29/04/2022 09:35 GMT+7

Chuyển 1,9ha rừng tự nhiên làm hồ chứa nước: Hồ đã làm xong, vẫn chưa xin phép Thủ tướng

ĐÔNG HÀ
ĐÔNG HÀ

TTO - Ở huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, người ta đã phá đi hơn 1,9ha rừng tự nhiên để làm hồ chứa nước suối Ớt khi chưa được Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Chuyển 1,9ha rừng tự nhiên làm hồ chứa nước: Hồ đã làm xong, vẫn chưa xin phép Thủ tướng - Ảnh 1.

Hồ chứa nước suối Ớt đã hoàn thành - Ảnh: Đ.H.

Tháng 10-2018, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phê duyệt dự án hồ chứa nước suối Ớt (Côn Đảo) và giao cho UBND huyện Côn Đảo làm chủ đầu tư với tổng mức hơn 30 tỉ đồng.

Để làm dự án này phải lấy hơn 2,18ha đất rừng tự nhiên, trong đó có hơn 1,9ha giải tỏa trắng, chặt bỏ cây rừng.

Điều đáng nói là đến nay rừng đã bị hạ, công trình đã hoàn thành nhưng hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng rừng mới trình lên cấp có thẩm quyền.

"Gạo đã nấu thành cơm"

Tháng 12-2019, UBND huyện Côn Đảo bàn giao hơn 2,18ha đất rừng tự nhiên do huyện này quản lý cho các nhà thầu để thi công gói thầu xây lắp dự án hồ chứa nước suối Ớt.

Đến tháng 7-2020, đại diện chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản huyện Côn Đảo cùng các ngành chức năng có kiểm tra hiện trạng rừng được lấy để làm dự án. 

Lúc này, các ngành chức năng có ý kiến chủ đầu tư phải thực hiện các thủ tục chuyển đổi đất rừng, chỉ thi công khi cấp có thẩm quyền cho phép. 

Riêng ý kiến của ông Đỗ Thanh Phương - phó giám đốc ban quản lý dự án - là để không ảnh hưởng đến tiến độ dự án, xin phép cơ quan có thẩm quyền cho phép thi công song song với xin chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.

Từ tháng 7-2020, các nhà thầu bắt đầu chặt phá rừng, san ủi mặt bằng để thi công hồ chứa nước có dung tích 70.000m3. Mục tiêu của dự án là để đảm bảo nguồn nước phục vụ phòng, chữa cháy rừng kết hợp tạo nguồn nước ngọt, nâng cao mực nước ngầm, giảm tình trạng xâm nhập mặn.

Đến nay, công trình hồ chứa nước suối Ớt đã xong. Thế nhưng, việc hoàn thiện thủ tục xin chuyển đổi đất rừng tự nhiên là không thể và "gạo đã nấu thành cơm".

Theo Luật lâm nghiệp 2017 và các nghị định hướng dẫn luật này, việc chuyển đổi đất rừng tự nhiên sang mục đích khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, việc chuyển hơn 2,18ha đất rừng tự nhiên để làm hồ chứa nước tại Côn Đảo phải được sự đồng ý, cho phép, quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quy trình xin chuyển đổi đất rừng tự nhiên phải qua nhiều khâu, nhiều bộ ngành liên quan thẩm định và cho ý kiến. 

Theo đó, UBND cấp tỉnh làm hồ sơ, tờ trình gửi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT). Bộ NN&PTNT lấy ý kiến của các bộ, ngành có liên quan rồi tổng hợp để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Nhưng gần 2ha đất rừng tự nhiên ở Côn Đảo đã đi ngược quy trình này.

Ai chịu trách nhiệm?

Đến tháng 3-2021, hồ sơ trình xin chuyển mục đích sử dụng rừng mới được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gửi đến Bộ NN&PTNT. Lúc này, qua giám sát bằng hình ảnh vệ tinh, đối chiếu bản đồ, con số..., Bộ NN&PTNT phát hiện rừng trong khu vực dự án hồ suối Ớt có dấu hiệu đã tác động.

Do đó, bộ yêu cầu kiểm tra lại hiện trạng rừng và nếu đã bị tác động thì giải trình vì sao cũng như xác định rõ diện tích rừng bị tác động.

Sau khi có báo cáo của UBND huyện Côn Đảo và ngành chức năng, tháng 1-2022 UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có giải trình gửi Bộ NN&PTNT. Theo đó, tỉnh này cho biết trong tổng số hơn 2,18ha đất rừng lấy làm hồ suối Ớt đã có hơn 1,9ha bị tác động, giải phóng mặt bằng.

Cuối tháng 2-2022, Bộ NN&PTNT có công văn trả lời cho UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu rằng hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng rừng cho dự án hồ suối Ớt không đủ điều kiện để bộ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Lý do là dự án đã tác động đến rừng, diện tích rừng xin chuyển đổi đã bị tác động tới gần 90%.

Bộ NN&PTNT đề nghị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan, đồng thời có phương án khắc phục hậu quả đối với diện tích rừng đã bị tác động và giải phóng mặt bằng.

Ai phải chịu trách nhiệm khi rừng đã bị phá trước khi xin phép Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương? Làm sao để khắc phục được diện tích rừng đã bị phá như đề nghị của Bộ NN&PTNT?

Được biết, quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án hồ chứa nước suối Ớt và giao cho UBND huyện Côn Đảo làm chủ đầu tư dự án này do ông Lê Tuấn Quốc, phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ký thay chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hồi tháng 9-2018. Nay ông Lê Tuấn Quốc đã nghỉ hưu.

Chủ tịch UBND huyện Côn Đảo vào thời điểm thực hiện dự án là ông Lê Văn Phong. Hiện nay ông Phong giữ chức bí thư - chủ tịch UBND huyện Côn Đảo.

Xin chuyển đất rừng làm cụm công nghiệp ở Côn Đảo cũng "thua"

Đồng thời với việc trình hồ sơ dự án hồ suối Ớt, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng xin chuyển đổi gần 1,5ha đất rừng tự nhiên ở Côn Đảo để làm dự án "cụm công nghiệp Bến Đầm".

Tuy nhiên, Bộ NN&PTNT trả lời không đồng ý trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định vì dự án này không đúng tiêu chí được chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác theo quy định.

Rừng tự nhiên ở Phú Yên lại bị tàn phá: Lợi dụng dịch COVID-19 để phá rừng?

TTO - Những khu rừng tự nhiên với các loại cây lớn còn phân bổ tương đối dày trên đồi núi thuộc rừng Suối Quanh (xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa, Phú Yên) lại bị lâm tặc cưa chặt lấy gỗ, đốt dọn lấy đất trồng keo.

ĐÔNG HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cầu nối sông Trà Khúc làm gần xong, giờ tranh luận việc đặt tên

Hội đồng tư vấn đặt tên công trình công cộng tỉnh Quảng Ngãi thống nhất đặt tên Hà Thuận cho dự án cầu Trà Khúc 3. Nay Sở Tư Pháp cho rằng không có trong ngân hàng tên đường và công trình công cộng. Thế là phải bàn tiếp.

Cầu nối sông Trà Khúc làm gần xong, giờ tranh luận việc đặt tên

Bình Dương có các khu công nghiệp sinh thái đầu tiên hơn 1.000 ha

Các khu công nghiệp sinh thái quy mô lớn, khu công nghệ thông tin đầu tiên của Bình Dương được khởi động, mở ra định hướng mới về thu hút đầu tư trước thềm sáp nhập với TP.HCM.

Bình Dương có các khu công nghiệp sinh thái đầu tiên hơn 1.000 ha

Quốc hội 'chốt' chi hàng chục ngàn tỉ cho cán bộ, công chức nghỉ việc khi tinh gọn

Với đa số tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua việc đồng ý chi hàng chục ngàn tỉ đồng cho cán bộ, công chức nghỉ việc sau tinh gọn bộ máy, miễn học phí.

Quốc hội 'chốt' chi hàng chục ngàn tỉ cho cán bộ, công chức nghỉ việc khi tinh gọn

Quốc hội 'chốt' khoán chi 14 tỉ đồng khi xây dựng bộ luật mới, bộ luật thay thế

Sáng 17-5, Quốc hội thông qua nghị quyết một số cơ chế chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật với 416/443 đại biểu có mặt tán thành.

Quốc hội 'chốt' khoán chi 14 tỉ đồng khi xây dựng bộ luật mới, bộ luật thay thế

Đại biểu đề xuất cấm quảng cáo quá mức công dụng thực phẩm, quản lý nghiêm ngặt giảm cân cấp tốc

Đại biểu Trần Khánh Thu đề nghị cấm quảng cáo quá mức về công dụng thực phẩm và những tuyên bố như 'chữa bệnh', 'giảm cân cấp tốc' phải bị quản lý nghiêm ngặt.

Đại biểu đề xuất cấm quảng cáo quá mức công dụng thực phẩm, quản lý nghiêm ngặt giảm cân cấp tốc

Diễn biến mới vụ hàng trăm tấn xi măng để ngoài trời ở Hà Tĩnh gây hư hỏng

Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo khẩn trương làm rõ liên quan vụ xi măng để làm đường nông thôn tập kết ngoài trời bị hư hỏng.

Diễn biến mới vụ hàng trăm tấn xi măng để ngoài trời ở Hà Tĩnh gây hư hỏng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar