20/07/2023 17:01 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chuyến bay giải cứu 240 chỗ, có 10 hũ tro cốt của đồng bào

Nữ giám đốc phân trần từng phải bán nhà để có tiền lo các thủ tục, đặt cọc chuyến bay làm hồ sơ cấp phép chuyến bay giải cứu nhưng bị từ chối. Trong khi mỗi chuyến về 240 chỗ thì 10 chỗ cho hũ đựng tro cốt đồng bào.

Bị cáo Trần Thị Mai Xa tự bào chữa tại phiên tòa xử vụ chuyến bay giải cứu - Ảnh: NAM ANH

Bị cáo Trần Thị Mai Xa tự bào chữa tại phiên tòa xử vụ chuyến bay giải cứu - Ảnh: NAM ANH

Chiều 20-7, nhóm bị cáo là các chủ doanh nghiệp bị xét xử tội "đưa hối lộ" trong phiên tòa vụ chuyến bay giải cứu được tự bào chữa, tranh luận với quan điểm buộc tội từ cơ quan công tố.

Trong phần tự bào chữa, bà Trần Thị Mai Xa, giám đốc Công ty cổ phần Giáo dục Masterlife, dùng từ "rất giận" với việc gây khó dễ từ cán bộ Cục Lãnh sự, Cục Quản lý xuất nhập cảnh khiến bà "không có sự lựa chọn khác", lần đầu tiên được cấp phép chuyến bay giải cứu là do đã chi tiền "bôi trơn" nên những lần sau "cứ theo thông lệ".

Phiên tòa 'chuyến bay giải cứu': 'Lần đầu ép phải đưa rồi, lần sau cứ thế phải đưa thôi'

"Phải làm theo cơ chế cảm ơn đi"

Tại tòa, bà Mai Xa giãi bày muốn trình bày cụ thể hơn bối cảnh xin cấp phép chuyến bay giải cứu bị gây khó khăn, bị bức ép "không còn lựa chọn nào khác", chỉ để cảm thấy nhẹ lòng hơn.

Nữ giám đốc đề nghị hội đồng xét xử và viện kiểm sát kiểm tra một số bút lục, tài liệu lưu trong hồ sơ vụ án thể hiện giai đoạn đầu khi xin cấp phép chuyến bay giải cứu bị Cục Quản lý xuất nhập cảnh từ chối dù đã có sự đồng ý của ba bộ khác.

Bà Xa trần tình khi làm hồ sơ, doanh nghiệp đã phải đóng tiền cọc thuê máy bay, nhưng vẫn bị từ chối, bị gây khó dễ. "Bị cáo từng bị mất chuyến bay và phải bán nhà để mua chuyến khác", bà Xa nói.

Rơi vào hoàn cảnh như vậy, khi tiếp tục xin cấp phép chuyến bay, dù Cục Lãnh sự đã đồng ý nhưng vẫn nói còn vướng mắc ở Cục Quản lý xuất nhập cảnh nên "yêu cầu bị cáo liên hệ với bên đó", lời bà Xa.

"Lúc đó bị cáo rất run, như chim sợ cành cong, không còn nhà để bán", bà Xa trình bày cảm xúc của mình khi bị gây khó dễ xin cấp phép chuyến bay.

Tiếp tục trình bày, bà Xa cho biết đã tìm cách liên lạc với ông Vũ Sỹ Cường (cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh) thì được xác nhận là khó có ý kiến đồng thuận cho hồ sơ của Masterlife.

Thế nhưng lý do của việc khó mà ông Cường nói với bà Xa là "sếp không biết doanh nghiệp của em là ai". Bà Xa nói "khi đó trong lòng bị cáo rất ấm ức, mình đang làm những điều tốt, làm theo chủ trương nhân đạo của Nhà nước mà giờ bị từ chối chỉ vì 'sếp không biết doanh nghiệp em là ai'".

Các bị cáo tại phiên tòa xử vụ chuyến bay giải cứu - Ảnh: NAM ANH

Các bị cáo tại phiên tòa xử vụ chuyến bay giải cứu - Ảnh: NAM ANH

Bà Xa khẳng định Vũ Sỹ Cường cũng "mở lối" cho bị cáo muốn giải quyết nhanh phải "làm theo cơ chế cảm ơn đi, nếu không kịp thì sẽ khó lắm".

Đứng trước tình thế "không còn sự lựa chọn nào", bị cáo phải đi xoay tiền thì mới được ý kiến đồng thuận từ các cơ quan ban ngành, lời của bà Xa tại tòa.

Nữ giám đốc tiếp tục nói "bị cáo rất ấm ức" bởi ý kiến đồng thuận cho các doanh nghiệp là trách nhiệm của các bộ ngành, chứ không phải để doanh nghiệp phải đi xin.

"Lẽ ra Cục Lãnh sự phải giải quyết, chứ không phải bị cáo. Bây giờ đứng đây bị cáo rất giận, giận các anh chị ở Cục Lãnh sự lắm", bà Xa nói và cho rằng sự gây khó dễ của các bộ ngành "là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt sai phạm của bị cáo".

Mỗi chuyến bay giải cứu chở 10 hũ tro cốt của đồng bào

Bà Xa tiếp tục trình bày về những việc bị gây khó dễ trong quá trình xin cấp phép chuyến bay giải cứu và dẫn đến "phải đưa tiền trong vô thức".

"Bị cáo làm một cách vô thức, không hề cảm nhận được. Nhưng vì lần đầu đã như thế, thì lần sau cũng phải đưa thôi, nó như một thông lệ", bị cáo trình bày.

Tiếp tục bào chữa, bà Xa cho biết trên những chuyến bay giải cứu do công ty của mình thực hiện, mỗi chuyến có 240 chỗ thì có khoảng 10 hũ tro cốt của những công dân tử vong vì dịch bệnh được đưa cùng về nước.

Kể câu chuyện trên, bà Xa tiếp tục nhắc lại chuyện bị gây khó dễ, khi hỏi cựu cán bộ công an Cường vì sao không cấp phép thì được trả lời do "chưa có sự cấp thiết".

"Bị cáo hỏi rằng trong lúc dịch bệnh cả thế giới hoảng loạn thì thế nào là cấp thiết? Hũ tro cốt những người chết vì dịch được mang về chỉ 10 người, nếu một nửa chuyến bay là tro cốt thì có cấp thiết hay không?", bà Xa đặt vấn đề và tiếp tục nói rất ấm ức "vì làm những việc tốt cho đồng bào mà bị gây khó khăn".

Gửi lời đến những cựu quan chức nhận hối lộ, bà Xa nói: "Hôm nay các anh có nhận ra lỗi lầm của mình nhưng trong lòng em cảm thấy rất trách. Đấy là cảm nhận của bị cáo trước phiên tòa hôm nay. Những gì không dám nói ra đã nói hết rồi".

Cuối phần trình bày, bà Xa giải thích thời điểm xin cấp phép chuyến bay giải cứu đã "có cái nhìn hơi sai về chính quyền" dẫn đến thực hiện hành vi sai phạm, nên mong hội đồng xét xử "có cái nhìn cảm thông" và khoan hồng với bị cáo cũng như "các anh chị em đồng nghiệp là khối doanh nghiệp" bị đưa ra xét xử.

Bào chữa cho bà Xa, luật sư cũng đưa ra lập luận quá trình xin cấp phép chuyến bay giải cứu, thủ tục gặp muôn vàn khó khăn. Thời điểm đó, nhiều địa phương không đón khách cách ly, rất thiếu khách sạn cho công dân Việt Nam về nước.

Vì thế, doanh nghiệp muốn đón khách đưa về nước phải đặt cọc khách sạn trước cả tháng. Việc cấp phép chuyến bay chậm trễ đã khiến bị cáo Mai Xa khi lần đầu tổ chức chuyến bay đã bị mất toàn bộ 1,5 tỉ đồng tiền đặt cọc khách sạn. Bị cáo đã phải bán nhà để bù khoản lỗ này.

"Nhưng những khó khăn đó chưa là gì so với sự nhũng nhiễu của những công chức nhà nước. Họ đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, đòi chi mỗi chuyến 150 triệu đồng. Việc doanh nghiệp phải đưa tiền cho nhiều người ở nhiều cơ quan nhà nước, đó là rào cản đáng sợ", lời luật sư.

Theo cáo trạng, quá trình tổ chức thực hiện các chuyến bay giải cứu, Trần Thị Mai Xa đã sử dụng pháp nhân của 4 công ty tổ chức được 18 chuyến bay.

Để được giải quyết cấp phép các chuyến bay giải cứu, từ tháng 6-2021 đến tháng 1-2022, bà Xa đã liên hệ, đặt vấn đề và đưa hối lộ cho 8 cá nhân có thẩm quyền, tổng số 19 lần, số tiền 8,1 tỉ.

Cụ thể bà Xa đã đưa hối lộ cho Vũ Sỹ Cường 2,1 tỉ, đưa cho Vũ Anh Tuấn (cựu phó phòng tham mưu Cục Quản lý xuất nhập cảnh) 20.000 USD, đưa cho cựu cục trưởng Cục Lãnh sự 55.000 USD…

15h30 phiên tòa nghỉ, ngày mai tiếp tục với phần nêu quan điểm đối đáp từ viện kiểm sát.

Chuyến bay giải cứu: Doanh nhân nói mình là nạn nhân của 'văn hóa phong bì'?

Nộp hồ sơ xin cấp phép chuyến bay giải cứu nhưng doanh nghiệp chưa “bôi trơn” thì không được hồi âm. Nhiều cựu giám đốc nói phải tìm đường đi “cửa sau”, có người còn phân trần mình “là nạn nhân của văn hóa phong bì”.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trưởng công an xã tông liên hoàn 6 xe máy, có được rời hiện trường sau tai nạn?

Người gây tai nạn phải ở lại hiện trường cho đến khi công an đến; trừ trường hợp phải đi cấp cứu, đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc xét thấy bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe nhưng phải đến trình báo ngay công an hoặc UBND nơi gần nhất.

Trưởng công an xã tông liên hoàn 6 xe máy, có được rời hiện trường sau tai nạn?

Nam thanh niên đâm chết người tình ra đầu thú

Do mâu thuẫn tình cảm, Phạm Thành Nam đã dùng dao đâm chết bạn gái rồi ra công an đầu thú.

Nam thanh niên đâm chết người tình ra đầu thú

Dãy quán nhậu khuya ven sông Hàn tái phạm mở nhạc chói tai, ‘tra tấn’ người dân

Dù đã bị cơ quan chức năng xử lý nhưng dãy quán nhậu ven sông Hàn vẫn tái phạm, mở nhạc ồn ào.

Dãy quán nhậu khuya ven sông Hàn tái phạm mở nhạc chói tai, ‘tra tấn’ người dân

Cán bộ công an bị tố tát cô gái: Tổ công tác mặc thường phục đến công ty kiểm tra gì?

Liên quan vụ cán bộ công an phường bị tố tát dân tại phường Dương Nội (quận Hà Đông), giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết đã chỉ đạo khẩn trương xác minh.

Cán bộ công an bị tố tát cô gái: Tổ công tác mặc thường phục đến công ty kiểm tra gì?

Đình chỉ điều tra đối với cựu bí thư Bến Cát Nguyễn Hồng Khanh

Cựu tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Bình Dương, cựu bí thư Bến Cát Nguyễn Hồng Khanh liên tục kêu oan trong vòng 7 năm kể từ khi bị khởi tố, tới nay bất ngờ bị thay đổi tội danh và đình chỉ điều tra bị can.

Đình chỉ điều tra đối với cựu bí thư Bến Cát Nguyễn Hồng Khanh

Bắt 2 nghi phạm lừa đảo chiếm đoạt 3,2 tỉ đồng từ vay tiền qua app

Mã Quốc Tuấn và Phạm Thu Hồng bị bắt vì lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ 136 khách hàng qua ứng dụng HD SAISON. Đáng chú ý, cả hai đã nhận tiền từ công ty nhưng chỉ giao cho khách 25%, còn lại để chiếm đoạt.

Bắt 2 nghi phạm lừa đảo chiếm đoạt 3,2 tỉ đồng từ vay tiền qua app
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar