03/04/2023 14:15 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chuyện của người bố có con ung thư và tiệm cơm 1K

Hơn một năm cùng con chiến đấu với căn bệnh ung thư, người bố thấu hiểu nỗi khó nhọc của gia đình có con bị bệnh hiểm nghèo. Điều đó thôi thúc anh mở tiệm cơm 1K ở Hà Nội để ai cần thì đến nhận.

Chuyện của người bố có con ung thư và tiệm cơm 1K - Ảnh 1.

Hai đầu bếp "cừ khôi" Trần Thu Huyền và Mai Anh trổ tài trang trí suất cơm ngon, đẹp cho các bệnh nhi - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Đều đặn hai buổi/tuần (thứ tư, thứ bảy), bếp ăn của tiệm cơm 1K đỏ lửa phục vụ nấu ăn cho bệnh nhi. Trưa nay đầu bếp chế biến món ăn Việt đầy dinh dưỡng, hôm tới sẽ trổ tài với thực đơn Nhật Bản, Hàn Quốc hay châu Âu…

Mỗi buổi tiệm sẽ nấu khoảng 150 - 200 suất cơm và mang đến cho các bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương (Hà Nội).

TRẦN TRUNG KIÊN

Mong muốn của mình là duy trì được tiệm cơm thật lâu, thật nhiều năm nữa để giúp được nhiều bệnh nhi. Để duy trì tiệm cơm, quan trọng nhất là con người, phải có những người bạn đồng hành, còn lại kinh phí mọi người có thể chung tay được.

Từ câu chuyện của bố…

Tiệm cơm 1K là sáng kiến của anh Trần Trung Kiên (35 tuổi, ở Hà Nội), bắt đầu triển khai từ cuối năm 2021.

Ngày trước, bé Nhím - con gái anh Kiên - bị bệnh ung thư phải điều trị ở Bệnh viện Nhi trung ương. Thương con, người bố từng là quân nhân đành xin xuất ngũ để dành toàn bộ thời gian chăm sóc con gái.

Ngày ngày cùng con chiến đấu ở viện, anh thấu hiểu được nỗi khó nhọc, vất vả của bệnh nhi và gia đình. Kể từ đó anh ấp ủ ý tưởng về một tiệm cơm, ở đó người bệnh chỉ cần trả "1K" (1.000 đồng) là được ăn bữa cơm thật ngon, thật dinh dưỡng.

Ngày Nhím rời xa cuộc sống, trái tim người bố không nguôi nhớ về con gái, thôi thúc anh bắt tay vào triển khai ý tưởng của mình.

Chuyện của người bố có con ung thư và tiệm cơm 1K - Ảnh 3.

Anh TrầnTrung Kiên - người sáng lập tiệm cơm 1K - cùng các đầu bếp tự tay chế biến những suất cơm thơm ngon tặng bệnh nhi - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

"Bố mẹ kể một tuần các con chỉ đợi hai bữa cơm của cô chú để được ăn cơm ngon thôi. Nghe được điều đó, chúng tôi cảm thấy thật ấm lòng" - anh Kiên bày tỏ. Nhưng một mình anh chẳng đủ sức đi đường dài nên anh kêu gọi bạn bè, đăng tải thông tin trên Facebook.

Nơi căn bếp của tiệm, đa số đồ dùng, vật dụng nấu nướng đều được bạn bè khắp nơi quyên tặng. Kinh phí để nấu những suất cơm cũng được mọi người gom góp. Quan trọng hơn, tiệm cơm 1K đã tập hợp được những "đầu bếp cừ khôi" và các tình nguyện viên sẵn sàng đồng hành mỗi khi bếp đỏ lửa.

Chuyện của người bố có con ung thư và tiệm cơm 1K - Ảnh 4.

Suất cơm ở tiệm cơm 1K được thay đổi thực đơn liên tục khiến các bệnh nhi thích thú - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Nói là "cừ khôi" bởi lẽ hầu hết họ đều là các mẹ, các chị có con còn nhỏ, vậy mà sáng nào cũng thức dậy thật sớm để đến tiệm cho kịp giờ nấu nướng. 

"Mỗi suất cơm ngoài giá trị về mặt dinh dưỡng còn mang giá trị về mặt tinh thần. Mình hay nói đùa với anh Kiên là: "Mỗi tuần em sẽ cố gắng cho các con đi "nhà hàng" một lần". Chính vì vậy mình luôn cải thiện bữa ăn cho các con, khi thì đồ Nhật, đồ Hàn, khi thì đồ Âu… để các món ăn luôn có sự thay đổi" - chị Trần Thu Huyền (quận Thanh Xuân, Hà Nội) bộc bạch.

Đồng hành với tiệm cơm từ những ngày đầu tiên, chị Huyền không giấu được xúc động gửi lời cảm ơn đến các bệnh nhi, đến người sáng lập tiệm cơm đã "khai phá tiềm năng ẩn giấu trong chị". Chị giãi bày, trước kia chỉ quen nấu một bữa cơm cho ba người, nay chị đã thuần thục đứng bếp để nấu cơm cho tận 200 người ăn.

Chuyện của người bố có con ung thư và tiệm cơm 1K - Ảnh 5.

Những bữa cơm thơm, ngon đến từ các đầu bếp cừ khôi của tiệm cơm 1K - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Còn với tình nguyện viên Mai Anh (ở Hà Nội) cũng dí dỏm nói ở nhà đôi khi còn lười một chút, chứ ở đây ai cũng luôn tay luôn chân cho kịp giờ phát cơm. 

Chị Mai Anh còn kêu gọi chồng cùng hai con đến phụ giúp công việc tại tiệm. Điều mà người mẹ trẻ mong mỏi chính là gieo vào trái tim trẻ thơ tấm lòng biết sẻ chia và yêu thương với những hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

…Đến những suất cơm trao bệnh nhi

Trưa thứ tư nơi góc hồ đối diện cổng Bệnh viện Nhi trung ương, tiệm cơm 1K "bày bán" 170 suất cơm gạo tẻ nương tím đẹp mắt với thực đơn là tôm xốt thơm phưng phức kèm rau cải xanh. Anh Kiên cho biết dù tên gọi là "1K" nhưng thực ra tiệm phát miễn phí cho các bệnh nhi mà chẳng lấy bất cứ khoản tiền nào.

Trước khi "bán", tiệm đã kết nối với bệnh viện để nắm bắt nhu cầu của bệnh nhi và gia đình, từ đó lên số lượng suất cơm. Bên cạnh những suất cơm cố định, mỗi ngày tiệm cũng tăng thêm số lượng để tặng các trường hợp chưa kịp đăng ký hoặc tặng người nghèo ở xung quanh đó.

Chuyện của người bố có con ung thư và tiệm cơm 1K - Ảnh 6.

Trước cổng Bệnh viện Nhi trung ương, đều đặn 2 buổi/tuần, các thành viên tiệm cơm 1K sẽ trao cơm cho các bệnh nhi - Ảnh: HÀ THANH

Cầm trên tay suất cơm được tặng, chị Nguyễn Thị Thùy (27 tuổi, ở Nghệ An) bật khóc nức nở. Người mẹ ấy có con phải mổ tim, bé mới 12 tháng, những ngày cùng con ở viện khiến đôi vai của người mẹ trẻ thêm phần khó nhọc.

"Gia đình khó khăn quá mà vẫn gắng để chữa bệnh cho con. Nay nhận cơm này, mình phải gắng ăn cho em bé có sữa bú" - chị bộc bạch.

Chuyện của người bố có con ung thư và tiệm cơm 1K - Ảnh 7.

Mỗi suất cơm đến với bệnh nhi không chỉ là món ăn, mà còn là món quà tinh thần quý giá - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Chưa đầy 20 phút "bày bán", tiệm cơm 1K đã trao hết 170 suất cho bệnh nhi và người nhà. Trong lượt người xếp hàng nhận cơm của tiệm trưa hôm đó, anh Kiên nhận ra nhiều vị khách quen đã gắn bó ở Bệnh viện Nhi trung ương...

Tập tễnh chân giả vẫn rong ruổi cùng tấm lòng thiện nguyện

TTO - 5 năm giúp đỡ người khó khăn, ngày nào Lưu cũng nhận được tin nhắn từ ai đó nhờ anh giúp đỡ một cảnh đời. Thế là anh lại lên đường với cái chân giả.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Văn minh ở cây xăng

Người ta vẫn nói chỉ cần quan sát những hành xử nhỏ trong các tình huống đời sống của một người, bạn sẽ phần nào cảm nhận được nền tảng văn hóa cũng như nhân cách của người đó. Chẳng hạn như chuyện bạn làm gì khi đợi mua xăng.

Văn minh ở cây xăng

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Hơn 10 năm nay, cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cùng những người bạn trong nhóm thiện nguyện đã nấu hàng ngàn suất cháo, trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị bệnh.

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Chương trình Tiếp sức mùa thi 2025 chính thức khởi động với thông điệp 'Mùa thi hạnh phúc', mở rộng hoạt động trên 63 tỉnh thành cả nước.

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Ngày 11-5, 150 đại biểu trẻ em là học sinh tiểu học và THCS tham gia kỳ họp Hội đồng Trẻ em TP.HCM đã thảo luận nhiều vấn đề, cũng để chuẩn bị cho chương trình lãnh đạo TP gặp gỡ, lắng nghe thiếu nhi sắp tới.

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar