01/09/2021 11:18 GMT+7

Chuyện ghi lại từ Tổng đài 1022

TƯỜNG VY (VNPT Bình Dương)
TƯỜNG VY (VNPT Bình Dương)

TTO - Trên trang báo này, Tuổi Trẻ trân trọng giới thiệu bài viết từ bạn đọc Tường Vy, tình nguyện viên trực Tổng đài 1022 Bình Dương. Qua đó là những cảnh đời, bao tâm tư của người khó khăn, điều họ cần hỗ trợ không chỉ là những bữa ăn...

Chuyện ghi lại từ Tổng đài 1022 - Ảnh 1.

Trao gạo, thực phẩm cho người dân ở trọ bị ảnh hưởng bởi COVID-19 trong vùng đang thực hiện chỉ thị 16 tăng cường ở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương - Ảnh: B.SƠN

Trước khi đăng ký tham gia công tác tình nguyện hỗ trợ Tổng đài 1022, tôi từng nghĩ đó là công việc khá đơn giản. Một ca trực của chúng tôi kéo dài từ 4-5 giờ. Không ít lần sau mỗi ca trực, gỡ tai phone, tôi đã thẫn thờ đến hết cả nửa ngày còn lại.

"Chị ơi, thật sự khó khăn vô cùng nên em mới gọi đến 1022 nhờ giúp đỡ. Mong chị và các cấp chính quyền xem xét, giúp đỡ gia đình em ạ...".

"Đây là tổng đài hỗ trợ lương thực thực phẩm (LTTP) đúng không? Tại sao từ đầu mùa dịch tới giờ tôi chưa thấy chính quyền đến hỗ trợ gia đình tôi gạo mắm gì hết vậy?".

"Alô, tại sao tôi có đầy đủ giấy tờ, phiếu xét nghiệm âm tính mà người ta không giải quyết cho tôi qua trạm?".

"Alô, từ đầu mùa dịch tới giờ, gia đình tôi mới được hỗ trợ đúng 15 trái cà chua, mà hết 5 trái bị hư...".

"Chị ơi, y tế đưa mẹ em đi bệnh viện gần một tuần rồi mà chưa có tin tức, giờ mẹ em đang ở đâu hả chị?...".

"Chị ơi, vợ chồng tôi bị F0, mà người ta đưa vợ tôi đi cách ly tuốt trên Bàu Bàng, cha con tôi thì cách ly ở Bến Cát. Chị làm ơn giải quyết cho hai vợ chồng tôi cách ly chung một chỗ đi chị... Con tôi nó nhớ mẹ cứ khóc suốt đêm chị ơi... Làm ơn giúp tôi với chị ơi...".

"Alô, chị ơi, bệnh viện thông báo mẹ em mất rồi...".

Những cuộc gọi đến với nhiều tâm trạng khác nhau: hoang mang, hoảng loạn, bế tắc, phẫn nộ... mà nhiều nhất là hoảng loạn! Tôi luôn phải ý thức để tiết chế, giữ cân bằng cảm xúc để điều phối công việc cho thật tốt. Tôi hiểu rằng giữa tình cảnh dịch bệnh đang diễn ra phức tạp, mỗi cuộc gọi đến 1022 là một tâm hồn đang bị tổn thương. Tôi luôn nhắc nhớ bản thân mình như vậy để hồi đáp với thái độ nhẹ nhàng nhất.

Hiếm hoi có những cuộc gọi khiến tôi cảm thấy như nhận được sự cứu rỗi. "Em ơi, cho chị đăng ký nhận hỗ trợ LTTP cho công nhân khu trọ của nhà chị, gồm 12 người lớn và 4 trẻ em. Chị chủ trọ kế bên thông báo hôm trước chị đó cũng gọi đến 1022 và đã nhận được LTTP hỗ trợ cho 30 người". Trường hợp hỗ trợ LTTP cho 30 người ở dãy trọ kia, tôi vừa lập phiếu yêu cầu hôm trước. Thông tin phản hồi này đã khiến tôi vỡ òa trong cảm xúc!

Cuộc gọi từ số máy 035xx86xxx, vừa khóc vừa nói lời cảm ơn đến Tổng đài 1022 vì đã nhận được LTTP kịp thời trong lúc khốn khó. Cuộc gọi từ bạn công nhân nhà trọ (số máy 081xx45xxx) cho biết đã được tiếp tế LTTP sau một ngày gọi đến 1022. Cuộc gọi từ số máy 038xxxxxx là F0 phải cách ly tại Trường tiểu học Bình Nhâm, sau khi điều trị và trở về nhà trọ phải tiếp tục theo dõi sức khỏe nên không thể ra ngoài nhận LTTP, sau một ngày gọi đến 1022, gia đình anh đã được tiếp tế ngay.

Cuộc gọi (093789xxxx) phản ảnh khu vực nơi anh sinh sống bị phong tỏa, đã 9 ngày chưa được thu gom rác thải sinh hoạt, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Sau hai hôm được tôi gửi phiếu yêu cầu, khu vực được xử lý, trả lại môi trường thông thoáng.

Và có những lúc tôi đã bật khóc... trong hạnh phúc khi những khó khăn của người dân được giải quyết, hỗ trợ kịp thời. Thông qua công tác tình nguyện viên hỗ trợ Tổng đài 1022, tôi đã tiếp cận với nhiều hoàn cảnh, nhân sinh quan, tôi được mở rộng hơn những gì đang diễn ra xung quanh. Tôi hiểu rằng trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều người dân đang rất khó khăn rất cần sự thấu hiểu và chia sẻ. Với những cuộc gọi có thể giải đáp, tôi sẽ giải đáp ngay để người dân được an tâm, hoặc động viên trấn an tinh thần, không hoang mang, nên bình tĩnh và tin tưởng vào các biện pháp phòng chống dịch của chính quyền.

Từ góc nhìn cá nhân của mình, tôi nghĩ Tổng đài 1022 cần mở rộng thêm nội dung tiếp nhận. Ngoài việc tiếp nhận những phản ảnh khó khăn cần hỗ trợ, sẽ tiếp nhận thêm những tấm lòng đóng góp tài, vật của các tổ chức, cá nhân. Sau đó sẽ điều phối, phối hợp với lực lượng tại các khu phố tiếp nhận, điều chuyển đến từng dãy trọ, tổ/ấp nhằm hỗ trợ kịp thời cho người dân.

Cổng thông tin 1022 bổ sung 3 phương thức tiếp nhận

TTO - Từ ngày 29-8, người dân sử dụng các loại điện thoại thông minh tại TP.HCM có thể gửi đề nghị hỗ trợ đến Cổng thông tin 1022 qua ba phương thức mới: truy cập vào website cổng thông tin, gửi phản ảnh qua Zalo và ứng dụng 1022.

TƯỜNG VY (VNPT Bình Dương)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất trích Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo nghề: Doanh nghiệp kỳ vọng gì?

Trước đề xuất trích Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ người lao động nâng cao kỹ năng, doanh nghiệp khẳng định đây là hướng đi đúng. Nhưng việc này cần làm như thế nào cho hợp lý và hiệu quả?

Đề xuất trích Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo nghề: Doanh nghiệp kỳ vọng gì?

Dẹp 'hổ báo' ở bệnh viện: Dễ hay khó?

Sau nhiều vụ y bác sĩ bị tấn công khi đang làm việc, ngành y tế vừa chỉ đạo tăng cường các biện pháp ngăn ngừa việc hành hung nhân viên y tế và bệnh nhân.

Dẹp 'hổ báo' ở bệnh viện: Dễ hay khó?

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Sóc Trăng đang đầu tư, cải tạo nâng công suất nhà máy nước tại khu vực thành phố nên khả năng dẫn đến tình trạng nước sinh hoạt bị vàng, một số nơi nước còn bị đục.

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Có đất ở từ năm 2010 nhưng đến nay, hàng trăm hộ dân tại buôn H'Mông (xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) vẫn chưa được giao đất sản xuất, buộc phải quay về "bám rừng" sống tạm bợ.

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Trụ sở làm việc sau sáp nhập được ưu tiên bố trí tại trung tâm quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng thuộc TP Cần Thơ hiện tại, thuận tiện cho người dân liên hệ làm việc.

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng là câu hỏi mà rất nhiều người dân quan tâm.

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar