01/09/2020 17:13 GMT+7

Chuyện điện ở Trường Sa

MY LĂNG
MY LĂNG

TTO - Quần đảo Trường Sa hôm nay không còn là những hòn đảo hoang vắng, chìm trong bóng tối buồn tẻ, lặng lẽ như 45 năm trước.

Chuyện điện ở Trường Sa - Ảnh 1.

Công nhân Điện lực Trường Sa vận hành hệ thống điện năng lượng mặt trời

Trường Sa 45 năm trước

45 năm trước, là một trong những người ở lại chốt giữ, bảo vệ đảo Song Tử Tây sau khi giải phóng hòn đảo này, trung tá Đào Mạnh Hồng (Lữ đoàn 126 đặc công) kể: "Thời đó, tối xuống là cả đảo Trường Sa tối om. Cả đảo chỉ có một nguồn điện là cái máy nổ duy nhất chạy bằng diesel.

Tối tới giờ đi ngủ là phải tắt điện hết toàn đảo. Tất cả bộ đội đều ăn đồ khô: lương khô, gạo sấy. Không có tủ lạnh để cấp đông thực phẩm dự trữ như sau này nên khâu tổ chức hậu cần, ăn uống rất vất vả.

Đã thế, giữa đảo xa hoang vắng, bộ đội không có gì vui chơi giải trí cho khuây khỏa. Ngoài cái đài mình mang ra nghe thời sự thì chẳng còn cái gì để cập nhật thông tin trong đất liền. Buồn lắm".

Còn ông Phan Xuân Ạp - 67 tuổi, cán bộ tham mưu của Tiểu đoàn đặc công nước 471 (Quân khu 5), một trong những người ở lại giữ đảo Nam Yết sau giải phóng - nhớ lại: "Tối xuống bộ đội chỉ có mỗi ánh sáng từ đèn pin thôi. Là đèn pin mình mang đi phục vụ chiến đấu đấy, lấy đó để đảm bảo ánh sáng sinh hoạt cho bộ đội. Hết pin thì chịu. Đèn dầu cũng không có mà thắp. Sau này mình mới đưa ra một ít máy nổ".

Đó là ký ức của những người đầu tiên ở lại giữ đảo sau tháng 4-1975. Thậm chí tới năm 1988, tức 13 năm sau khi quần đảo Trường Sa được giải phóng, nguồn điện phục vụ cho sinh hoạt bộ đội cũng không khá hơn.

Trung tá Hoàng Văn Thạo (Lữ đoàn 146 - Bộ tư lệnh Vùng 4 hải quân), một trong những người từng sống trên pông-tông chốt giữ đảo chìm Đá Lớn từ tháng 6-1988, nhớ lại: "Ngày đó chỉ có điện thoại quân sự bằng ga-mô-nô phát ra điện. Bộ đội phải quay cả hai tay mới có điện làm việc. Còn điện từ máy nổ chạy bằng xăng chỉ có bộ phận rađa mới được đặc cách sử dụng cho công việc".

Trung tá Phạm Hùng Vĩ, một trong những người từng sống trên pôngtông chốt giữ đảo Đá Đông, kể: "Năm 1989, chúng tôi được cấp một máy cassette Philip. Mỗi lần muốn nghe, mọi người phải thay nhau quay gamô- nô mới có điện nghe tiếp. Thứ kết nối duy nhất với đất liền là đài vét 206 của Liên Xô buộc vào ăngten cột trên "sân thượng" pông-tông. Pin hết lại trút ra, đổ nước muối vào, phơi nắng đến tối mới nghe tiếp".

Và Trường Sa ngày nay

Quần đảo Trường Sa hôm nay không còn là những hòn đảo hoang vắng, chìm trong bóng tối buồn tẻ, lặng lẽ như 45 năm trước. Ngày nay, đêm xuống các đảo ở Trường Sa như những thành phố nổi sáng rực rỡ, lung linh đèn điện, có âm thanh rộn ràng của tivi.

Cuối tuần bộ đội còn được giải trí bằng dàn karaoke hiện đại chẳng khác gì trong đất liền. Người dân trên đảo có điện xay sinh tố, làm kem, nấu cơm bằng nồi cơm điện ngon lành. Tối, trẻ con trên đảo xa cũng có điện sáng trưng học bài chứ không phải dùng đèn dầu tù mù.

Tất cả những thứ rất đời thường ấy ở Trường Sa là do nguồn điện được lấy từ hệ thống điện năng lượng mặt trời do Tổng công ty Điện miền Nam quản lý.

Thượng tá Bùi Thanh Tùng, chính trị viên đảo Song Tử Tây, cho biết: "Thời của chúng tôi may mắn đỡ vất vả hơn thế hệ trước rất nhiều, nhất là về nguồn điện. Nguồn điện đã giải quyết được các nhu cầu sinh hoạt của quân và dân trên đảo.

Ngoài việc đảm bảo thắp sáng ban đêm thì thuận lợi lớn nhất khi có điện là tạo điều kiện cho người dân, bộ đội được coi truyền hình, tivi, tiếp cận kịp thời các thông tin, kiến thức thời sự về kinh tế, chính trị, xã hội.

Thứ hai là đảm bảo lương thực thực phẩm. Ở Trường Sa, việc giữ lương thực thực phẩm lâu dài rất khó khăn. Từ khi có nguồn điện đảm bảo thì quân dân Trường Sa có tủ lạnh, tủ cấp đông để dự trữ, không phải lo thiếu hụt khi mùa mưa bão về nữa".

Đến Trường Sa để yêu hơn Tổ quốc mình

TTO - Tôi rất tự hào là một người con đất Việt, và càng hãnh diện, vinh dự hơn khi tôi được góp một phần công sức nhỏ bé của mình nơi đầu sóng ngọn gió, mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc.

MY LĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Chiều 15-5, các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông tổ chức họp trực tuyến trao đổi về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Trước việc Trung Quốc đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, từ 12h ngày 1-5 đến 12h ngày 16-8 ở vùng biển từ vĩ tuyến 12° Bắc đến vĩ tuyến 26°30' Bắc, ngư dân Phú Yên vẫn vững tâm ra khơi bám biển.

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

170 bảng thông tin xe buýt hỏng, tháng 7-2025 khắc phục xong

Đó là thông tin từ Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM về xử lý, khắc phục tình trạng bảng thông tin ở hàng trăm nhà chờ xe buýt trên địa bàn bị hư hỏng, không hiển thị thông tin.

170 bảng thông tin xe buýt hỏng, tháng 7-2025 khắc phục xong

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Lễ hội Làng Sen là hoạt động chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng, thể hiện lòng biết ơn, thành kính của nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Công an Kiên Giang tổ chức lễ nghỉ hưu cho 73 lãnh đạo, chỉ huy

Công an tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ nghỉ công tác, hưởng chế độ hưu trí cho 73 lãnh đạo, chỉ huy.

Công an Kiên Giang tổ chức lễ nghỉ hưu cho 73 lãnh đạo, chỉ huy

Con suối trung tâm TP Biên Hòa nổi bọt trắng xóa bất thường

Suối Bà Lúa - con suối chạy qua một số khu công nghiệp ở thành phố Biên Hòa rồi đổ ra sông Đồng Nai - sủi bọt trắng xóa bất thường khiến người dân không khỏi lo lắng.

Con suối trung tâm TP Biên Hòa nổi bọt trắng xóa bất thường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar