15/12/2014 09:16 GMT+7

Chuyện nhà cao cửa rộng

LÊ THANH TÂM
LÊ THANH TÂM

TT -  Dân gian thường nói “quan to có nhà to”. Không chỉ nhà to, có vị còn có nhiều nhà ở rải rác cả ở đô thị lớn lẫn thôn quê...

Chuyện biệt thự xây trái phép của nguyên giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam Phan Như Thạch và biệt thự liên quan tới nguyên tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền ở Bến Tre đang khiến người ta hay nhắc lại câu mà dân gian thường nói “quan to có nhà to”. 

Không chỉ nhà to, có vị còn có nhiều nhà ở rải rác cả ở đô thị lớn lẫn thôn quê. Thực tế cho thấy người dân một số nơi có thể chỉ rõ ở địa phương mình nhà ông nào to nhất, ông ấy làm gì, chức tước cỡ nào. 

Phong trào quan chức có nhà to có vẻ như đang nảy nở, dường như là một cách khoe mẽ, chẳng cần che đậy gì ngoài việc che lấp nguồn gốc của những khối tài sản “khủng” này.

Nhà to không phải là có tội nếu như nó được tạo nên bằng sức lao động và nguồn thu nhập hợp pháp. Vấn đề lấn cấn nhất hiện nay là không thể dễ dàng trả lời được câu hỏi: tại sao quan to có nhà to?

Không rõ trong các bản kê khai tài sản được khai báo ra sao, chỉ biết là tới nay chưa thấy có sự công khai nào trước bàn dân thiên hạ về chuyện nhà cao cửa rộng.

Nói đúng ra, vì lý do đặc biệt nào đó cũng có một vài vị quan chức phải giải trình tài sản trước công luận hoặc trước cơ quan chức năng, nhưng vẫn còn mờ mịt lắm, phần đông họ đều cho rằng nhà đó là của con cái, thậm chí được thửa hưởng từ tấm lòng tốt đến mức đáng ngạc nhiên của những người như mẹ nuôi, em nuôi...

Nếu đúng là như vậy thì phải ngả nón kính chào sự giỏi giang của các cậu quý tử mới chớm vào đời mà sớm trở thành đại gia, trong khi biết bao người bôn ba trắng cả tóc, rụng cả răng, tích cóp từng đồng cũng chưa đủ tiền để mua miếng đất cắm dùi.

Nguyên tắc chung là không chứng minh được dấu hiệu phi pháp thì không thể kết luận người đó có tội. Nhà to của quan to là có thật, nhưng không dễ dàng khẳng định đây là tài sản bất chính bằng những suy luận suông. Thôi cứ tạm chấp nhận những ngôi nhà to ấy là tài sản sạch.

Tuy nhiên, giữa lúc đất nước còn nhiều khó khăn, một bộ phận không nhỏ nhân dân còn sống thiếu thốn mà những công bộc của dân lại sống trong ngôi nhà xa hoa thì quả là quá phản cảm.

Đây cũng chính là điều mà Ủy ban Kiểm tra trung ương nhận định về tư cách của ông Trần Văn Truyền khi đề cập ngôi biệt thự do con trai ông này đứng tên làm chủ.

Theo đó, Ủy ban Kiểm tra trung ương cho rằng ông Truyền là lãnh đạo cao cấp nhưng thiếu gương mẫu, gây dư luận xấu khi làm biệt thự lớn trong khu đất rộng là vi phạm những điều đảng viên không được làm.

Nếu xử lý nghiêm theo cách thức đã được áp dụng đối với ông Truyền, chắc có lẽ không ít vị quan to có nhà to sẽ không thoát bị “chiếu tướng” bởi quy định của Đảng.

LÊ THANH TÂM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar