07/01/2021 01:10 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chuyện gì sắp diễn ra tại Quốc hội Mỹ?

BẢO ANH
BẢO ANH

TTO - Đã có nghị sĩ từ cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ nhất trí phản đối phiếu đại cử tri tại bang Arizona trong phiên kiểm phiếu đại cử tri trưa 6-1. Như vậy đây sẽ là lần thứ ba việc này xảy ra kể từ Đạo luật kiểm phiếu đại cử tri năm 1887.

Chuyện gì sắp diễn ra tại Quốc hội Mỹ? - Ảnh 1.

Những người ủng hộ ông Trump treo cờ trước tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington ngày 6-1 - Ảnh: REUTERS

Nước Mỹ đã bước sang ngày 6-1 và có lẽ tin tức mà người dân xứ cờ hoa đang quan tâm nhất lúc này là tình hình xác nhận kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 tại phiên họp chung của Quốc hội Mỹ.

Tạm tóm tắt các diễn biến theo những bước sau tính từ lúc đại cử tri bỏ phiếu:

Bước 1: Hôm 14-12-2020, các thành viên đại cử tri đoàn đã bỏ phiếu bầu ra tổng thống Mỹ dựa trên kết quả phiếu phổ thông ở 50 bang của họ và quận Columbia. Một số báo đài Mỹ như Đài CNN cho rằng ông Joe Biden giành được 306 phiếu đại cử tri và ông Donald Trump giành được 232 phiếu đại cử tri.

Bước 2: Tuy nhiên, về nguyên tắc, phải đến ngày 6-1-2021 khi việc kiểm phiếu đại cử tri tại Quốc hội Mỹ hoàn tất, kết quả trên mới được xem là chính thức.

Hạ viện Mỹ và Thượng viện Mỹ tổ chức phiên họp chung lúc 13h ngày 6-1 (giờ Mỹ, tức 1h sáng 7-1, theo giờ Việt Nam) để làm việc này. Chủ tịch Thượng viện liên bang Mỹ, mà hiện nay là Phó tổng thống Mike Pence, là người chủ trì phiên họp.

Bước 3: Ông Mike Pence mở các lá phiếu đại cử tri đã được các bang gửi về theo thứ tự bảng chữ cái và trao cho một trong 4 người kiểm phiếu (teller) là các đại diện từ cả hai đảng tại Hạ viện và Thượng viện Mỹ.

Bước 4: Các đại diện này lần lượt đọc to kết quả từ mỗi bang và kiểm đếm chính thức bao nhiêu phiếu đã bầu cho cặp Donald Trump - Mike Pence và cặp Joe Biden - Kamala Harris.

Chuyện gì sắp diễn ra tại Quốc hội Mỹ? - Ảnh 2.

Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Joe Manchin đến dự cuộc họp chiều 6-1. Ông là một trong nhóm thành viên ký tuyên bố chung hôm 3-1 kêu gọi Quốc hội thông qua kết quả kiểm phiếu để bảo vệ Hiến pháp và nền dân chủ Mỹ - Ảnh: REUTERS

Bước 5: Sau khi một đại diện đọc kết quả xác nhận của một bang, bất kỳ thành viên nào tại Hạ viện và Thượng Mỹ đều có thể đứng lên và phản đối phiếu đại cử tri của bang đó. Để sự phản đối được chấp thuận, ý kiến phải có văn bản và có chữ ký của ít nhất 1 Hạ nghị sĩ và ít nhất 1 thượng nghị sĩ. Nếu không có ý kiến phản đối chính thức, phiên kiểm phiếu tiếp tục diễn ra cho đến hoàn tất.

Bước 6: Nếu có sự phản đối như trên, phiên kiểm phiếu đại cử tri tạm ngưng. Hạ viện Mỹ và Thượng viện Mỹ sẽ bước vào các phiên họp riêng của họ để tranh luận vấn đề trong 2 giờ và sau đó bỏ phiếu.

Nếu cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ bỏ phiếu và đa số đồng ý, lá phiếu đại cử tri của bang bị phản đối sẽ bị bỏ. Ngược lại, lá phiếu đại cử tri ban đầu vẫn được tính mà không có sự thay đổi.

Bước 7: Bỏ phiếu về ý kiến phản đối xong, phiên họp chung của Quốc hội Mỹ sẽ được nối lại và tiếp tục kiểm phiếu đại cử tri. Quá trình trên sẽ lặp lại cứ mỗi lần có ý kiến phản đối được chấp nhận.

Bước 8: Người chủ trì (Phó tổng thống đương nhiệm) thông báo kết quả. Ứng viên tổng thống nào giành được ít nhất 270/538 phiếu đại cử tri sẽ chính thức trở thành tổng thống.

Từng có lần nào thách thức phiếu đại cử tri chưa?

Có. Lần gần nhất diễn ra vào năm 2005, khi dân biểu Đảng Dân chủ Stephanie Tubbs Jones của bang Ohio và thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Barbara Boxer của bang California phản đối phiếu đại cử tri của bang Ohio.

Họ tuyên bố đã xảy ra những điểm bất thường trong bầu cử. Sau đó, cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ tranh luận về ý kiến phản đối và đã bỏ phiếu bác bỏ.

Chuyện gì sắp diễn ra tại Quốc hội Mỹ? - Ảnh 3.

Nữ dân biểu Đảng Dân chủ Maxine Waters của bang California phản đối trong phiên họp chung kiểm phiếu đại cử tri ở Washington D.C vào ngày 6-1-2017 sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Tuy nhiên, lúc đó không có thượng nghị sĩ Mỹ phản đối, và ông Trump chính thức trở thành tổng thống sau đó - Ảnh: AP

Kể từ khi Đạo luật kiểm phiếu đại cử tri (Electoral Count Act) được thông qua năm 1887, vụ việc năm 2005 mới chỉ là lần thứ hai nghị sĩ từ cả lưỡng viện nhất trí phản đối phiếu đại cử tri tại một bang, sau tranh cãi về đại cử tri ở bang North Carolina hồi năm 1969.

Ai dự kiến phản đối?

Hơn 100 dân biểu và khoảng chục thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa (do thượng nghị sĩ Ted Cruz dẫn đầu) cho biết sẽ thách thức phiếu đại cử tri của ít nhất một trong các bang chiến trường ngày 6-1.

Có tin các dân biểu Đảng Cộng hòa sẽ ký vào văn bản phản đối phiếu đại cử tri ở 6 bang chiến trường gồm Arizona, Georgia, Nevada, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence (chủ tịch Thượng viện) được đánh giá đang rơi vào thế khó xử. Văn phòng của ông Pence nói rằng ông "chia sẻ mối lo ngại của hàng triệu người Mỹ về gian lận và những điểm bất thường trong cuộc bầu cử vừa qua".

Mặc dù ông Trump viết trên Twitter rằng ông Pence "có quyền bác bỏ các đại cử tri đã được chọn ra một cách gian lận", Hiến pháp Mỹ lại không cấp cho Phó tổng thống quyền nào như vậy. Hạ viện và Thượng viện Mỹ mới có thể lên tiếng phản đối.

Nhà sử học Mỹ Michael Beschloss đánh giá vai trò của ông Pence "hoàn toàn là người thông báo, không phải người quyết định".

Thượng nghị sĩ James Lankford của Oklahoma là một trong 12 TNS đảng Cộng hòa từng tuyên bố sẽ phản đối kết quả kiểm phiếu tại cuộc họp ở Quốc hội trưa 6-1.

Nhưng có thông tin ông vừa gửi email đến những người ủng hộ mình để giải thích rằng ông buộc phải tuân theo Hiến pháp chấp nhận các kết quả kiểm phiếu đã được chính quyền các bang chứng thực.

Đánh giá kết quả sơ bộ

Giới phân tích cho rằng bất kỳ nỗ lực nào của phía Đảng Cộng hòa để thách thức phiếu đại cử tri đều sẽ không thành công vì đảng Dân chủ đang nắm thế đa số tại Hạ viện Mỹ và họ sẽ bỏ phiếu bác bỏ ý kiến phản đối. Vẫn còn nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa không lên tiếng liệu họ sẽ tham gia nỗ lực của các đồng minh của ông Trump hay không.

Bầu tổng thống Mỹ: Hồi hộp với ngày quyết định 6-1

TTO - Cuộc kiểm phiếu đại cử tri ngày 6-1 tưởng chừng chỉ mang tính thủ tục trong bầu cử tổng thống Mỹ bao nhiêu năm qua, nay thu hút sự chú ý của cả thế giới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Báo Ukraine: Nga yêu cầu Kiev rút khỏi 4 vùng đã sáp nhập

Nguồn tin từ Văn phòng Tổng thống Ukraine cũng cho biết Tổng thống Trump 'vẫn hy vọng có thể làm được điều gì đó', sau cuộc đàm phán tại Istanbul.

Báo Ukraine: Nga yêu cầu Kiev rút khỏi 4 vùng đã sáp nhập

Syria dự định in đồng tiền mới tại UAE và Đức thay cho Nga?

Động thái được cho là phản ánh mối quan hệ đang nhanh chóng được cải thiện giữa Syria với các nước Ả Rập vùng Vịnh và phương Tây.

Syria dự định in đồng tiền mới tại UAE và Đức thay cho Nga?

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Trump ngày 16-5 cho biết trong vòng 2-3 tuần tới, giới chức Mỹ sẽ gửi thư đến các quốc gia, thông báo 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'.

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Đoạn video lan truyền trên mạng xã hội gần đây khiến dư luận xôn xao khi tuyên bố Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bỏ ra 1,6 tỉ USD mua lại cổ phần của công ty khai thác bạch kim lớn ở Nam Phi.

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Sau 2 tiếng đàm phán, Ukraine tố Nga đưa yêu cầu từ bỏ lãnh thổ 'không thể chấp nhận'

Nguồn tin Ukraine tiết lộ với AFP rằng tại cuộc gặp ở Istanbul, Nga đã yêu cầu Ukraine từ bỏ những vùng lãnh thổ vẫn đang do Kiev kiểm soát.

Sau 2 tiếng đàm phán, Ukraine tố Nga đưa yêu cầu từ bỏ lãnh thổ 'không thể chấp nhận'

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Thái Lan

Chiều 16-5 tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Thủ tướng Thái Lan, lãnh đạo Đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) Paetongtarn Shinawatra.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Thái Lan
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar