06/03/2010 07:18 GMT+7

Chuyện của chiếc cầu thang cái

AMA TRUNG (Đắk Nông)
AMA TRUNG (Đắk Nông)

TT - Tháng trước, lần đầu tiên Y Tưi dẫn tôi về nhà anh ở buôn Buor, xã Tâm Thắng (Cư Jút, Đắk Nông). Anh mời tôi cùng bước lên sàn bằng chiếc cầu thang phía hông nhà. Trò chuyện xong tôi cáo từ, anh tiễn tôi cũng bằng chiếc cầu thang ấy, trong khi ngay trước cửa có chiếc cầu thang vừa to, rộng, khá đẹp.

Tôi tò mò hỏi anh về việc hơi lạ này. Anh bèn dẫn tôi ra cầu thang trước nhà, giải thích:

- Với những nhà dài bao giờ cũng có hai cầu thang, đây là chiếc cái, nó rất đẹp phải không? Nó được vạt liền từ một khúc gỗ lớn từ dưới lên trên có bảy bậc. Theo người Ê Đê, số 7 là số rất may mắn, lại là số của người có chức sắc trong buôn và những nhà giàu, chứ dân nghèo chỉ là 3-5 thôi.

Làm cầu thang cái không đơn giản, đi chặt khúc gỗ trong rừng đã phải cúng xin giàng, đưa gỗ về nhà phải cúng nữa, người đàn bà là chủ nhà mới được cầm búa bửa nhát đầu tiên, sau đó giao cho thợ. Thợ cũng kiêng cữ lắm, suốt thời gian 3-5 ngày làm cầu thang không được đùa giỡn, nói tục hay nói gì đụng phạm đến phụ nữ. Hình tượng hai bầu ngực là bầu sữa mẹ và cũng chứng tỏ uy quyền của người chủ gia đình là phụ nữ, hay nói văn hoa hơn là “nữ nhi thượng quyền’’.

Cầu thang cái chỉ dành cho mẹ vợ, vợ, con gái và khách thôi.

Nói xong Y Tưi kéo tôi lại chiếc cầu thang nhỏ hơn nằm bên hông mà chúng tôi vừa bước lên và tiếp:

- Đây là cầu thang đực, của chồng, con trai, con rể, nó ba, bốn, năm hay sáu bậc đều được vì cầu thang này không quan trọng nên không cần kiêng cữ. Nó thô, không đẹp như cầu thang cái và không có... hai bầu sữa.

Để tìm hiểu kỹ hơn, tôi hỏi:

- Nhưng nếu lỡ đi lộn thì sao?

Anh cười:

- Ngày xưa, nếu ai bắt gặp đàn ông trong nhà (có nghĩa là chồng và con trai đã trưởng thành) đặt chân lên cầu thang cái là đưa ra buôn phạt vạ về tội không tôn trọng “quyền nhi nữ’’. Ngoài việc phạt bằng hiện vật như tiền hay gà, heo... tùy theo lỗi nặng, nhẹ còn phải mất gà hoặc heo cúng cầu thang nữa.

Thời nay hầu như bỏ việc phạt, nhưng ai cũng có ý thức về điều cấm kỵ này. Ngay cả khách lạ, khách quen đến, nếu có phụ nữ ở nhà họ sẽ mời bước lên bằng cầu thang cái, còn không thì chọn cầu thang đực mà lên mới phải phép lịch sự.

Tôi hỏi nửa đùa nửa thật:

- Vậy các anh có buồn do mình bị... lép vế?

Y Tưi nói ngay:

- Không, phong tục ông cha quy định mà, mình tôn trọng để vợ vui là hạnh phúc đấy.

AMA TRUNG (Đắk Nông)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Rể Tây kể chuyện cưới vợ Việt, nghe đến đâu 'thương' đến đó

Hiện ngày càng nhiều người nước ngoài cưới vợ Việt, nhưng đôi khi gặp không ít 'thử thách' do văn hóa khác biệt.

Rể Tây kể chuyện cưới vợ Việt, nghe đến đâu 'thương' đến đó

Mải miết quẹt app hẹn hò: Người bị 'nghiện', kẻ hoài nghi chính mình

Lướt miệt mài, quẹt tích cực mãi mà chẳng gặp chân ái mình nhưng nhiều bạn trẻ vẫn nghiện cảm giác được sống trên các ứng dụng hẹn hò.

Mải miết quẹt app hẹn hò: Người bị 'nghiện', kẻ hoài nghi chính mình

Sống lâu hơn nhờ gia đình hạnh phúc

Chất lượng hôn nhân và sức khỏe là hai yếu tố song hành trong tuổi thọ.

Sống lâu hơn nhờ gia đình hạnh phúc

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ luyện tập và tham gia diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP.HCM, chàng chiến sĩ đã bưng tráp sang dạm ngõ ‘hậu phương’.

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Anh sợ một mai em buông tay, căn nhà này sẽ trống vắng không chỉ bởi thiếu đi tiếng cười.

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Khi gia đình mất kết nối

Một số gia đình đang bị mất kết nối khi vợ chồng chỉ còn là vỏ bọc bên ngoài, không thể nói chuyện cùng nhau. Ba mẹ với con cái cũng vậy.

Khi gia đình mất kết nối
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar