23/07/2021 11:10 GMT+7

Chuyên gia đề nghị 3 biện pháp giảm tải bệnh nhân COVID-19 cho bệnh viện TP.HCM

BS TRẦN SĨ TUẤN
BS TRẦN SĨ TUẤN

TTO - Các bệnh viện tại TP.HCM đang căng sức điều trị cho bệnh nhân COVID-19, Bình Dương cũng đang chuẩn bị đến ngưỡng quá tải... Làm sao để giảm tải cho bệnh viện, bệnh viện có thời gian điều trị bệnh nhân nặng?

Dịch COVID-19 đang ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, số lượng F0 ngày càng tăng, mỗi ngày TP.HCM ghi nhận trên 2.000 ca và đang tiếp tục tăng, chưa có điểm dừng.

Các bệnh viện đã bắt đầu quá tải, TP.HCM đã tính đến phương án những F0 không triệu chứng sẽ cách ly theo dõi tại nhà. Quả thực tôi rất băn khoăn lo lắng.

Qua thực tế theo dõi và điều trị những ca F0 tại bệnh viện, các thầy thuốc nhận thấy có khoảng 5% không triệu chứng giả. Những trường hợp này phổi vẫn âm thầm bị tổn thương và chỉ trong thời gian ngắn đã phải thở máy, ECMO...

Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, bệnh nhân khó có cơ hội được cứu sống. Cách ly F0 tại nhà nếu bệnh nhân diễn biến nặng, bất ngờ thì ta có xử trí kịp thời không, từ xe cứu thương, êkip bác sĩ, nhân viên y tế và trang thiết bị cấp cứu đi kèm?

Số lượng bệnh nhân diễn biến nặng từ nhóm cách ly tại nhà nhiều, chúng ta có đủ lượng xe cứu thương để ngay lập tức có mặt kịp thời không là một thách thức rất lớn. TP.HCM đường ngang ngõ tắt nhiều, xe cứu thương không vào được, chưa kể đến số nhà, tên đường tìm rất khó.

Bác sĩ có nhận biết và tiên lượng được diễn biến nặng của bệnh nhân không khi không trực tiếp thăm khám? Liệu có được bác sĩ tư vấn kịp thời không khi sẽ có hàng chục nghìn F0 được cách ly tại nhà và cần được tư vấn kịp thời, thường xuyên?

Khi cách ly F0 tại nhà, tất cả những tình huống trên phải được đặt ra. Chỉ khi nào bệnh nhân diễn biến nặng, bất ngờ mà ta đưa đến bệnh viện nhanh nhất để kịp thời cấp cứu thì ta mới thực hiện phương án này.

Những trường hợp F0 không triệu chứng theo dõi ở bệnh viện hiện nay được đo oxy máu ngày 2 lần, bác sĩ thăm khám trực tiếp và khi phát hiện bất thường được nhanh chóng chuyển vào ICU để cấp cứu. Chính điều này giúp Việt Nam có tỉ lệ tử vong thấp hơn so với các nước khác.

Cách ly F0 tại nhà không phải là mới. Ví dụ như Hoa kỳ thời điểm mỗi ngày hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn ca nhiễm, y tế quá tải người ta cũng để F0 không triệu chứng hoặc nhẹ tại nhà. Nhưng ở Hoa Kỳ khác Việt Nam là nhà thông thoáng rất dễ tìm. Hệ thống bác sĩ gia đình rất tốt, mỗi người dân đều có bác sĩ theo dõi sức khỏe, được tư vấn và hướng dẫn thường xuyên.

Dù như vậy nhưng thực tế thì có rất nhiều bệnh nhân đã tử vong tại nhà vì không được cấp cứu kịp thời. Thời điểm bệnh viện ở Hoa Kỳ quá tải, tỉ lệ tử vong rất cao, khoảng 2-5% số ca tử vong trên số ca nhiễm, có ngày cao điểm lên đến 7%.

Việt Nam vốn là điểm sáng trên thế giới về khống chế dịch thành công và tỉ lệ tử vong rất thấp so với các nước có nền y học hàng đầu thế giới (tỉ lệ tử vong chung cả nước dưới 0,5%). Để khống chế dịch thành công, cả đất nước ta là một khối thống nhất đồng sức, đồng lòng dập dịch.

Chúng ta đã thần tốc truy vết khoanh vùng, xét nghiệm, cách ly, dập dịch tốt hơn các nước khác. Vì dập dịch tốt nên số lượng người nhiễm ít, y tế không bị quá tải nên tất cả F0 đều được nhập viện theo dõi và điều trị kịp thời. Chính điều này giúp tỉ lệ tử vong ở Việt Nam thấp hơn các nước có nền y học hàng đầu thế giới, chứ không phải bác sĩ ta giỏi hơn và càng không phải máy móc, trang thiết bị của ta hiện đại hơn họ .

Trước tình hình TP.HCM diễn biến dịch rất phức tạp với trên dưới 30.000 ca nhiễm cho đến nay và con số này tiếp tục gia tăng trong những ngày tới, bệnh viện quá tải, bác sĩ và nhân viên y tế kiệt sức. Vậy để giảm tải cho bệnh viện, theo tôi có 3 giải pháp:

- Hiện tại chúng ta đã cho F1 cách ly tập trung tại nhà, khu cách ly tập trung đã trống chỗ. Ta nên đưa tất cả các F0 không triệu chứng vào đây để theo dõi, khi phát hiện diễn biến bất thường, trở nặng thì khẩn trương đưa vào bệnh viện cấp cứu và điều trị.

- Khẩn trương xây dựng bệnh viện dã chiến tại khu vực lân cận TP.HCM để chia lửa với TP.HCM (điều trị cho bệnh nhân cả TP.HCM và ở tỉnh). Lực lượng y tế chi viện cho TP.HCM sẽ vào các bệnh viện này. Tránh tập trung quá đông vào tâm dịch với rất nhiều bất cập.

- Giảm thời gian nằm viện điều trị của bệnh nhân COVID-19 (điểm này Bộ Y tế mới thay đổi).

Hy vọng với 3 giải pháp trên sẽ giúp giảm tải bệnh viện, cấp cứu và điều trị kịp thời cho tất cả các F0 và cũng an toàn cho cộng đồng.

Sáng 18-7, thêm 2.454 ca mắc COVID-19 mới, 1.756 ở TP.HCM, cả nước vượt 50.000 ca

TTO - Sáng nay 18-7, Bộ Y tế cho biết đã ghi nhận thêm 2.454 ca mắc COVID-19 mới, 1.756 trong đó ở TP.HCM. Đáng chú ý số mắc cả nước từ đầu vụ dịch đã vượt 50.000 ca. Thủ tướng vừa ký quyết định giãn cách liên vùng với 19 tỉnh thành.

BS TRẦN SĨ TUẤN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 24-5: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025

Tin tức đáng chú ý: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025; Quốc hội bàn Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội; Mức độ phơi nhiễm khói thuốc lá ở địa điểm công cộng cao...

Tin tức sáng 24-5: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’: Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh câu chữ

Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh nội dung văn bản có từ ‘không có dấu hiệu hình sự’ thành ‘chưa phát hiện sai phạm phải chuyển cơ quan điều tra’.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’: Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh câu chữ

Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung khẩu trang, bộ xét nghiệm nhanh COVID-19

Chính phủ Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung khẩu trang, bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 và nước rửa tay sát khuẩn, đồng thời cảnh báo các nhà cung cấp không nên tăng giá và tích trữ sản phẩm.

Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung khẩu trang, bộ xét nghiệm nhanh COVID-19

Bộ Y tế đề nghị tiếp tục làm rõ vi phạm tại công ty mỹ phẩm liên quan đến chồng Đoàn Di Băng

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) yêu cầu Sở Y tế tỉnh Đồng Nai tiếp tục làm rõ các vi phạm tại công ty mỹ phẩm liên quan đến chồng Đoàn Di Băng.

Bộ Y tế đề nghị tiếp tục làm rõ vi phạm tại công ty mỹ phẩm liên quan đến chồng Đoàn Di Băng

Đang rà soát ‘quảng cáo lố’ sản phẩm giảm cân của Ngân 98

Ngày 23-5, ông Chu Quốc Thịnh, phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho hay đơn vị này đang rà soát nội dung quảng cáo nghi ngờ có vi phạm của Ngân 98 khi giới thiệu sản phẩm giảm cân.

Đang rà soát ‘quảng cáo lố’ sản phẩm giảm cân của Ngân 98

Bị đâm thủng bụng phải vào nằm viện lại tiếp tục bị hành hung

Đang nằm viện vì bị đâm thủng bụng, anh P. tiếp tục bị một người đàn ông hành hung.

Bị đâm thủng bụng phải vào nằm viện lại tiếp tục bị hành hung
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar