18/09/2003 14:46 GMT+7

Ba chân dung phụ nữ trong ngành CNTT Mỹ

Theo VnE - The New York Times
Theo VnE - The New York Times

Họ có điểm chung là quyết tâm khẳng định khả năng của nữ giới trong một ngành vốn luôn được coi là lĩnh vực độc tôn của phái mạnh. Đó là tiến sĩ Ellen Spertus - giáo sư ĐH Mills, Stephanie Winner - nhà thiết kế chip của Apple và Megan Smith - kỹ sư cơ học của hãng General Magic.

10 năm trước, có 3 nữ sinh viên tốt nghiệp từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) được tạp chí New York Times coi là những người sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành CNTT.

Ellen Spertus

Phóng to
Tiến sĩ Ellen Spertus, tác giả cuốn "Tại sao lại có ít phụ nữ làm tin học?"
Tiến sĩ Spertus, 35 tuổi, hiện là giảng viên cơ hữu về khoa học máy tính tại ĐH Mills. Cô là một trong những sinh viên ưu tú nhất tại MIT khi còn đi học và trở thành một lập trình viên giỏi lúc ra trường.

Sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1998, lẽ ra Spertus đã có thể bắt đầu một sự nghiệp giảng dạy tại một khoa nào đó trong viện nghiên cứu danh tiếng MIT, hay một số trung tâm công nghệ hàng đầu như Đại học Chicago, Yale và Brandeis, hoặc có thể tìm được một việc làm với thu nhập rất cao ở các doanh nghiệp.

Nhưng khi nhận được lời mời của Mills, một trường đại học nghệ thuật bé nhỏ dành cho phụ nữ tại California, cô đã từ bỏ tất cả những cơ hội trên.

Trong suốt quá trình giảng dạy tại Mills, Spertus luôn theo đuổi quyết tâm truyền thụ khoa học máy tính theo một phương pháp mà cô mong muốn rằng không chỉ chính xác, thuyết phục mà còn phải gợi mở và vun đắp cho lòng tự tin vươn lên của các học viên nữ. Cô đặc biệt quan tâm đến việc khuyến khích những phụ nữ trẻ tham gia vào lĩnh vực CNTT với lòng tự tin như chính cô luôn có trước các đồng nghiệp phái mạnh.

Megan Smith

Phóng to
Megan Smith
Năm nay 38 tuổi, Megan Smith đã chuyển từ lĩnh vực kỹ thuật sang làm quản lý tại hãng cung cấp dịch vụ tìm kiếm trực tuyến nổi tiếng Google. Cô cũng từng rất thành công trong vai trò lãnh đạo tại nhiều công ty Internet.

Người phụ nữ mảnh khảnh này có khả năng đặc biệt là truyền niềm say mê tới người khác. Cô là người có sức thuyết phục lớn nhất đối với hầu hết những đồng sự trẻ tuổi tại khu công nghệ MIT hay còn gọi là Thung lũng Silicon.

Trong thời gian làm việc tại General Magic, một công ty chế tạo máy tính di động, Megan bắt đầu chuyển dần từ lĩnh vực kỹ thuật sang làm quản lý thông qua công việc giao dịch với những doanh nghiệp đối tác.

Rời General Magic, cô chuyển sang làm việc tại PlanetOut, một website chuyên phục vụ những người đồng tính, nơi cô trở thành giám đốc điều hành năm 1998.

Sau PlanetOut, Megan làm phụ trách phát triển kinh doanh tại hãng tìm kiếm trực tuyến Google, bên cạnh một đội ngũ cộng sự gồm toàn phụ nữ chuyên về kỹ thuật.

Stephanie

Phóng to
Stephanie cùng chồng chăm sóc các con
39 tuổi, Stephanie đã từ một chuyên gia về chip trở thành giám đốc dự án tại nhiều công ty trong Thung lũng Silicon. Sự khan hiếm phụ nữ làm việc trong lĩnh vực thiết kế bộ vi xử lý (chiếm 6% trong tổng số nhân viên lĩnh vực này) đã ảnh hưởng nhất định đến sự nghiệp của cô.

Hiện nay, Stephanie là một đại diện bản quyền, chuyên phỏng vấn các nhà phát minh và lập hồ sơ đăng ký sở hữu sản phẩm trí tuệ. Cô chỉ còn phải làm việc 30 tiếng mỗi tuần so với 50 tiếng khi còn là chuyên gia thiết kế chip.

Cô không còn tiếc nhớ công việc kỹ thuật nữa và cũng không có ý định quay lại với nghề quản lý dự án mà cô cho là giống như mẹ trông con, lúc nào cũng phải đi soi xét công việc của người khác. Tuy nhiên, vẫn có một điều mà cho tới bây giờ Stephanie còn băn khoăn: đó là chưa thấy một nhà phát minh trẻ nào là nữ giới trong thế giới CNTT.

Một tương lai hứa hẹn

Cả ba người phụ nữ trên đều hiểu rằng họ chưa phải là thế hệ có thể làm cân bằng quan niệm giới trong xã hội. Những nỗ lực ở cấp độ khác nhau của họ có thể là quá nhỏ bé nhưng đều được coi là khát vọng của phụ nữ trẻ trong nỗ lực vươn lên khẳng định mình.

Megan Smith nói: “Nhìn chung, con đường sự nghiệp của phụ nữ còn nhiều chông gai. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục trèo lên đỉnh Everest và có lẽ đã đi được nửa đường”.

Còn tiến sĩ Spertus thì lại có cách tự động viên khác: “Nếu tôi cứ nhìn vào bức tranh toàn cảnh thì rất dễ nản lòng. Tôi luôn nhìn vào thực tế lạc quan là hằng ngày được làm việc bên những người phụ nữ đầy phấn khởi, ham học hỏi và cầu tiến”.

Theo VnE - The New York Times

Theo VnE - The New York Times

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Sau hơn 1 tháng ra mắt, cổng thông tin điện tử nq57.mst.gov.vn đã tiếp nhận 426 hồ sơ sản phẩm, giải pháp, trong đó 71 sản phẩm, giải pháp hữu ích đã được công bố.

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Bí thư tỉnh Cao Bằng Quản Minh Cường đã dẫn chứng nội dung này để nói về tình trạng lộ lọt, lợi dụng dữ liệu cá nhân đang là vấn đề rất bức xúc, nóng hổi.

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Hành trình tiến vào chung kết Đấu Trường Danh Vọng Mùa Xuân 2025 của FPT x Flash

Vượt qua nhiều thử thách, FPT x Flash sẽ có mặt tại vòng chung kết tổng giải đấu Liên Quân Mobile chuyên nghiệp cấp cao nhất tại Việt Nam.

Hành trình tiến vào chung kết Đấu Trường Danh Vọng Mùa Xuân 2025 của FPT x Flash

Smartphone tầm trung đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam

Những chiếc smartphone tầm trung giá 10 triệu đồng, thậm chí thấp hơn, với nhiều tính năng công nghệ xịn sò được một loạt hãng điện thoại đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam.

Smartphone tầm trung đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam

Robot Optimus của Tesla có nguy cơ chậm ra mắt vì Trung Quốc

Tham vọng chinh phục thế giới robot hình người của Hãng xe điện Tesla (Mỹ) đang gặp trở ngại lớn, do chính sách xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc.

Robot Optimus của Tesla có nguy cơ chậm ra mắt vì Trung Quốc

Viettel tại Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số 2025: Xây kinh tế số an toàn với AI, công nghệ bảo mật

Viettel cam kết góp phần hiện thực hóa Nghị quyết 57 về thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, và chuyển đổi số quốc gia, hướng tới mục tiêu kinh tế số đạt 30% GDP vào 2030.

Viettel tại Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số 2025: Xây kinh tế số an toàn với AI, công nghệ bảo mật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar