05/02/2012 05:23 GMT+7

"Chuyện nhỏ" chốn đông người

THÁI BÌNH
THÁI BÌNH

TT - Đến với chuyên đề “Văn hóa ứng xử nơi công cộng” (do NVH Phụ nữ TP.HCM tổ chức sáng 4-2), nhiều bạn trẻ có cơ hội nhìn lại bản thân mình qua hàng loạt hành vi chưa đẹp được nêu lên.

Đầu tiên là chuyện đi lại. Không kể những hành vi đi ngược chiều, chạy lấn tuyến, vượt đèn đỏ vi phạm Luật giao thông; nhiều người hễ thấy kẹt xe là lấn sang trái để đi nhanh hơn nhưng lại góp phần gây kẹt xe nặng thêm. Còn không ít người vừa chạy xe vừa phì phèo thuốc lá hoặc khạc nhổ khiến người chạy xe phía sau lãnh đủ.

Phóng to
Chuyên viên Lý Thị Mai trao đổi với một cử tọa tại buổi sinh hoạt chuyên đề “Văn hóa ứng xử nơi công cộng” - Ảnh: T.Bình

Bạn Tuyết Thu, SV Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, bức xúc nhất là chuyện một số sinh viên xả giấy, bịch nhựa gói thức ăn trong hộc bàn ở giảng đường, hay chuyện người ta vô tư xả rác trên đường phố. Ở quán ăn, nhiều người cứ vứt cọng rau, xương cá, khăn lau xuống sàn... Công viên là không gian chung, thế nhưng một số đôi bạn ăn uống xong cứ vứt tại chỗ dù thùng rác chỉ cách đó vài bước chân...

Trong nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm hay trong rạp hát, không ít người vẫn vô tư í ới nói chuyện điện thoại. Ngay tại sân khấu kịch, nhiều người cứ hết trò chuyện lại ăn uống, thậm chí còn để đèn flash khi chụp ảnh diễn viên. Ở nhiều nơi công cộng khác như bến xe, quán ăn hay bệnh viện, tình trạng chen lấn, xô đẩy giành chỗ vẫn còn rất phổ biến. “Cậu ta cao to và rất đẹp trai, ăn mặc rất mốt”, chuyên viên tâm lý Lý Thị Mai giờ vẫn còn nhớ chàng trai chen ngang và cười nham nhở khi bà xếp hàng chờ tính tiền trong siêu thị.

Dưới lòng đường bát nháo là vậy, còn trên xe buýt không ít người trẻ vẫn chưa biết nhường ghế cho người già và phụ nữ mang thai. Trong công sở, không ít chị mặc váy hớ hênh vẫn hồn nhiên lên cầu thang dốc khi có nhiều “mày râu” bên dưới. Có người cười hô hố khi bắt gặp ai đó vì chưa quen nên lúng túng khi đi thang máy... Bạn Hoàng Minh, SV Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, kể thêm: “Nhiều người vô nhà vệ sinh nhưng chẳng có ý thức vệ sinh khiến cho người vào sau lãnh đủ”.

Cô Lý Thị Mai cho rằng nếu mỗi người ý thức một chút về “cái chung” mọi chuyện sẽ khác đi. “Nêu ra những hành vi chưa đẹp là cách để chúng ta tự nhắc nhở nhau để ngày càng đẹp hơn trong mắt mọi người” - cô Mai đúc kết.

THÁI BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

UBND thành phố Huế phát động chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho người dân, học sinh và trẻ em trên địa bàn.

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Câu chuyện của một phụ nữ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) bị từ chối hồ sơ xin việc vì ngoại hình đang dấy lên tranh cãi, buộc cơ quan chức năng sở tại vào cuộc kiểm tra công ty liên quan.

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Cuộc sống vội vã, cô bé sinh ra đã không biết mặt cha vẫn ngày ngày lặng lẽ ấp ủ một ước mơ bình dị là được tiếp tục đi học, sẽ được vào giảng đường đại học để có thể viết lại trang mới của đời mình, tạo lập cho tương lai của mình và mẹ tốt đẹp hơn.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Trở thành phiên dịch tại cuộc thi Hoa hậu sắc đẹp quốc tế (Miss Charm) từ năm 2 đại học, Phạm Thị Kiều Oanh (22 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trau dồi ngoại ngữ, chia sẻ tri thức với trẻ em vùng cao qua những lớp học tiếng Anh.

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư

Sau buổi gặp gỡ và ghi lại những điều ước của các bệnh nhi ung thư hôm 21 và 22-5, nhiều tình nguyện viên chương trình “Ước mơ của Thúy” xúc động chia sẻ mong muốn được trở lại, tự tay trao món quà cho các em.

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Ngày 23-5, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã tổ chức Ngày hội việc làm VYA năm 2025 với sự tham gia của 20 cơ quan, doanh nghiệp và trên 5.000 sinh viên.

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar