27/09/2017 09:47 GMT+7

Chuyện dài về bằng cấp

Nguyễn Ngọc Điện
Nguyễn Ngọc Điện

TTO - Vấn đề giá trị pháp lý của các văn bằng được cấp cho một số quan chức đang khiến dư luận xôn xao. Đây không phải là lần đầu tiên chuyện học hành của các quan chức bị nghi ngờ.

Chuyện dài về bằng cấp - Ảnh 1.

Không học mà vẫn có bằng đã được đề cập từ lâu, bởi danh xưng "tiến sĩ giấy" dùng để chỉ người có bằng nhờ bỏ tiền ra mua chứ không phải nhờ học hành, thi cử đàng hoàng, xuất hiện từ thời phong kiến.

Nguyên nhân của tình trạng này được cho là thói quen, là sự phổ biến của tư tưởng coi trọng, nếu không muốn nói là sùng bái, tôn thờ học vị được xác nhận trên giấy tờ hơn là năng lực thực tế của con người.

Nhiều ý kiến cho rằng cách tốt nhất để chống nạn sử dụng bằng giả là thay đổi nhận thức xã hội từ coi trọng trình độ học vấn được ghi nhận trên giấy chuyển sang coi trọng năng lực được thể hiện trong công việc hằng ngày. Nói thì dễ, nhưng thay đổi nhận thức phổ biến đã thâm căn cố đế không phải là việc có thể được thực hiện trong ngày một ngày hai. 

Vấn đề nữa là phải bắt đầu thay đổi nhận thức từ vị trí nào trong xã hội để tạo sức lan tỏa? Bởi không ít người giữ trọng trách trong bộ máy hành chính vẫn miệt mài tìm kiếm cho được các học vị cao; nhiều nhà quản lý vẫn nỗ lực vận động để đạt các chức danh giáo sư, phó giáo sư, trong khi đó là các chức danh nghề nghiệp dành riêng cho nhà giáo.

Nói khác đi, chắc chắn xã hội sẽ còn tiếp tục sống chung trong thời gian dài với thói quen phổ biến coi trọng bằng cấp, và với hệ quả tất yếu của thói quen đó là nạn bằng giả. Thách thức đặt ra là phải hạn chế sự hoành hành của tệ nạn này đến mức thấp nhất.

Ở các nước tiên tiến, người ta không chú tâm nhiều đến tờ giấy xác nhận học vị, nói chung là giấy tờ ghi nhận năng lực chuyên môn của một người. Không ít người học hành đỗ đạt nhưng không xin cấp bằng, bởi đơn giản họ không cần phải xuất trình bằng cấp như một cách minh chứng về trình độ học vấn. 

Khi ứng tuyển vào một tổ chức nào đó trong khuôn khổ xác lập quan hệ lao động, người ta chỉ nộp lý lịch trong đó kê khai những văn bằng có được. Trong trường hợp cần thẩm tra về nội dung khai báo liên quan đến bằng cấp, tổ chức sử dụng lao động liên lạc trực tiếp với cơ sở đào tạo liên quan. 

Bằng cách làm đơn giản đó, người ta không chỉ có được thông tin đầy đủ về quá trình học tập và bằng cấp của đối tượng cần được thẩm tra mà còn có điều kiện tìm hiểu, đánh giá về chất lượng của cơ sở đào tạo, thể hiện qua mức độ chuyên nghiệp của sự giao tiếp.

Do con người được mặc định là trung thực trong giao tiếp, đặc biệt trong việc khai báo, nên một khi lời khai được phát hiện là gian dối thì người khai sẽ phải chịu những chế tài rất nặng nề. 

Người khai man bằng cấp thường bị đuổi việc, chứ không chỉ bị giáng chức. Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Chưa kể sự phê phán, cười chê của xã hội có thể khiến người ta tủi nhục và chẳng còn mặt mũi nào xuất hiện trước cộng đồng và sống cuộc sống bình thường.

Thật ra kinh nghiệm của các nước hoàn toàn có điều kiện để vận dụng ở Việt Nam.

Vấn đề là liệu cả hệ thống có quyết tâm làm cho mọi thứ rõ ràng, minh bạch hay không.

Nguyễn Ngọc Điện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar