04/11/2016 08:48 GMT+7

​Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Donald Trump thua?

MINH TRUNG
MINH TRUNG

TTO - Cuộc bầu cử Mỹ năm nay chắc chắn thuộc về Donald Trump cho dù ông ấy có thua. Mà thật ra, đặc biệt là nếu ông ấy thua!

Ứng viên Donald Trump trong cuộc vận động tại TP Selma, bang North Carolina tối 3-11 - Ảnh: Reuters

"Cuộc bầu cử Mỹ năm nay chắc chắn thuộc về Donald Trump cho dù ông ấy có thua. Mà thật ra, đặc biệt là nếu ông ấy thua!". Đó là nhận định của nhà báo Mark Mardell, nhà quan sát đầy kinh nghiệm của chương trình “Thế giới trong tuần” trên Đài BBC radio 4. Ông Mardell gọi chiến dịch tranh cử Mỹ là nền dân chủ “ở trạng thái hừng hực nhất và cũng… đáng xấu hổ nhất”.

Cảnh báo hỗn loạn

Lý do cho nhận định của nhà báo Mardell rất đơn giản: những tác động/ảnh hưởng Trump đã gieo rắc sẽ không biến mất cho dù ông ấy có thất bại. Donald Trump gây sửng sốt cho thế giới không phải vì bản thân quá phi thường, cái chính là ông ấy đại diện cho tinh thần của một bộ phận đông đảo dân chúng Mỹ.

Câu ngạn ngữ “thắng một lá phiếu cũng là thắng” thật ra chỉ đúng một phần. Trận chiến có thắng có thua nhưng chiến tranh sẽ tiếp tục trong nhiều năm. Tại Anh, câu nói “Brexit là Brexit” được dùng để khuyến khích phe thân Liên minh châu Âu (EU) chấp nhận thất bại, nhưng người Mỹ với cơn giận trong đầu sẽ không cam chịu im lặng.

Nếu ông Trump thua, ông ấy có thể tiếp tục phản đối, dùng đến chiêu bài pháp lý hoặc đưa ra những cảnh báo “rùng rợn”.

Trong lịch sử nước Mỹ từng có một số nhân vật có sức ảnh hưởng như ông Trump xuất hiện. George Wallace là một ví dụ. Ông này tranh cử trong tư cách ứng viên độc lập năm 1968 với quan điểm bảo vệ sự phân biệt chủng tộc da trắng - da đen và chính sách kinh tế ưu đãi tầng lớp công nhân da trắng.

Wallace từng có câu nói “bất hủ”: “Có một sức mạnh phản ứng mạnh mẽ ở quốc gia này chống lại chính quyền lớn. Nếu các chính trị gia đứng ra cản trở, rất nhiều người trong số họ sẽ bị tông xe trên đường bởi một anh công nhân nhà máy dệt hoặc nhà máy thép!”.

Wallace đã thua nhưng những người ủng hộ ông ấy vẫn còn đó. Các công nhân nhà máy tiếp tục nhìn điều kiện sống và địa vị xã hội của họ đi xuống. Dư âm của sự bất mãn này tiếp tục kéo dài.

Nói ngắn gọn, dù ông Trump có biến mất trong nhục nhã sau ngày 8-11, di sản ông ấy để lại đủ sức biến đổi cả nền chính trị Mỹ.

Khó cho bà Hillary

Sau ngày ông Barack Obama được bầu làm tổng thống, "Tea Party" (Đảng Trà) gây dựng một phong trào lôi kéo những người bất mãn về chính sách thuế, giải cứu ngân hàng, mô hình chính quyền lớn… Ông Trump ngày nay đặt những vấn đề này là trọng tâm của Đảng Cộng hòa, đổ lỗi cho tự do thương mại toàn cầu, dân nhập cư tràn lan là nguyên nhân gây bất an cho người da trắng.

Mà không chỉ giới công nhân, nhiều người Mỹ thuộc tầng lớp trung lưu có thu nhập tương đối cũng phải oằn mình gánh món nợ học phí, hóa đơn y tế khổng lồ suốt đời. Thử tưởng tượng những người này sẽ cảm thấy ra sao khi nghe chính phủ dùng tiền thuế để giúp đỡ dân nhập cư bất hợp pháp giữa lúc chính họ phải vật lộn với cuộc sống? Mục tiêu của ông Trump chính là đối tượng cử tri này.

Thử đặt trường hợp bà Clinton thắng cử, lúc đó chưa chắc chỉ có mỗi áp lực từ những người ủng hộ Donald Trump. Những đồng minh cánh tả của bà Clinton cũng có thể là mối nguy. Cử tri ủng hộ ông Bernie Sander (đối thủ cũ của bà Clinton) chẳng hạn, họ có thể ghét Trump, nhưng họ tán đồng hành động tấn công nền móng chính trị cũ, người giàu có và quyền lực của ông này.

Một số khác không muốn Mỹ can thiệp quá sâu vào Trung Đông, căng thẳng quá với Nga… Vượt qua những thứ đó, bà Clinton vẫn còn phải chịu cái biển hiệu “bà ấy chiến thắng chỉ vì không phải là Trump” gắn bên ngoài Nhà Trắng.

Có thể gọi ông Trump là một người Mỹ điển hình, một tay con buôn dầu rắn chính hiệu. Chuyện kể ngày xưa ở miền Viễn Tây hoang dã, nhiều anh chị cao bồi đau ốm mua dầu rắn bán trên những chiếc xe ngựa nay đây mai đó. Dầu rắn được quảng cáo là thần dược trị bá bệnh nhưng thực chất nó chẳng có tác dụng gì. Nhưng sau khi con bệnh đã xài mọi thứ thuốc, tại sao lại không thử? Rủi ro là gì? Chính trị cũng tương tự.

Về phần Đảng Cộng hòa, khi ông Trump càng tiến lên, họ càng mắc kẹt trong thế tiến thoái lưỡng nan. Sớm hay muộn họ cũng phải đưa ra lựa chọn dứt khoát (kể cả phải quyết liệt chống toàn cầu hóa, tự do thương mại…). Nếu không làm vậy, dù hệ thống lưỡng đảng của Mỹ khá bền vững nhưng rủi ro một phong trào phản đối bùng nổ là có thật và ai biết nó sẽ dẫn đến điều gì.

MINH TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tư lệnh Thái Lan: Bangkok chưa bao giờ đóng các cửa khẩu biên giới với Campuchia

Tư lệnh Thái Lan khẳng định không đóng cửa khẩu với Campuchia, chỉ điều chỉnh giờ hoạt động vì lý do thực tế.

Tư lệnh Thái Lan: Bangkok chưa bao giờ đóng các cửa khẩu biên giới với Campuchia

1 năm vụ ám sát hụt ông Trump: Hé lộ những thiếu sót suýt chết người

Vụ ám sát hụt giúp ông Trump tăng ủng hộ, dấy lên thuyết âm mưu dàn dựng do lộ nhiều sơ hở an ninh sau đó.

1 năm vụ ám sát hụt ông Trump: Hé lộ những thiếu sót suýt chết người

Thủ tướng Malaysia nói đùa muốn giữ hộ chiếu của ngoại trưởng Mỹ để ông ở lại lâu hơn

Câu đùa của ông Ibrahim với Ngoại trưởng Mỹ Rubio về thời gian ông ở châu Á cho thấy tâm trạng bất an vì chính sách thuế quan của Mỹ.

Thủ tướng Malaysia nói đùa muốn giữ hộ chiếu
 của ngoại trưởng Mỹ để ông ở lại lâu hơn

EU, Mexico chật vật trước thuế mới của ông Trump

Tuyên bố áp thuế 30% đối với hàng hóa từ EU và Mexico của ông Trump buộc họ phải chạy nước rút để xoay chuyển tình thế trước 1-8.

EU, Mexico chật vật trước thuế mới của ông Trump

Ông Trump bảo vệ Bộ Tư pháp giữa chỉ trích liên quan tỉ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

Ông Trump kêu gọi bỏ qua vụ việc ông Epstein khi Bộ Tư pháp bị chỉ trích vì cách xử lý các giả thuyết xung quanh cái chết của tỉ phú này.

Ông Trump bảo vệ Bộ Tư pháp giữa chỉ trích liên quan tỉ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

Mỹ cần tiếp cận đa phương với ASEAN

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định các biện pháp thuế quan không đồng nghĩa Mỹ quay lưng với ASEAN. Cụ thể ra sao?

Mỹ cần tiếp cận đa phương với ASEAN
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar