26/05/2021 17:17 GMT+7

Chuyên gia đề nghị: Cần nhanh chóng tiêm vắc xin cho 70% dân số để đạt miễn dịch cộng đồng

N.AN
N.AN

TTO - Nhiều chuyên gia khuyến nghị Chính phủ cần sớm hiện thực hóa chủ trương tiêm vắc xin diện rộng cho các đối tượng ưu tiên và nhân dân nhằm sớm tạo miễn dịch cộng đồng, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế, duy trì chuỗi cung ứng sản xuất.

Chuyên gia đề nghị: Cần nhanh chóng tiêm vắc xin cho 70% dân số để đạt miễn dịch cộng đồng - Ảnh 1.

Các chuyên gia trong tọa đàm kiến nghị đẩy mạnh chiến lược vắc xin để tạo miễn dịch cộng đồng - Ảnh: VGP

Tọa đàm "Những chiến lược mới trong chống dịch và phát triển kinh tế" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 26-5 trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, tác động đến phát triển kinh tế và thực hiện mục tiêu kép.

Nêu ra những thách thức, ông Nguyễn Sỹ Dũng - nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - cho rằng Chính phủ nhiệm kỳ mới đã thừa kế thành tựu chống COVID-19, nhưng thực tế hiện nay có không ít khó khăn, đặc biệt trong việc tạo ra miễn dịch cộng đồng.

Ông Dũng đề nghị cần có chương trình tiêm chủng đạt hiệu quả, càng nhanh càng tốt, "70% dân số được tiêm chủng thì mới đạt được miễn dịch cộng đồng", nếu không có thể ảnh hưởng đến việc thu hút làn sóng FDI vốn đang có xu hướng chuyển dịch sang Việt Nam, gây đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất.

Đồng tình, ông Lưu Bình Nhưỡng - phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội - cũng nêu vấn đề cần đảm bảo nhịp điệu tăng trưởng, vì nếu đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất kinh doanh thì các chỉ tiêu kinh tế không thể đạt được khi dịch đang tấn công trực diện vào các khu công nghiệp.

"Từ các cuộc làm việc của Thủ tướng, chúng tôi thấy rằng lo lắng lớn nhất là không giữ được mức tăng trưởng, đình trệ hệ thống sản xuất ở các khu công nghiệp. Do đó phải cách ly, phong tỏa thế nào để đảm bảo đời sống diễn ra ở mức độ phù hợp mà không bị xáo trộn" - ông Nhưỡng nhấn mạnh.

Theo đó, ông Nhưỡng khuyến nghị cần coi công nhân là đối tượng ưu tiên được tiêm phòng COVID-19, kiến nghị Thủ tướng ưu tiên vấn đề này để bảo vệ lực lượng lao động sản xuất.

Ông Vũ Tiến Lộc - chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) - cho rằng tác động của dịch COVID-19 khiến quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế khó khăn hơn, việc duy trì phát triển kinh tế xã hội, lo sinh kế cho người dân là vấn đề quan trọng, đòi hỏi sự vào cuộc, đồng tâm của cả hệ thống chính trị với biện pháp linh hoạt, đồng bộ.

"Doanh nghiệp cũng cần có biện pháp chống chịu tốt hơn, chủ động tích cực và tăng cường khả năng thích ứng, sống chung với dịch trong giai đoạn tới. Chủ động tấn công đảm bảo hài hòa với phòng vệ là chiến lược cần thiết không thể có sự lựa chọn thích hợp hơn" - ông Lộc nêu quan điểm.

Ông Lê Thanh Vân - đại biểu Quốc hội khóa XIV - cho rằng phải đánh giá khả năng kiểm soát dịch bệnh, tình hình dịch, thay đổi chiến thuật, không thể "bao vây, cô lập và tìm diệt", nên cần chủ động và hài hòa với tấn công, tức chuyển từ bao vây, truy vết sang chiến lược miễn dịch cộng đồng.

Do đó, ông Vân đề nghị nên thay đổi biện pháp cách ly, có thể cách ly tại chỗ nhiều hơn bên cạnh việc tiêm vắc xin, duy trì liên tục 5K và nâng cao tính kỷ luật, kỷ cương trong phòng chống dịch, kết hợp y học dân tộc và y học hiện đại.

Chính phủ tỏ rõ tính chất kỹ trị

Đánh giá những hoạt động của Chính phủ, ông Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng "Chính phủ càng ngày tỏ rõ là chính phủ kỹ trị", thể hiện rõ hơn sự hành động, nói ít làm nhiều.

"Việc đẩy mạnh cải cách thể chế là nền tảng cũng được Chính phủ chú trọng, với mô hình thể chế coi trọng vai trò dẫn dắt Nhà nước trong việc thúc đẩy phát triển. Chính phủ cũng tập trung phân cấp phân quyền, rõ trách nhiệm gắn với khuyến khích khen thưởng ngay là rất kịp thời, tạo động lực tốt. Đó là những nét mới của Chính phủ" - ông Dũng đánh giá.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ưu tiên vắc xin cho Bắc Giang, Bắc Ninh

TTO - Dịch bệnh COVID-19 tại Bắc Ninh, Bắc Giang vẫn diễn biến phức tạp, các ca nhiễm có thể còn tăng lên trong các khu vực đang được kiểm soát; nguy cơ lây nhiễm từ các khu vực đang được khoanh vùng ra ngoài cũng rất cao.

N.AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc đáp trả EU, hạn chế hợp đồng mua sắm thiết bị y tế

Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế đối với các hợp đồng mua sắm thiết bị y tế có giá trị trên 45 triệu NDT (6,3 triệu USD) từ Liên minh châu Âu (EU).

Trung Quốc đáp trả EU, hạn chế hợp đồng mua sắm thiết bị y tế

Rộ tình trạng giả mạo fanpage khách sạn để lừa đảo, có cả con dấu của Sở Du lịch

Gần đây nhiều du khách bị các đối tượng lập fanpage homestay, khách sạn tại tỉnh Đắk Lắk mới để lừa đặt cọc tiền phòng rồi chiếm đoạt.

Rộ tình trạng giả mạo fanpage khách sạn để lừa đảo, có cả con dấu của Sở Du lịch

Địa phương nào sẽ quản công ty xổ số có quy mô lớn nhất?

Từ nay đến hết năm, các tỉnh được sáp nhập về sẽ bàn giao nguyên trạng công ty xổ số cho UBND tỉnh mới. Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn hoạt động cũng như lịch biểu phát hành từ năm 2026.

Địa phương nào sẽ quản công ty xổ số có quy mô lớn nhất?

Giá hồ tiêu Việt Nam 'phân hóa' với quốc tế

Giá hồ tiêu nội địa đang duy trì ổn định như hai ngày trước đó với mức giao dịch phổ biến 139.000-144.000 đồng/kg. Ở chiều ngược lại, giá tiêu thế giới tăng, giảm trái chiều.

Giá hồ tiêu Việt Nam 'phân hóa' với quốc tế

Pallet từ phế phẩm nông nghiệp vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Phiên bản nâng cấp của các tấm pallet carbon âm tính "Made in Vietnam" vừa được thí điểm trong hệ thống kho tự động của các nhãn hàng đa quốc gia, dần thay thế pallet truyền thống.

Pallet từ phế phẩm nông nghiệp vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Quảng Ngãi vươn lên dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2025

Quảng Ngãi là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước trong 6 tháng đầu năm 2025, với GRDP tăng tới 11,51%. Riêng theo địa giới cũ (trước hợp nhất Quảng Ngãi - Kon Tum), mức tăng thậm chí lên đến 12,4%.

Quảng Ngãi vươn lên dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar