13/12/2022 11:21 GMT+7

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Gần hết học kỳ 1 vẫn chưa có tài liệu giáo dục địa phương!

HOÀNG HƯƠNG
HOÀNG HƯƠNG

TTO - 'Việc biên soạn, phê duyệt, in ấn tài liệu giáo dục địa phương đang gặp nhiều khó khăn. Hiện vẫn còn một số tỉnh, thành chưa thực hiện được, ảnh hưởng lớn đến việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới tại các nhà trường'.

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Gần hết học kỳ 1 vẫn chưa có tài liệu giáo dục địa phương! - Ảnh 1.

Học sinh lớp 7 ở TP.HCM trong một tiết học tại một căn cứ hoạt động của biệt động Sài Gòn. Hoạt động này cũng khá phù hợp nếu đưa vào tài liệu giáo dục địa phương - Ảnh: HOÀNG HƯƠNG

Đó là một trong những nội dung báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Hội nghị đánh giá tình hình triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 (còn gọi là chương trình giáo dục phổ thông mới) do bộ tổ chức tại TP.HCM ngày 13-12. 

Theo báo cáo, tính đến tháng 2-2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thành việc phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 và lớp 6 để tổ chức dạy học. Đối với lớp 7 và lớp 10, hiện còn một số tỉnh, thành phố chưa đề nghị bộ phê duyệt, ảnh hưởng lớn đến việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới tại các nhà trường. 

Nguyên nhân, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, là do một số tỉnh, thành phố chưa có kinh nghiệm trong việc biên soạn và thẩm định tài liệu; hội đồng cấp tỉnh xin ý kiến và nhận được nhiều ý kiến trái chiều dẫn đến thời gian hoàn thành chậm so với dự kiến.

Đó là chưa kể kinh phí dành cho việc biên soạn và thẩm định tài liệu giáo dục địa phương theo quy định tại thông tư số 51/2019/TT-BTC ngày 15-9-2029 của Bộ Tài chính còn thấp và còn một số nội dung còn thiếu, không có quy định mức chi như: biên tập, chế bản, mua tranh ảnh, thuê vẽ lược đồ... Vì vậy các tỉnh/thành phố rất khó mời các tác giả có trình độ chuyên môn tốt tham gia viết sách. Thậm chí, một số tác giả đang viết cũng xin rút lui, gây khó khăn cho các địa phương.

Tại hội nghị, nhiều lãnh đạo sở giáo dục và đào tạo cũng phản ảnh về tình trạng trên. Ông Châu Tuấn Hồng, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng, thông tin: "Chúng tôi đã tổ chức biên soạn tài liệu giáo dục địa phương rất sớm nhưng vướng ở khâu đấu thầu, in ấn". 

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Gần hết học kỳ 1 vẫn chưa có tài liệu giáo dục địa phương! - Ảnh 2.

Ông Châu Tuấn Hồng, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng, phát biểu tại hội nghị: "Chúng tôi vướng ở khâu đấu thầu, in ấn tài liệu giáo dục địa phương" - Ảnh: HOÀNG HƯƠNG

Ông Hồng cho hay: "Vì chưa thể in ấn nên hiện chúng tôi phải đưa file tài liệu giáo dục địa phương xuống cho các trường giảng dạy. Cũng may tác giả là người quen nên chưa có ý kiến về bản quyền". 

Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng thừa nhận các địa phương gặp khó khăn trong khâu thẩm định giá nên không tổ chức đấu thầu được. Đây là lý do chung của nhiều tỉnh, thành khi không thể tổ chức đấu thầu và in ấn tài liệu giáo dục địa phương.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bậc tiểu học: Môn học mới thiếu trầm trọng giáo viên

TTO - Môn tiếng Anh và tin học sẽ là môn học bắt buộc từ lớp 3 trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, triển khai từ năm học 2022 - 2023. Nhưng đến thời điểm này, nhiều địa phương vẫn thiếu trầm trọng giáo viên của hai môn học này.

HOÀNG HƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Học Công nghệ kỹ thuật ô tô tại HUTECH: Tự tay chế tạo xe

Tưởng chỉ có trong garage của các kỹ sư lành nghề, giờ đây những mô hình ô tô lại được “ra lò” bởi chính tay những sinh viên chưa tốt nghiệp.

Học Công nghệ kỹ thuật ô tô tại HUTECH: Tự tay chế tạo xe

Bỏ hay giữ hội đồng trường đại học thành viên?

Nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại nếu bỏ hội đồng trường ở các trường ĐH thành viên ĐH Quốc gia, ĐH vùng có thể ảnh hưởng đến quyền tự chủ của các trường này.

Bỏ hay giữ hội đồng trường đại học thành viên?

Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức thêm đợt thi đánh giá năng lực cho thí sinh bị sự cố

Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ tổ chức thi đánh giá năng lực đợt bổ sung, dành cho thí sinh bị ảnh hưởng bởi sự cố trong kỳ thi đợt 2 năm 2025.

Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức thêm đợt thi đánh giá năng lực cho thí sinh bị sự cố

Đại học Quốc gia TP.HCM tiếp tục nhận hồ sơ ưu tiên xét tuyển đến 10-7

Đại học Quốc gia TP.HCM kéo dài thời gian nhận hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển vào học các trường đại học thành viên năm 2025.

Đại học Quốc gia TP.HCM tiếp tục nhận hồ sơ ưu tiên xét tuyển đến 10-7

Phụ huynh có con thi lớp 6 Trần Đại Nghĩa nghi ngờ toán có 2 đề thi, Sở Giáo dục nói gì?

Hôm nay 2-7, sau nhiều ngày diễn ra kỳ khảo sát vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa, một số phụ huynh vẫn phản ánh đề thi có nhiều lỗi dẫn đến kết quả thi không minh bạch.

Phụ huynh có con thi lớp 6 Trần Đại Nghĩa nghi ngờ toán có 2 đề thi, Sở Giáo dục nói gì?

Mùa tuyển sinh 2025: HUTECH tặng học bổng 25% học phí toàn khóa

Ngay sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều thí sinh tranh thủ tìm hiểu môi trường đại học, chính sách học phí và học bổng - những yếu tố quan trọng cho việc chọn chặng đường phía trước.

Mùa tuyển sinh 2025: HUTECH tặng học bổng 25% học phí toàn khóa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar