03/11/2021 08:03 GMT+7

Chuyên gia mách mẹ 4 cách hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ

HOA VINH
HOA VINH

Cha mẹ nào có con nhỏ cũng đều trải qua cảm giác lo lắng khi trẻ bị bệnh đặc biệt là khi trẻ dưới 6 tuổi.

Chuyên gia mách mẹ 4 cách hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ - Ảnh 1.

Trẻ con ở độ tuổi này thường bị cảm sốt vài lần trong năm, có nguy cơ mắc các bệnh lý về tai, mũi, họng, gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa và các bệnh hô hấp thông thường.

Dù rằng cha mẹ vẫn luôn làm mọi cách để trẻ tránh xa các tác nhân gây bệnh nhưng một trong những cách hiệu quả giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ, ngăn ngừa bệnh tật chính là tăng cường hệ vi khuẩn đường ruột.

Hệ khuẩn đường ruột là gì?

70% hệ miễn dịch nằm ở đường ruột và cụ thể hơn, sức mạnh của hệ miễn dịch hay còn gọi là sức đề kháng nằm ở hệ vi khuẩn đường ruột. Hệ vi khuẩn đường ruột là tập hợp khoảng hơn 100 nghìn tỉ vi khuẩn hay vi sinh vật tồn tại trong đường ruột.

Ngoài một số hại khuẩn sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng hoặc bệnh đường ruột ở trẻ thì còn có rất nhiều lợi khuẩn, đóng vai trò hỗ trợ phát triển và điều hòa hệ miễn dịch, đồng thời hỗ trợ tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa.

Sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và khả năng miễn dịch của trẻ.

Các cách nuôi dưỡng hệ miễn dịch của trẻ

Một trong những điều tốt nhất mà cha mẹ có thể làm để giúp trẻ phát triển hệ miễn dịch từ những giai đoạn đầu đời chính là bảo vệ sức khỏe tiêu hóa của trẻ. Dưới đây là 5 cách đơn giản mà cha mẹ có thể thực hiện:

1. Hiểu về HMOs.

Một trong những lý do khiến sữa mẹ tốt nhất và giàu dinh dưỡng nhất chính là vì trong sữa mẹ có HMOs, là loại kháng thể tự nhiên và độc đáo, là đại dưỡng chất nhiều thứ ba trong sữa mẹ sau chất béo và carbohydrate.

HMO sẽ kích thích các lợi khuẩn phát triển, giúp phát triển hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa, là nền tảng để trẻ khỏe mạnh về thể chất.

Trong số hơn 200 loại HMO có trong sữa mẹ thì 2’-fucosyllactose (2’-FL) HMO là loại HMO phổ biến nhất. Các nghiên cứu chuyên sâu về 2’-FL HMO cho thấy loại HMO này có thể mang lại nhiều lợi ích về miễn dịch cho trẻ.

Tuy nhiên, việc tiết HMO phụ thuộc nhiều và chủng tộc, điều kiện địa lý cũng như gen của mẹ. Với những mẹ có gen tiết HMO thì sữa mẹ sẽ có thành phần 2’-FL HMO chiếm đa số. Đối với những mẹ có gen tiết HMO thấp thì trong thành phần sữa mẹ sẽ có 3-fucosyllactose (3-FL) nổi trội nhằm đảm bảo trẻ nhận được sự hỗ trợ tối ưu từ sữa mẹ.

Similac của Abbott là sữa công thức đầu tiên có bổ sung 5 HMOs bao gồm cả 2’-FL HMO và 3-FL HMO, đánh dấu một bước đột phá khi giúp sữa công thức tiến gần hơn đến tiêu chuẩn vàng của sữa mẹ. Đây được xem là một trong những phát kiến và đổi mới quan trọng của lĩnh vực dinh dưỡng nhi nhằm giúp trẻ em có được nền tảng dinh dưỡng tốt nhất để phát triển ngay từ giai đoạn đầu đời.

Chuyên gia mách mẹ 4 cách hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ - Ảnh 2.

2. Lựa chọn nhiều trái cây và rau xanh cho trẻ.

Trái cây và rau xanh chứa nhiều chất xơ cũng là thực phẩm quan trọng mà cha mẹ nên bổ sung vào bữa ăn hằng ngày cho trẻ. Cụ thể là chuối, dâu và măng tây rất giàu chất xơ, giúp thúc đẩy các lợi khuẩn đường ruột phát triển, hỗ trợ đề kháng, chống táo bón.

Chuyên gia mách mẹ 4 cách hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ - Ảnh 3.

Trong công thức Similac cải tiến có thành phần Bifidobacterium Lactis BB-12® (BB-12®), là chủng lợi khuẩn phổ biến, cần thiết cho sức khỏe của bé, hỗ trợ miễn dịch, các vấn đề về sức khỏe tiêu hóa cùng nhiều lợi ích sức khỏe khác.

3. Cho trẻ chơi đùa ngoài trời.

Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ chơi đùa ngoài trời và khám phá thế giới xung quanh vì đó là cơ hội để trẻ phát triển toàn diện. Cha mẹ cần lưu ý giúp con rửa tay sạch sẽ trước khi ăn để hạn chế vi khuẩn xâm nhập qua đường hô hấp và thức ăn, có thể khiến trẻ bệnh.

4. Vận động nhiều hơn.

Theo nghiên cứu khoa học về tác dụng của vận động đối với lợi khuẩn đường ruột thì vận động sẽ giúp đa dạng vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa. Mỗi ngày, cha mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ chạy nhảy, tham gia các hoạt động thể chất trong nhà và ngoài trời và bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng.

Hệ tiêu hóa của trẻ không ngừng phát triển kể từ khi trẻ chào đời và những năm đầu đời rất quan trọng để trẻ gia tăng các lợi khuẩn đường ruột, giúp hỗ trợ miễn dịch tốt hơn. Bằng 4 bước đơn giản trên, cha mẹ hoàn toàn có thể an tâm xây dựng hệ miễn dịch cho con thông qua một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, là nền tảng cho sự phát triển và sức khỏe trọn đời của trẻ.

HOA VINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bé gái 2 tháng tuổi mắc bệnh teo đại tràng bẩm sinh hiếm gặp

Một bé gái 2 tháng tuổi, bụng thường bị căng trướng, không đi tiêu nhiều ngày, nôn ói. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ thăm khám phát hiện bé bị teo đại tràng bẩm sinh hiếm gặp.

Bé gái 2 tháng tuổi mắc bệnh teo đại tràng bẩm sinh hiếm gặp

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

'Phép màu' của cặp vợ chồng hai lần mất con vì cùng mang gene bệnh thalassemia

Cùng mang gene bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh thể lặn), cặp vợ chồng ở Hòa Bình đã hai lần mất con vì 'tiên lượng xấu'.

'Phép màu' của cặp vợ chồng hai lần mất con vì cùng mang gene bệnh thalassemia

Trẻ sơ sinh tím tái, thở yếu, người nhà tố kíp trực ca sinh tắc trách

Bác sĩ khoa sản tại Bệnh viện Đa khoa Đông Hưng (Thái Bình) bị tố tắc trách khiến một trẻ sơ sinh nguy hiểm tính mạng.

Trẻ sơ sinh tím tái, thở yếu, người nhà tố kíp trực ca sinh tắc trách

Cứu thai nhi tràn dịch màng phổi từ trong bụng mẹ

Lần đầu tiên các bác sĩ thành công đặt shunt dẫn lưu màng phổi cho thai nhi 30 tuần tuổi, hút dịch phổi cho thai nhi từ bụng mẹ.

Cứu thai nhi tràn dịch màng phổi từ trong bụng mẹ

Bệnh lý di truyền đơn gene, nguyên nhân khiến nhiều cha mẹ mất con

Mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 trẻ dị tật bẩm sinh chào đời, đáng chú ý là tới 80% số trẻ em mắc rối loạn di truyền được sinh ra bởi cha mẹ khỏe mạnh.

Bệnh lý di truyền đơn gene, nguyên nhân khiến nhiều cha mẹ mất con
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar