26/04/2019 15:20 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chuyên gia ngôn ngữ: NXB Giáo dục nên sửa lỗi sai dấu câu trong sách giáo khoa

THẢO THƯƠNG
THẢO THƯƠNG

TTO - Theo chuyên gia ngôn ngữ, cách đặt dấu câu trong sách giáo khoa lớp 1 của NXB Giáo Dục Việt Nam là không hợp lý, cần phải điều chỉnh.

Chuyên gia ngôn ngữ: NXB Giáo dục nên sửa lỗi sai dấu câu trong sách giáo khoa - Ảnh 1.

Vụ trí các dấu ":", "?", "!" bị phản ánh là sai trong sách - Ảnh: THẢO THƯƠNG

Trước câu trả lời "không phải lỗi sai dấu câu" của Nhà xuất bản (NXB) Giáo Dục Việt Nam khi phụ huynh phản ánh lỗi đặt trong bài tập đọc sách Tiếng Việt lớp 1 - dấu câu không được đặt liền ngay sau từ cuối cùng của nhóm từ hoặc câu trước đó, nhiều chuyên gia ngôn ngữ học phản ứng, không đồng tình.

PGS.TS Phạm Văn Tình - tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, nhận xét: "Trong văn bản in, nếu dấu câu không để liền với từ trước đó thì dấu câu sẽ nhảy, hoặc xuống dòng, hoặc sang trang. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cách diễn đạt".

Ông Tình cho rằng đây là vấn đề ông cho là không hợp lý, Việt Nam nên tham khảo và điều chỉnh: áp dụng dấu câu ngay liền sau từ trước nó, bởi trước đây là kỹ thuật in typo nhưng bây giờ đã in theo công nghệ mới.

GS.TS Nguyễn Đức Dân - chuyên gia ngôn ngữ học, cho biết "hoàn toàn không đồng ý" cách đặt dấu câu như NXB Giáo Dục đã dùng.

"NXB Giáo Dục Việt Nam và nhóm tác giả đâu được quyền thống nhất đặt ra 'luật lệ mới', đó là cách làm tùy tiện. Cách đặt dấu câu không căn cứ quy định chính tả của Ủy ban Khoa học xã hội đã quy định, đó là vượt quyền. Hơn nữa, quy định này làm người ta nhầm lẫn quy định của Viện Ngôn ngữ học" - ông Dân nói.

Trước đó, ông Nguyễn Văn Tùng - phó tổng biên tập NXB Giáo Dục Việt Nam, cho rằng vị trí đánh dấu câu trong văn bản đã nêu không phải lỗi sai dấu câu.

"Đây là quy định thống nhất của NXB Giáo Dục Việt Nam và các nhóm tác giả sách giáo khoa hiện hành được biên soạn từ năm 2002 đến nay. Cách đánh dấu câu đó cũng được Hội đồng quốc gia thẩm định đồng thuận, thông qua trong các vòng thẩm định sách giáo khoa hiện hành.

Sở dĩ có sự quy định như trên là do căn cứ vào đặc thù của tiếng Việt, trong đó có những chữ ghi nguyên âm có dấu phụ như ơ, ư, khi là âm kết thúc âm tiết cuối câu đi với các dấu câu có 2 ký tự (";", ":", "?", "!") nếu không để ý dễ bị dính giữa dấu câu và dấu phụ của âm tiết liền trước".

TTO - Phụ huynh phát hiện và bức xúc trước lỗi đặt sai dấu câu trong bài tập đọc sách Tiếng Việt lớp 1, tập 2, trang 142 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Bị cưỡng chế nhận lại bảo vệ, trường kêu cứu

Một quyết định cưỡng chế liên quan Trường tiểu học Pháo Đài 1 (Kiên Giang) là buộc nhà trường phải nhận lại nhân viên bảo vệ.

Bị cưỡng chế nhận lại bảo vệ, trường kêu cứu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar