24/10/2013 05:15 GMT+7

Chuyện của Tèo

LÊ HẠNH
LÊ HẠNH

TT - Bà cụ gần chỗ làm mang khoe tôi một bài báo có nhan đề “Tấm gương về lòng nhân ái”, kể chuyện một cậu học trò đã hai năm nay mỗi chiều tan học đều dành chút thời gian giúp đỡ bà cụ bán hàng rong trước cổng trường.

Bài báo nằm trong tập bản tin của trường X, không đề tên tác giả. Tên và hình chụp nhân vật được giấu theo yêu cầu (có chú thích dưới bài viết). Và nhân vật giấu tên, giấu mặt đó là đứa cháu nội đang học lớp 12 của bà cụ, có tên ở nhà mà tôi thường nghe bà gọi là Tèo.

Phóng to

Gia đình thuộc hàng khá giả nên Tèo mới là học sinh của trường X nọ - ngôi trường mà cứ mỗi sáng, mỗi chiều lúc nào cũng nghẹt kín ôtô đưa đón trẻ. Nhà Tèo cũng có ôtô trị giá tiền tỉ. Chị gái Tèo học cao đẳng hay đại học gì đó ở một trường quốc tế có mức học phí cao ngất cũng được sắm ôtô riêng đi học. Cứ vào đầu mỗi năm học ba hỏi Tèo thích đi xe gì ba sắm. Tèo cứ một câu rằng: “Dạ. Con đi học bằng xe đạp được rồi ba”, nên mấy năm nay tôi vẫn thấy Tèo vai balô, gò lưng đạp chiếc Martin đến trường. Có lần tôi hỏi: “Ở trường có bạn nào đạp xe đi học giống như con không?” . Tèo cười hiền queo trả lời: “Dạ, chỉ có mình con”.

Ba mẹ cất nhà mới, Tèo được một phòng riêng đầy đủ tiện nghi nhưng Tèo vẫn thích ở trên căn gác xép giản dị trong căn nhà cấp bốn của ông bà nội. Ở nhà Tèo rất lễ phép với ông bà, cha mẹ và hàng xóm. Ba mẹ Tèo mỗi người quản lý một cửa hiệu buôn bán nên hầu như bận rộn suốt ngày, rất ít thời gian ở gần con cái.

Cho đến lúc Tèo mang bài báo viết về mình về nhà thì khi đó ở nhà mới hiểu tại sao thi thoảng lại thấy em mang về những món đồ chơi nhỏ treo đầy trên gác. Đó là những hôm bà cụ không bán được hàng, em đã mua giúp bà cụ dù mấy món đồ chơi đó không dành cho lứa tuổi của em.

Từng biết về Tèo nên khi xem bài viết tôi cũng không ngạc nhiên mấy về lòng tốt và nghĩa cử của em. Tôi ngưỡng mộ Tèo bởi đã từng chứng kiến nhiều học sinh có điều kiện cuộc sống đủ đầy như em nhưng lại không chăm lo học hành, thậm chí trở nên hư đốn, bỏ nhà đi bụi và rồi lại đổ lỗi cho cha mẹ vì mải lo công việc làm ăn mà không quan tâm, bỏ mặc con cái. Tèo ngược lại, dù thời gian ở gần ba mẹ không nhiều nhưng em không những tự biết chăm sóc bản thân, mà còn biết quan tâm chia sẻ cùng người có hoàn cảnh khó khăn ngoài xã hội với quỹ thời gian hạn hẹp trong năm học cuối cấp của mình.

Xem bài báo viết về Tèo xong, hôm nọ gặp em tôi khen: “Tèo giỏi há!”. Tèo chỉ cười khiêm tốn: “Dạ, có gì đâu cô”. Tèo đang học lớp 12. Tôi không hỏi học lực ở trường của em thế nào, cũng không hỏi em sẽ chọn thi ngành nào, tôi cũng không biết sau này lớn lên ra xã hội em sẽ làm gì... Nhưng tôi biết chắc chắn một điều rằng Tèo sẽ là một người tử tế!

“Gia đình em cũng xuất thân từ nghèo khó, qua bao vất vả mới được như ngày hôm nay. Em nghĩ trong cuộc sống mình phải biết nhìn lại, nhìn cảnh bà cụ buôn bán cực khổ em muốn giúp cụ trong khả năng và thời gian của mình.

Em làm điều này không chỉ là cho người khác mà còn là làm cho bản thân, bởi khi giúp bà cụ như vậy em cảm thấy vui vì ít ra mình cũng làm được những việc có ích, giúp đỡ những người còn khó khăn hơn mình trong cuộc sống. Ngày nào còn học ở trường thì em sẽ còn giúp bà...!”.

Bạn đã làm được điều đó không phải vì cần được tuyên dương, không phải vì muốn được ca ngợi, chỉ là vì lòng thương cảm giữa con người với con người. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn biết bao nếu ai cũng có được những suy nghĩ, tấm lòng như bạn. Và trường chúng ta càng tự hào hơn khi có những học sinh giàu lòng nhân ái như thế!

(Trích bài báo trong bản tin của trường nơi Tèo theo học)

LÊ HẠNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thảo cầm viên tung loạt trải nghiệm hè cho trẻ rèn kỹ năng, tránh xa điện thoại

Hè này, Thảo cầm viên tổ chức hơn 20 hoạt động trải nghiệm giúp các em thiếu nhi rèn luyện kỹ năng trong môi trường thiên nhiên trong lành, hướng đến hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại.

Thảo cầm viên tung loạt trải nghiệm hè cho trẻ rèn kỹ năng, tránh xa điện thoại

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về chính sách miễn học phí được giao cho HĐND tỉnh thực hiện, sẽ gây thiếu công bằng khi tỉnh chi ít, tỉnh chi nhiều.

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

Cần tránh việc tổ chức lễ tri ân và trưởng thành rình rang nhằm tạo danh tiếng cho một ngôi trường, hoặc là đẩy cuộc đua ngầm về lối sống ảo, so bì nhau.

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

UBND TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về thành lập trường tư thục

UBND TP.HCM vừa có văn bản về việc tháo gỡ các vướng mắc liên quan điều kiện thành lập trường tư thục trên địa bàn TP.HCM.

UBND TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về thành lập trường tư thục

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Tự hào nước duy nhất ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông

'Khi nghị quyết được Quốc hội thông qua, chúng ta có quyền công bố rộng rãi, chắc chắn chúng ta là nước duy nhất trong ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông'.

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Tự hào nước duy nhất ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông

Thống đốc bang Nam Úc: Nhiều cơ hội hợp tác giáo dục giữa TP.HCM và Úc

Nhiều cơ hội đang mở rộng cho học sinh, sinh viên Việt Nam đến học tại Nam Úc. Ngược lại, một số tổ chức giáo dục Nam Úc cũng rất quan tâm đến thị trường TP.HCM.

Thống đốc bang Nam Úc: Nhiều cơ hội hợp tác giáo dục giữa TP.HCM và Úc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar