28/12/2018 09:32 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chương trình giáo dục mới: Giảm môn học và tiết học

VĨNH HÀ
VĨNH HÀ

TTO - Chương trình giáo dục mới giảm số môn học và hoạt động giáo dục, giảm số tiết học theo hướng dạy học tích hợp. Riêng môn tiếng Việt ở tiểu học có 1.505 tiết (trung bình 43 tiết/tuần).

Chương trình giáo dục mới: Giảm môn học và tiết học - Ảnh 1.

Đồ họa: V.CƯỜNG

Chiều 27-12, Bộ GD-ĐT công bố chương trình bộ môn - giáo dục phổ thông mới. GS Nguyễn Minh Thuyết - tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới - chia sẻ những điểm khác biệt của chương trình này so với chương trình hiện hành.

1 Lần đầu tiên việc xây dựng chương trình tổng thể được thực hiện, căn cứ để xây dựng chương trình môn học đảm bảo tính kết nối giữa chương trình của các lớp học, cấp học trong từng môn học và giữa chương trình của các môn học trong từng lớp học, cấp học.

2 Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất. Quan điểm này được thể hiện nhất quán ở nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục.

3 Chương trình giáo dục phổ thông mới phân biệt rõ hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). Trong giai đoạn giáo dục cơ bản, chương trình thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp, thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục.

4 Thiết kế một số môn học (tin học và công nghệ, tin học, công nghệ, giáo dục thể chất, hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp) theo các chủ đề. Tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn những chủ đề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân. 

Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, bên cạnh một số môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh được lựa chọn những môn học và chuyên đề học tập phù hợp với sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của mình.

Chương trình giáo dục mới: Giảm môn học và tiết học - Ảnh 2.

Học sinh THCS tại TP.HCM trong giờ học. Theo chương trình phổ thông mới, bậc học này sẽ ít môn học hơn chương trình hiện hành - Ảnh: NHƯ HÙNG

5 Bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.

6 Chương trình mới là chương trình mở, tạo điều kiện cho học sinh được lựa chọn nội dung học tập và môn học phù hợp với nguyện vọng, sở trường của mình. Được chọn những nội dung học tập (ở cả ba cấp học) và môn học (ở cấp THPT) phù hợp với nguyện vọng, sở trường, học sinh sẽ không bị ức chế, dẫn tới quá tải.

7 Chương trình mới cũng yêu cầu thực hiện phương pháp dạy học tích cực. Theo đó, học sinh được hoạt động để tự mình tìm tòi kiến thức, phát triển kỹ năng và vận dụng vào đời sống, còn thầy cô không thiên về truyền thụ mà đóng vai trò hướng dẫn hoạt động cho học sinh. 

Trong việc thực hiện chương trình, thầy cô được quyền chủ động phân bổ thời gian dạy học và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với mỗi nội dung, mỗi đối tượng và hoàn cảnh cụ thể. Đây cũng là những yếu tố quan trọng để giảm tải chương trình. 

Sau cùng, trong các giải pháp "giảm tải" sẽ phải là việc đổi mới đánh giá thể hiện qua đánh giá quá trình và trong các kỳ thi.

Thời lượng môn tiếng Việt chiếm tỉ lệ cao

chương trình giao dục

Học sinh tiểu học tại TP.HCM học môn tiếng Việt - Ảnh: NHƯ HÙNG

Theo thiết kế chương trình mới, môn tiếng Việt ở tiểu học có 1.505 tiết (trung bình 43 tiết/tuần). GS Nguyễn Minh Thuyết giải thích việc dành thời lượng thích đáng (nhất là ở lớp 1, lớp 2) để bảo đảm học sinh đọc thông viết thạo, tạo tiền đề học các môn học khác.

Đối với học sinh người dân tộc thiểu số thì việc có đủ thời gian học tiếng Việt trong những năm đầu đến trường càng quan trọng. "So sánh với chương trình nước ngoài, có thể thấy trong chương trình giáo dục phổ thông mới của bất cứ nước nào, thời lượng học tiếng mẹ đẻ/tiếng phổ thông, đặc biệt là ở cấp tiểu học, cũng chiếm tỉ lệ cao nhất" - ông Thuyết cho biết.

TTO - Chiều 27-12, Bộ GD-ĐT công bố chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương trình được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kỳ vọng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lý do lựa chọn chương trình song ngữ quốc tế Cambridge?

Theo Cambridge International Education, số lượng học sinh dự thi các kỳ thi học thuật Cambridge năm 2024 cao kỷ lục, tăng 7 - 13% so với năm 2023, phản ánh sức hút mạnh mẽ của chương trình giáo dục quốc tế Cambridge trên toàn cầu.

Lý do lựa chọn chương trình song ngữ quốc tế Cambridge?

Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tăng chỉ tiêu, tuyển sinh theo 2 phương thức

Năm 2025, Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tuyển sinh đại học chính quy với 2 phương thức xét tuyển cho 12 ngành đào tạo.

Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tăng chỉ tiêu, tuyển sinh theo 2 phương thức

Điểm trúng tuyển lớp 10 tại Đắk Lắk (cũ) thấp bất thường, có trường chỉ 2,5 điểm

Điểm chuẩn vào lớp 10 năm nay tại Đắk Lắk (cũ) gây bất ngờ khi điểm trúng tuyển ở nhiều nơi khá thấp, có trường chỉ 2,5 điểm.

Điểm trúng tuyển lớp 10 tại Đắk Lắk (cũ) thấp bất thường, có trường chỉ 2,5 điểm

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

'Độ khó' hay 'độ mới' của đề thi tốt nghiệp THPT có thể tăng dần nhưng phải ở mức tạo động lực cho người dạy và người học, chứ không trở thành áp lực.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

Dự kiến ngày 4-7 Hà Nội công bố điểm thi lớp 10

Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, dự kiến ngày 4-7 sẽ công bố điểm thi vào lớp 10 năm học 2025-2026.

Dự kiến ngày 4-7 Hà Nội công bố điểm thi lớp 10

Từ ngày 1-7 Hà Nội tuyển sinh đầu cấp

Từ 1-7, Hà Nội bắt đầu tuyển sinh đầu cấp cho năm học 2025-2026 với mầm non, lớp 1, lớp 6. Sẽ không có xáo trộn phương án tuyển sinh khi chính quyền 2 cấp vận hành.

Từ ngày 1-7 Hà Nội tuyển sinh đầu cấp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar