27/10/2018 11:52 GMT+7

Chuyện giờ mới kể về cuộc chinh phục Mặt trăng của Mỹ

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Đó là một phần bị lãng quên của lịch sử chinh phục không gian mà ngày nay rất ít người biết hoặc nhớ tới. Đặt chân lên Mặt trăng là một thành tựu vĩ đại của nhân loại, nhưng trước mặt chúng ta còn nhiều chân trời mới.

Chuyện giờ mới kể về cuộc chinh phục Mặt trăng của Mỹ - Ảnh 1.

Chặng đường đặt chặn lên Mặt trăng của người Mỹ cũng đầy chông gai - Ảnh: QZ

Năm 1962, Tổng thống Mỹ đưa ra lời giải thích nổi tiếng về lý do tại sao NASA đặt mục tiêu chinh phục Mặt trăng:

"Chúng ta chọn bước lên Mặt trăng trong thập kỷ này và làm nhiều thứ khác không phải vì những nhiệm vụ này dễ, ngược lại, bởi vì chúng khó. Chúng ta căng buồm trên vùng biển mới này bởi vì có những kiến thức mới cần học, những quyền mới cần phải giành lấy, và chúng cần được giành lấy và sử dụng vì sự tiến bộ của con người".

Ngày nay chúng ta biết được đoạn kết: Người Mỹ quả thật đã lên được Mặt trăng, và điều này khiến việc nhìn lại các sứ mệnh Apollo thật dễ qua lăng kính màu hồng.

Nhưng thời điểm đó mọi thứ hết sức khó khăn: Khoảng 400.000 kỹ sư đã lao động miệt mài để giúp đưa vài phi hành gia lên Mặt trăng; Mỹ không chỉ tiêu tốn hàng tỉ USD mà còn hy sinh tính mạng của 3 phi hành gia; nhiều người Mỹ đã hoài nghi sứ mệnh Mặt trăng và công khai phản đối...

Thật ra, dù phát biểu hùng hồn như vậy, bản thân Tổng thống Kennedy không tin tưởng lắm vào sứ mệnh khám phá không gian.

Trong một cuộc họp Nhà Trắng năm 1962, vài tháng sau bài diễn văn Mặt trăng, Kennedy đã nói với lãnh đạo NASA Jim Webb rằng ông "không hứng thú với không gian" và khoản chi phí "thiên văn" của chương trình Mặt trăng "đã làm tan nát ngân sách của chúng ta".

Kennedy cũng thừa nhận động cơ chính của ông khi duy trì chương trình Mặt trăng là thuần chính trị: Giữa cao trào của Chiến tranh lạnh, lên Mặt trăng trước Liên Xô là một ưu tiên!

"Cái này - dù chúng ta có thích hay không - thì cũng là một cuộc đua căng thẳng" - vị Tổng thống trẻ tuổi của Mỹ kết luận.

Nhà sử học không gian Roger Launius có một khám phá thú vị về sức ảnh hưởng của truyền thông và văn hóa đại chúng lên thái độ của công chúng đối với thám hiểm vũ trụ.

Ví dụ, thăm dò xã hội cho thấy trong phần lớn giai đoạn 1989 - 1997, đa phần dân Mỹ ủng hộ các sứ mệnh không người lái sau khi chứng kiến vụ tai nạn tàu Challenger năm 1989, nhưng đến năm 1995 thì họ lại ngả sang ủng hộ đưa người lên vũ trụ. 

Một cách tình cờ đó cũng là năm bộ phim "Apollo 13" đầy xúc động ra rạp.

Các bộ phim khác như Armageddon (Ngày tận thế), Deep Impact (Thảm họa hủy diệt), và Contact (Sự thật che giấu) có thể đã giúp công chúng hứng thú hơn với sứ mệnh khám phá không gian có người lái cuối thập niên 1990 và đầu 2000.

Hiện tại, NASA đang nhìn về phía sao Hỏa, có thể các bộ phim như First Man (Bước chân đầu tiên), The Martian (Người về từ sao Hỏa) và Interstella (Hố đen tử thần)… sẽ giúp tranh thủ thêm sự ủng hộ quý báu của công chúng?

PHÚC LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thái Lan lại rúng động vì sư trụ trì biển thủ hơn 233 tỉ đồng để đánh bạc

Sáng 15-5, Thái Lan chấn động khi lại phát hiện một sư trụ trì 69 tuổi biển thủ hơn 300 triệu baht (hơn 233 tỉ đồng) từ tiền công đức của chùa để đánh bạc trực tuyến.

Thái Lan lại rúng động vì sư trụ trì biển thủ hơn 233 tỉ đồng để đánh bạc

Ông Putin chỉ trích phán quyết về vụ bắn rơi máy bay MH17 của ICAO

Ngày 14-5, ông Putin đã chỉ trích cuộc điều tra của Liên hợp quốc về vụ máy bay mang số hiệu MH17 của Malaysia Airlines bị bắn rơi trên bầu trời Ukraine hôm 17-7-2014, khiến toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

Ông Putin chỉ trích phán quyết về vụ bắn rơi máy bay MH17 của ICAO

Ông Zelensky và lãnh đạo các nước quyết đưa ông Putin đến bàn đàm phán

Trước thông tin danh sách tham gia đàm phán không có ông Putin, Tổng thống Zelensky và lãnh đạo các nước đã 'đồng thanh' kêu gọi ông xuất hiện, đồng thời khẳng định hòa bình không thể xây dựng từ khoảng cách.

Ông Zelensky và lãnh đạo các nước quyết đưa ông Putin đến bàn đàm phán

Phương Tây chỉ trích Nga gửi 'phái đoàn cấp thấp' đến đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ

Ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna nhận định việc ông Putin cử một phái đoàn cấp thấp tới Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán về cuộc chiến ở Ukraine '"giống như một cái tát vào mặt".

Phương Tây chỉ trích Nga gửi 'phái đoàn cấp thấp' đến đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ

Estonia: Chiến đấu cơ Su-35 của Nga vi phạm không phận NATO

Truyền thông Nga cho biết phía Nga đã điều chiếc Su-35 này đến Estonia để ngăn chặn việc bắt giữ một tàu chở dầu thuộc 'hạm đội bóng tối'.

Estonia: Chiến đấu cơ Su-35 của Nga vi phạm không phận NATO

Quân đội Indonesia tiêu diệt 18 tay súng ly khai trong chiến dịch tại Papua

Quân đội Indonesia thông báo đã giết chết 18 thành viên của nhóm vũ trang ly khai trong một chiến dịch ở vùng núi Papua, khu vực thường xuyên xảy ra xung đột giữa quân đội và lực lượng đòi độc lập.

Quân đội Indonesia tiêu diệt 18 tay súng ly khai trong chiến dịch tại Papua
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar