19/09/2003 07:05 GMT+7

Có nên giải tỏa ngôi nhà trụ sở Tổng hội Sinh viên Huế không ?

Võ Quê - nguyên phụ trách khối báo chí của Tổng hội SV Huế những năm1970-1972
Võ Quê - nguyên phụ trách khối báo chí của Tổng hội SV Huế những năm1970-1972

TT (Thừa Thiên - Huế) - Thông tin về việc UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đồng ý cho giải tỏa ngôi nhà 22 Trương Định (số mới là 44 Trương Định), nguyên là trụ sở của Tổng hội Sinh viên Huế (nay là văn phòng của Thành đoàn TP Huế) để xây dựng một khách sạn năm sao đã tạo nên nhiều ý kiến: nên hay không nên ?

Phóng to
Ngôi nhà 22 Trương Định, nguyên là trụ sở Tổng hội SV Huế
TT (Thừa Thiên - Huế) - Thông tin về việc UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đồng ý cho giải tỏa ngôi nhà 22 Trương Định (số mới là 44 Trương Định), nguyên là trụ sở của Tổng hội Sinh viên Huế (nay là văn phòng của Thành đoàn TP Huế) để xây dựng một khách sạn năm sao đã tạo nên nhiều ý kiến: nên hay không nên ?

Tại cuộc họp ngày 22-8-2003, ông Nguyễn Xuân Lý, phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, đã kết luận: “UBND tỉnh đồng ý chủ trương mở rộng khách sạn Đông Dương (2 Hùng Vương), bằng cách giải tỏa trụ sở Thành đoàn Huế ở 22 Trương Định (nằm ngay sau khách sạn Đông Dương) và một số nhà dân cạnh đó. Theo kế hoạch của tỉnh, tại đây sẽ xây dựng một khách sạn cao tầng tiêu chuẩn năm sao”.

Thông báo số 136/TB-UB ngày 27-8-2003 của UBND tỉnh yêu cầu Sở Xây dựng cấp chứng chỉ qui hoạch cho chủ đầu tư khách sạn là Công ty đầu tư và phát triển Thiên An, đồng thời xúc tiến việc di dời nơi làm việc của Thành đoàn Huế để tiến hành giải tỏa.

Rất nhiều người Huế và ngay cả thế hệ trẻ sau này đều biết đến ngôi nhà 22 Trương Định, bởi đó nguyên là trụ sở của Tổng hội SV Huế qua rất nhiều thời kỳ từ 1963-1975 - bản doanh của một phong trào đấu tranh có tầm vóc lớn không chỉ của đô thị Huế mà của cả miền Nam bấy giờ.

Theo các tài liệu lịch sử về cuộc đấu tranh chống Mỹ - ngụy ở Huế, mà mới đây nhất là cuốn hồi ký "Lửa đường phố" của nhà thơ Võ Quê (Nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành tháng 8-2003), cho thấy ngôi nhà này là đầu não chỉ huy phong trào đấu tranh của SV Huế và của cả các tầng lớp quần chúng Huế.

Đây cũng là nơi để Thành ủy Huế móc nối đường dây hoạt động nội thành. Không chỉ thế, đó còn là trụ sở của các đoàn thể quần chúng trong phong trào đấu tranh đô thị Huế như: Mặt trận nhân dân tranh thủ hòa bình, Phong trào phụ nữ đòi quyền sống, Tổng đoàn học sinh Huế...

Trả lời báo Tuổi Trẻ lúc 11g30 ngày 15-9, ông Nguyễn Văn Mễ, chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, nói: “Việc này chỉ mới là phác thảo phương án, chưa có gì cụ thể, chưa phải quyết định chính thức cuối cùng”.

Tuy nhiên, ông Mễ cho rằng việc bảo tồn di tích không phải chỉ có một cách là giữ nguyên vẹn 100%, mà còn có cách khác như đã làm với nhà tù Hỏa Lò là thu nhỏ hoặc giữ lại một phần và ghi rõ bằng bia biển.

“Tỉnh đã cân nhắc kỹ, không hề làm kinh tế theo kiểu võ đoán. Tầm vóc của phong trào đấu tranh đô thị Huế, tôi cũng là người trong cuộc nên tôi hiểu, tôi biết cách trân trọng và giữ gìn lịch sử” - ông Mễ nói.

Ý kiến của các chuyên gia

* Trụ sở Tổng hội SV bấy giờ còn là điểm Y20 của Thành ủy Huế, thông qua đường dây này để lãnh đạo phong trào đấu tranh của các tầng lớp đô thị Huế. Đó là ngôi nhà đầy kỷ niệm. Vì vậy, chúng tôi mong tỉnh nên cân nhắc, lựa chọn kỹ lưỡng.

* Có thể làm gì với ngôi nhà ấy, đó là tùy sự tính toán của chính quyền hôm nay, bởi lẽ thành phố này phải tiếp tục sống và phát triển. Thế nhưng chính quyền cũng cần phải có trách nhiệm với phong trào đấu tranh của SVHS Huế, chẳng hạn phải đặt tên đường Ngô Kha (một nhân vật lớn của phong trào), phải xây dựng một bảo tàng (không chỉ của phong trào đấu tranh của SVHS mà của cả nhiều tầng lớp nhân dân đô thị Huế). Bảo tàng đó còn có giá trị lớn đối với một thành phố du lịch. Con đường Ngô Kha và bảo tàng phong trào đô thị là nơi cất giữ và gợi nhớ biết bao giá trị của một thời.

* Ai cũng biết phong trào SVHS Huế là một trong những lực lượng năng động nhất trong phong trào đấu tranh ở các đô thị miền Nam trước ngày giải phóng. Việc xóa bỏ một trong những dấu ấn quan trọng như thế, theo tôi, cần được xem xét lại. Cũng vào thời điểm này, tại TP.HCM, các vị lãnh đạo cao nhất đang có những dự kiến nhằm bảo tồn và phát huy Nhà văn hóa Thanh niên vốn là trụ sở cũ của phong trào thanh niên, SV Sài Gòn, là một chủ trương được dư luận hoan nghênh.

Võ Quê - nguyên phụ trách khối báo chí của Tổng hội SV Huế những năm1970-1972

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lại đuối nước khi tắm biển Quảng Ngãi, một người chết

Vụ đuối nước thương tâm khiến một người chết khi tắm biển ở Quảng Ngãi. Lần này tại bãi biển An Sen, xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn.

Lại đuối nước khi tắm biển Quảng Ngãi, một người chết

Sau lễ 30-4, 'mắt thần' quốc lộ 1 ở Bình Thuận phát hiện hàng trăm xe quá tốc độ

Từ kỳ nghỉ lễ 30-4 đến nửa đầu tháng 5, “mắt thần” trên quốc lộ 1 ở tỉnh Bình Thuận ghi nhận hàng trăm xe chạy quá tốc độ.

Sau lễ 30-4, 'mắt thần' quốc lộ 1 ở Bình Thuận phát hiện hàng trăm xe quá tốc độ

Xưởng điêu khắc gỗ ở Bảo Lộc cháy lớn, nhiều tài sản bị thiêu rụi

Đám cháy bùng phát tại xưởng điêu khắc gỗ rộng hàng trăm mét vuông ở TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) vào giữa trưa gây thiệt hại nặng.

Xưởng điêu khắc gỗ ở Bảo Lộc cháy lớn, nhiều tài sản bị thiêu rụi

TP Thủ Đức: Bao nhiêu cán bộ được giữ lại, bao nhiêu dôi dư sau sáp nhập?

Theo đề án, TP Thủ Đức sẽ giải quyết chế độ, chấm dứt hoạt động 619 người hoạt động không chuyên trách và 36 công chức, người lao động trong giai đoạn 1.

TP Thủ Đức: Bao nhiêu cán bộ được giữ lại, bao nhiêu dôi dư sau sáp nhập?

Lãnh đạo Gia Lai, Bình Định: Không có chủ trương 'đi học tập kinh nghiệm' vào lúc này

Ngày 17-5, lãnh đạo hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thông tin không có chủ trương tổ chức, cử các đoàn cán bộ đi học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước ở thời điểm sáp nhập tỉnh thành.

Lãnh đạo Gia Lai, Bình Định: Không có chủ trương 'đi học tập kinh nghiệm' vào lúc này

Đề xuất xây dựng khẩn cấp để sớm mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Nếu thực hiện dự án theo hình thức công trình xây dựng khẩn cấp và áp dụng một số cơ chế đặc thù, sẽ cơ bản hoàn thành mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây trong năm 2026.

Đề xuất xây dựng khẩn cấp để sớm mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar