09/09/2019 13:30 GMT+7

Chuột túi nhỏ kaluta dành tới 14 tiếng cho một lần giao phối

MINH HẢI (tổng hợp)
MINH HẢI (tổng hợp)

TTO - Dành tới 14 tiếng trút hết sinh lực cho một lần giao phối để rồi lìa đời, loài chuột túi nhỏ kaluta xứng nhận ngôi vương ‘chết vì yêu’ trong thế giới động vật.

Chuột túi nhỏ kaluta dành tới 14 tiếng cho một lần giao phối - Ảnh 1.

Giao phối đến chết thường chỉ xuất hiện ở động vật không xương sống. Kaluta là trường hợp cá biệt ở những loài thú có vú - Ảnh: Createrangerparks

Kaluta (Dasykaluta rosamondae) là một loài thú có túi nhỏ, bề ngoài giống chuột chỉ có ở vùng Pilbara khô cằn ở tây bắc Úc. Loài này từ lâu vốn nổi tiếng về đặc điểm con đực thường chết sau mỗi mùa giao phối. 

Gần đây, các nhà nghiên cứu đã có những khám phá chi tiết mới đầy hấp dẫn về thói quen giao phối cực đoan và khác thường của chúng.

Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Động vật học, nguyên nhân sau mỗi mùa sinh sản vào tháng 12, hàng loạt con kaluta đực chết là vì chúng "căng thẳng và kiệt sức" đến mức hệ thống miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng. Điều này là hiển nhiên vì mỗi con kaluta đực sẽ giao phối với nhiều con cái khác nhau, liên tục trong nhiều ngày và kéo dài thời gian mỗi lần. Nhiều con một lần giao phối lâu tới 14 giờ.

Tiến sĩ Genevieve Hayes, Đại học Tây Úc, cho biết các nhà khoa học nghiên cứu và nhận thấy trước mùa giao phối, những con Kaluta thường rất khỏe mạnh, sung mãn. Sau vài tuần, chúng yếu hơn rất nhiều và hàng loạt con đực chết.

Trong giai đoạn tìm kiếm bạn tình, những con kaluta cái có khả năng đặc biệt là lưu trữ tinh trùng từ nhiều con đực khác nhau, thậm chí là bạn tình thường xuyên của những con đực khác nhau. Điều này có nghĩa là để có một lứa 8 Kaluta con sinh ra thì nó sẽ giao phối với ít nhất 3 con đực. Đồng nghĩa với việc con đực cũng phải giao phối rất nhiều và có tinh trùng chất lượng tốt, vượt trội so với con đực khác.

"Cơ chế sinh học tự nhiên của loài Kaluta cho thấy chúng có sự "đầu tư mạnh mẽ" vào mùa sinh sản. Bằng chứng là tinh hoàn của chúng trở nên lớn hơn ở thời điểm này. Đấy cũng là một yếu tố khiến chúng dễ tử vong hàng loạt" Hayes nói.

Kiểu hành vi giao phối cực đoan - một thế hệ con đực chết trong mùa sinh sản đầu tiên của chúng - được các nhà khoa học ví von như một trận "bán kết nam", rất hiếm thấy trong thế giới động vật.

Trên thực tế, các nhà khoa học chỉ biết vài chục loài giao phối theo cách này. Hầu hết trong số đó là côn trùng hoặc động vật không xương sống. Kaluta là loài có vú duy nhất có hình thức giao phối cực đoan này.

Kalutas nằm trong họ Dasykaluta rosamondae, thuộc loài thú có túi có khoảng 60 loài. Chúng nằm trên một nhánh riêng biệt của cây tiến hóa từ các loài Dasykaluta rosamondae khác.

Theo các nhà nghiên cứu, khoảng một phần năm các loài trong Dasykaluta rosamondae có biểu hiện giao phối cực đoan. "Chiến lược giao phối cực đoan này đã tiến hóa ít nhất hai lần trong cùng một gia đình thú có túi ăn thịt. Đây là phát hiện khá thú vị ở một loài động vật đến nay vẫn còn ít thông tin nghiên cứu", Hayes nói.

'Nỗi khổ' của động vật sau khi ngủ đông

TTO - Nhiều động vật, nhất là những loài ở xứ lạnh, bắt buộc phải ngủ đông để sống sót qua giai đoạn thời tiết khắc nghiệt. Mùa xuân đến, chúng tỉnh dậy, và một lần nữa phải thay đổi lối sống.

MINH HẢI (tổng hợp)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hai tiêu bản xương voi được trưng bày ở Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An như một thông điệp kêu gọi người dân cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã.

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?

Tỉ phú Elon Musk tuyên bố chip Blindsight sẽ được cấy ghép trên người mù hoàn toàn vào cuối năm 2025, mở ra hy vọng khôi phục thị lực.

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar