13/11/2018 09:08 GMT+7

Chuyến tàu xuyên Thái Bình Dương

TRẦN HOÀNG NGÂN (ĐB Quốc hội TP.HCM)
TRẦN HOÀNG NGÂN (ĐB Quốc hội TP.HCM)

TTO - Là người cùng 469 đại biểu bấm nút thông qua Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tôi gọi đó là "Chuyến tàu xuyên Thái Bình Dương".

Chuyến tàu xuyên Thái Bình Dương - Ảnh 1.

Công nhân một nhà máy ở Sóc Trăng chế biến tôm xuất khẩu - Ảnh: CHÍ QUỐC

Đây là lần kiến tạo đặc biệt, là chuyến tàu thứ ba mà cả nước cùng ra khơi, lần trước đó khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007 và xa hơn là Khu vực thương mại tự do Asean (AFTA) vào năm 1995.

Như tên gọi của nó là "toàn diện" và "tiến bộ", chuyến tàu xuyên Thái Bình Dương có sự ảnh hưởng, tác động, lan tỏa đến mọi người dân, hộ gia đình, doanh nghiệp đến Chính phủ, đòi hỏi tất cả phải chuẩn bị cho chuyến ra khơi rất xa, hùng vĩ nhưng đầy thử thách.

Có mặt trên chuyến tàu xuyên Thái Bình Dương khẳng định vị thế của Việt Nam ở châu Á - Thái Bình Dương.

"Toàn diện" là vì không dừng ở thương mại hàng hóa, thương mại đầu tư, mua sắm của Chính phủ mà còn mở ra môi trường, lao động, sở hữu trí tuệ... dẫn đến 6 thách thức (như thu ngân sách giảm do giảm thuế; doanh nghiệp khó khăn và nguy cơ mất việc làm do cạnh tranh; an toàn thông tin; luật pháp về quyền thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp...). 

Yêu cầu "tiến bộ" đó là quan tâm đến người lao động, người yếm thế trong xã hội, doanh nghiệp vừa và nhỏ với mong muốn mọi người được hưởng lợi từ sự hợp tác, thêm việc làm, được làm việc trong môi trường có chất lượng hơn...

Cả "toàn diện" và "tiến bộ" đều theo tiêu chuẩn ngang bằng với những nước phát triển nhất thế giới (hầu hết các thành viên CPTPP đều có GDP bình quân đầu người trên 30.000 USD, trong khi Việt Nam có xuất phát thấp nhất trong 11 thành viên của CPTPP).

Mục tiêu là vậy, tham gia CPTPP chỉ là cơ hội, có đạt được "tiến bộ", "toàn diện" hay không tùy thuộc vào chúng ta. 

Trách nhiệm của người dân, từng hộ gia đình, doanh nghiệp, của chính quyền các cấp và Chính phủ là tận dụng cơ hội và biến nó thành hiện thực.

Thời gian rất gần, chúng ta sẽ được tiếp cận nhiều hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư... theo tiêu chuẩn của các nước có GDP bình quân hơn 30.000 USD. 

Có nhiều hàng hóa, máy móc thiết bị, dịch vụ... tốt, an toàn, hiện đại hơn. Nhưng nếu chúng ta không làm ra nhiều hàng hóa, dịch vụ với chất lượng tương tự để bán cho nước bạn, chỉ nhập hàng tốt về để tiêu dùng, đó sẽ là "tai họa" cho hội nhập. 

Bài học nhập siêu dẫn đến áp lực về lạm phát, tỉ giá của hàng chục năm trước sau khi gia nhập WTO dứt khoát không được lặp lại.

Chúng ta cũng không thể nói địa phương, ngành mình có nhiều tiềm năng mà phải nhanh chóng khai thác, làm ra hàng hóa, dịch vụ với chất lượng tốt nhất mà thị trường các nước bạn cần. Đừng ngồi chờ người khác đến đánh thức, khai thác tiềm năng. 

Cũng đừng tư duy doanh nghiệp đứng được trên sân nhà mà phải bán được sản phẩm sang thị trường có GDP bình quân trên 30.000 USD, nếu không hàng của nước bạn sẽ tràn vào...

Khai thác tốt cơ hội CPTPP với 11 thành viên, chúng ta có quyền hi vọng ngày không xa lại mở ra cơ hội khác lớn hơn, bởi không loại trừ Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam - sẽ trở lại tham gia CPTPP. 

Ngoài ra, nhiều nền kinh tế lớn như Anh, Hàn Quốc... cũng muốn bước vào cùng "toàn diện" và "tiến bộ"...

Chúng ta đã bước lên chuyến tàu xuyên Thái Bình Dương và chờ ngày khởi hành. Một tương lai sung túc, khấm khá hơn tùy thuộc vào cách mà chúng ta nắm bắt cơ hội đang đến.

TRẦN HOÀNG NGÂN (ĐB Quốc hội TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Quy định "người gây ô nhiễm phải trả tiền" này đã được nhiều nước áp dụng để thúc đẩy phân loại rác và phát triển kinh tế tuần hoàn. Chúng ta cũng đang thúc đẩy hướng này, nhưng...

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Chỉ hai ngày sau khi nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, người giàu nhất Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Hai huyện U Minh và Phú Tân (Cà Mau) cho các đại biểu HĐND và lãnh đạo chủ chốt ban, ngành huyện đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo và Phú Quốc trước ngày giải thể cấp huyện.

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam

Để có một nền công nghiệp giải trí thực sự, chúng ta cần có một chiến lược bài bản về đào tạo con người cho nền công nghiệp đặc thù này.

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar