý, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển 1982 và Tuyên bố DOC 2002, hướng tới COC.

Cũng trong chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp gỡ thân mật một số doanh nhân, trí thức kiều bào tại Mỹ. Tại cuộc gặp, nhiều ý kiến tâm huyết về phát triển kinh tế - xã hội đất nước do bà con đề xuất được Thủ tướng ghi nhận và khẳng định sẽ giao các bộ, ngành xem xét tích cực.

Có thể nói chuyến thăm đã đạt kết quả toàn diện trên các lĩnh vực trụ cột của quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.

Chủ động tiếp cận chính quyền mới của Mỹ

* Xin ông cho biết chuyến thăm có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển quan hệ hai nước?

- Ở thời điểm cuối năm 2016, khó có thể hình dung lại có chuyến thăm chính thức của Thủ tướng ta tới Mỹ ngay trong 6 tháng đầu của chính quyền mới. Thủ tướng ta là lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên thăm Mỹ và hội đàm với Tổng thống Donald Trump.

Tôi cho rằng đây là kết quả của chủ trương đúng đắn của Đại hội Đảng lần thứ XII là làm sâu sắc quan hệ hợp tác với các đối tác và các nước lớn. Trong thời gian qua, ta đã triển khai đồng bộ chủ trương này.

Ta đã hết sức chủ động và tích cực trong việc tiếp cận, xây dựng quan hệ với chính quyền và quốc hội mới của Mỹ, làm cho chính quyền và chính giới Mỹ hiểu rõ về tầm quan trọng của hợp tác Việt -Mỹ đối với mỗi nước và với việc duy trì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.

Chính vì vậy chính quyền mới của Mỹ coi trọng và mong muốn thúc đẩy hợp tác với ta.

Chuyến thăm rất đúng thời điểm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã góp phần duy trì đà phát triển quan hệ, tiếp tục thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác cùng có lợi, củng cố cơ sở quan hệ đã được xây dựng và vun đắp trong nhiều năm qua, đặc biệt là góp phần xây dựng quan hệ làm việc với lãnh đạo chính quyền và quốc hội mới, tăng cường hiểu biết về lập trường của nhau, giải toả một số quan ngại và xây dựng lòng tin giữa hai bên.

Qua chuyến thăm, hai bên đã duy trì, mở rộng các cơ chế hợp tác, đối thoại để triển khai hợp tác cụ thể, đồng thời giải quyết những khác biệt, vấn đề nảy sinh kịp thời, không để cản trở đà phát triển chung của quan hệ.

Kết quả của chuyến thăm đã góp phần duy trì thế đối ngoại, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, đảm bảo tốt nhất lợi ích của đất nước trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực còn nhiều biến động phức tạp, nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres - Ảnh: VGP

* Thủ tướng đã có cuộc gặp quan trọng với Tổng thư ký LHQ đúng dịp kỷ niệm 40 năm Việt Nam gia nhập tổ chức này. Ông có thể đánh giá về cuộc gặp này, và về triển vọng quan hệ giữa Việt Nam và LHQ, đặc biệt trong việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững?

- Đây là sự kiện rất có ý nghĩa, mở ra một bước phát triển mới trong quan hệ giữa Việt Nam và LHQ. Có thể nói các hoạt động đã diễn ra tốt đẹp.

Tổng thư ký và Thủ tướng đã trao đổi về nhiều vấn đề khu vực và quốc tế, đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ủng hộ chủ nghĩa đa phương, trong đó LHQ giữ vai trò trung tâm.

Hai bên cũng đánh giá tổng thể về quan hệ Việt Nam – LHQ trong 40 năm qua và thảo luận về định hướng hợp tác trong thời gian tới.

Tổng thư ký rất ấn tượng về những thành tựu Việt Nam đạt được trong 40 năm qua và ghi nhận những đóng góp của Việt Nam trong việc thực hiện sứ mệnh của LHQ ở cả ba trụ cột là hòa bình, an ninh; hợp tác phát triển và quyền con người.

Về phần mình, Thủ tướng cảm ơn sự hỗ trợ quý báu của LHQ, kể từ những năm tháng sau chiến tranh Việt Nam, tái thiết đất nước, cũng như trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế ngày nay.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ với LHQ là ưu tiên hàng đầu và nhấn mạnh vai trò thành viên có trách nhiệm của Việt Nam trong các công việc chung của LHQ, cũng như sự tích cực của Việt Nam tại nhiều cơ chế như Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế - xã hội, Hội đồng nhân quyền. Phát huy vai trò đó, Thủ tướng cũng thông báo về việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021.

Tôi cho rằng Việt Nam và LHQ đang có nhiều cơ hội thuận lợi để thúc đẩy quan hệ phát triển tốt đẹp hơn nữa.

Việt Nam là quốc gia yêu chuộng hòa bình, năng động, có đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế và đang ngày càng khẳng định vị thế ở khu vực và quốc tế. Đại hội Đảng lần thứ 12, với yêu cầu nâng cao hiệu quả của đối ngoại đa phương, cũng đặc biệt nhấn mạnh sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của ta tại LHQ.

Đây là tiền đề và là cơ sở tốt để chúng ta có thể thúc đẩy hơn nữa quan hệ với LHQ. Việt Nam sẽ nỗ lực để đóng góp thực chất hơn vào công việc của LHQ, nhất là những lĩnh vực mà ta có thể chia sẻ kinh nghiệm như tái thiết sau chiến tranh, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương…

Đồng thời, chúng ta mong muốn LHQ hỗ trợ Việt Nam trong thực hiện các thỏa thuận toàn cầu như Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu…

Chương trình nghị sự 2030 là một trong những trọng tâm của Kế hoạch chiến lược chung Việt Nam - LHQ giai đoạn 2017-2021. Trong trao đổi với Thủ tướng ta, Tổng thư ký Antonio Guterres mong muốn Việt Nam thành công và khẳng định LHQ sẽ huy động nguồn lực hỗ trợ Việt Nam.

Việt Nam cũng đã nhiều lần thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc thực hiện hiệu quả Chương trình nghị sự 2030 với quyết tâm cao nhất, giống như đã triển khai thành công các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.

PV

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phà quân sự vận hành trở lại cho người dân qua khu vực cầu Phong Châu

Binh chủng Công binh cho biết Lữ đoàn 249 đã vận hành lại phà quân sự để phục vụ người dân qua lại khu vực cầu Phong Châu từ chiều 5-7.

Phà quân sự vận hành trở lại cho người dân qua khu vực cầu Phong Châu

Thanh niên bay drone cứu người nhận bằng khen chủ tịch tỉnh Gia Lai: 'Ai cũng sẽ hành động như tôi'

Sau khi nhận bằng khen và tiền thưởng từ UBND tỉnh Gia Lai và báo Tuổi Trẻ, anh Trần Văn Nghĩa đã trích một phần đến làng Bôn Jứ, xã Ia Tul, thăm và trao tặng ba em nhỏ trong vụ việc.

Thanh niên bay drone cứu người nhận bằng khen chủ tịch tỉnh Gia Lai: 'Ai cũng sẽ hành động như tôi'

Nhân sự giỏi nghỉ việc trong im lặng: 'Vắng mợ chợ vẫn đông'?

Nhân sự giỏi nghỉ việc trong im lặng thường được xem là lựa chọn lịch sự, nhưng không phải ai im lặng ra đi cũng là người giỏi?

Nhân sự giỏi nghỉ việc trong im lặng: 'Vắng mợ chợ vẫn đông'?

Sắp xếp lại các hội quần chúng theo hướng giảm số lượng, tinh gọn bên trong

Ban Chỉ đạo Trung ương giao Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục sắp xếp, tổ chức lại các hội quần chúng theo hướng giảm số lượng, tinh gọn bên trong.

Sắp xếp lại các hội quần chúng theo hướng giảm số lượng, tinh gọn bên trong

Hàng ngàn tỉ đồng thuế đất mỗi năm tiếp tục được miễn, bà con nông dân yên tâm sản xuất

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 216/2025/QH15 của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Hàng ngàn tỉ đồng thuế đất mỗi năm tiếp tục được miễn, bà con nông dân yên tâm sản xuất

Báo cáo Bộ Chính trị về cán bộ, công chức nghỉ việc khi sắp xếp bộ máy

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký kết luận 174 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.

Báo cáo Bộ Chính trị về cán bộ, công chức nghỉ việc khi sắp xếp bộ máy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar