06/07/2022 19:02 GMT+7

Chuyển đổi số của Việt Nam gặp trở ngại vì thủ tục hành chính không theo kịp

N.BÌNH
N.BÌNH

TTO - Những khó khăn trong thủ tục hành chính tại các doanh nghiệp chuyển đổi số mạnh có xu hướng gia tăng trong 3 năm trở lại đây. Lý do là nhiều luật bộc lộ những điểm không phù hợp trong công tác thực thi.

Chuyển đổi số của Việt Nam gặp trở ngại vì thủ tục hành chính không theo kịp - Ảnh 1.

Chuyển đổi số đã diễn ra tại hầu hết các loại hình doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, giao thông, du lịch - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo kết quả khảo sát vừa công bố về ngành công nghệ của Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), tất cả các doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành công nghệ thông tin đều nhận định triển vọng 6 tháng cuối năm 2022 ngành này ở Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng, trong đó có 61,1% cho rằng "tăng trưởng mạnh mẽ".

Tuy vậy, quá trình chuyển đổi số - động lực chính để ngành công nghệ ở Việt Nam phát triển vẫn nhiều rào cản.

Theo đó, dù chuyển đổi số luôn gắn với đổi mới sáng tạo, thế nhưng, hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) sản phẩm công nghệ tại Việt Nam còn bị giới hạn, doanh nghiệp còn gặp khá nhiều khó khăn trong hoạt động tiếp cận vốn đầu tư.

Thực tế, tỉ lệ chi cho khoa học công nghệ tại Việt Nam bao gồm cả khu vực nhà nước và tư nhân cũng chỉ khoảng 0,44% GDP, đứng sau Singapore là 2,22%, Malaysia là 1,44% và 0,78% của Thái Lan.

Kết quả khảo sát của Vietnam Report cho thấy đã có sự cải thiện trong việc tiếp cận vốn đầu tư, khi tỉ lệ doanh nghiệp coi đây là khó khăn hàng đầu đã giảm đáng kể từ mức 33,3% vào năm 2020 xuống 23,5% vào năm 2021 và chỉ còn 16,7% vào năm 2022.

Tương tự, những giới hạn trong công tác R&D cũng được tháo gỡ dần khi từ vị trí số 1 trong Top 3 khó khăn lớn nhất giai đoạn 2020 - 2021 xuống vị trí thứ 3 trong năm 2022.

Điều này cho thấy phần nào hiệu quả của những nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ thúc đẩy “Chương trình chuyển đổi số quốc gia”.

Ngược lại, khó khăn trong thủ tục hành chính tại các doanh nghiệp lại có xu hướng gia tăng trong 3 năm trở lại đây. Tốc độ phát triển nhanh của công nghệ số đã tạo ra các loại hình dịch vụ mới trong công nghệ, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật mới trong doanh nghiệp.

Lúc này các bộ luật bộc lộ những điểm không phù hợp trong công tác thực thi, gây ra những bất cập, khó khăn cho các doanh nghiệp.

Thực tế, chuyển đổi số vốn được các nước và khu vực đẩy mạnh trong vài năm trở lại đây, đại dịch COVID-19 đã nêu bật và khẳng định tính tất yếu của xu hướng này.

Tại Việt Nam, trước khi đại dịch xuất hiện, chuyển đổi số đã diễn ra tại hầu hết các loại hình doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, giao thông, du lịch... mở ra một thị trường khách hàng tiềm năng cho các doanh nghiệp công nghệ, tuy nhiên tốc độ triển khai chưa cao nếu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Đại dịch bùng phát đã khiến nhiều hoạt động kinh tế xã hội tê liệt, buộc phải dùng đến các nền tảng trực tuyến, các phần mềm hỗ trợ công tác truy vết y tế… COVID-19 đã trở thành là một cú hích thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn bao giờ hết.

Tỉ lệ doanh nghiệp và chuyên gia đánh giá đây là cơ hội hàng đầu đối với ngành công nghệ tăng vượt trội trong năm 2021 so với năm 2020 (+29,7%), cuối cùng khi đại dịch đã lắng xuống, xu hướng này trở thành tất yếu trong năm 2022.

Trong năm nay, định hướng xuyên suốt về chuyển đổi số của Bộ Thông tin và truyền thông là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam, giúp người dân, doanh nghiệp thụ hưởng trực tiếp sự tiện lợi cũng như lợi ích của chuyển đổi số.

Theo các doanh nghiệp và chuyên gia tham gia khảo sát của Vietnam Report, đây là một trong ba động lực chính để phát triển ngành công nghệ thông tin Việt Nam trong một vài năm tới.

Video: Hội thảo 'Chuyển đổi số để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt'

TTO - Hội thảo Ngày không tiền mặt 2022 với chủ đề: 'Chuyển đổi số để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt' do Báo Tuổi Trẻ, Vụ Thanh Toán, Vụ Truyền thông (NH Nhà Nước), CT cổ phần thanh toán quốc gia VN phối hợp cùng Sở Công thương TP.HCM tổ chức.

N.BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bước đột phá giúp kinh tế tư nhân phát triển

Trao đổi với Tuổi Trẻ, các đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp, luật sư đều nêu rõ nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân không chỉ là một thông điệp chính trị mạnh mẽ...

Bước đột phá giúp kinh tế tư nhân phát triển

Ông Trump nói sẽ ký sắc lệnh giảm đến 80% giá thuốc tại Mỹ

Ông Trump tuyên bố sẽ ký sắc lệnh để đưa giá thuốc bán tại Mỹ bằng với giá thấp nhất bán ở những nơi khác, theo ông có thể giảm giá thuốc từ 30 - 80%.

Ông Trump nói sẽ ký sắc lệnh giảm đến 80% giá thuốc tại Mỹ

Chứng khoán tuần mới: Tin quan trọng sắp ra, cổ phiếu nào sẽ được chú ý

Dù chưa biết chính xác thời điểm sẽ đưa ra kết quả đàm phán thuế giữa Việt Nam và Mỹ, nhưng thị trường chứng khoán trong nước đang 'hồ hởi' hơn sau những thông tin tích cực trong kết quả đàm phán giữa Mỹ và Anh.

Chứng khoán tuần mới: Tin quan trọng sắp ra, cổ phiếu nào sẽ được chú ý

Vỡ mộng 'kỳ lân', Yeah1 đón cổ đông mới tái cấu trúc, bán vốn Giga1

Từng được kỳ vọng trở thành kỳ lân công nghệ Việt khi bắt tay với Tân Hiệp Phát phát triển nền tảng Giga1, Yeah1 đã trải qua giai đoạn biến động mạnh, từ khủng hoảng với YouTube đến làn sóng thoái vốn của cổ đông lớn.

Vỡ mộng 'kỳ lân', Yeah1 đón cổ đông mới tái cấu trúc, bán vốn Giga1

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Ngay trong lần đầu tiên nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo cá cam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã sản xuất thành công giống cá này. Trong khi các nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu song chưa thành công.

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Thị trường âm nhạc số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, các thách thức về bản quyền, nhân sự và công nghệ mới đang cản bước nghệ sĩ, ngay cả khi ca khúc của họ đạt hàng triệu lượt nghe.

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar