01/07/2020 19:32 GMT+7

Chủng virus cúm heo mới ở Trung Quốc: Bắc Kinh nói 'chớ lo thái quá'

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Cho rằng nghiên cứu cảnh báo nguy cơ bùng phát đại dịch từ chủng cúm heo mới "không mang tính đại diện", Trung Quốc nói nguy cơ về chủng virus này không nghiêm trọng đến thế.

Chủng virus cúm heo mới ở Trung Quốc: Bắc Kinh nói chớ lo thái quá - Ảnh 1.

Ảnh (minh họa): AP

Theo Hãng tin AFP, một nghiên cứu công bố vào thứ hai tuần này (29-6) trên tạp chí khoa học Mỹ PNAS cho biết các nhà khoa học đã phát hiện một chủng cúm heo mới xuất hiện ở Trung Quốc "có đầy đủ những đặc điểm cần thiết" để lây nhiễm sang người.

Từ đó, nhóm tác giả nghiên cứu cảnh báo về nguy cơ có thể bùng phát một đại dịch liên quan tới chủng virus cúm heo mới này.

Tuy nhiên, trong ngày 1-7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lập tức lên tiếng trấn an dư luận rằng không nên lo lắng thái quá về chủng virus cúm heo mới này. 

"Chủng virus G4 được đề cập tới trong báo cáo liên quan là một tiểu loại (subtype) của virus H1N1", Hãng tin AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên trong cuộc họp báo thường kỳ.

"Các chuyên gia đã kết luận quy mô mẫu trong báo cáo nghiên cứu này là nhỏ và không mang tính đại diện", ông Triệu nói tiếp. 

Cũng theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, "các ban ngành liên quan và các chuyên gia" sẽ tiếp tục tăng cường theo dõi, giám sát căn bệnh và phát cảnh báo cũng như xử lý kịp thời vấn đề.

Theo kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc nhiều trường đại học của Trung Quốc và của Trung tâm Phòng chống và kiểm soát bệnh tật Trung Quốc, chủng virus cúm heo mới G4 có nguồn gốc gen từ chủng virus H1N1 từng gây ra đại dịch năm 2009.

Nhóm nghiên cứu này cho biết G4 là một chủng virus có tính lây nhiễm cao, có thể nhân bản trong tế bào người và có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng hơn ở chồn sương (hay chồn ferret) so với các chủng virus khác.

Cho tới nay chưa có chứng cứ cho thấy có sự lây nhiễm từ người sang người của chủng virus này.

Phát hiện chủng virus cúm mới ở Trung Quốc có thể gây đại dịch

TTO - Một chủng virus cúm heo có khả năng nhảy sang người và gây ra đại dịch vừa được các nhà nghiên cứu xác định. Chủng virus mới này hiện đang được phát hiện tại ít nhất 10 tỉnh thành Trung Quốc.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Chỉ sau 1 năm thành lập, công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ đã tăng vốn gấp 15 lần và nhiều lần thay đổi người đại diện pháp luật, chủ sở hữu.

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

Để ứng phó với biến chủng Omicron XEC, Sở Y tế TP.HCM đề nghị cơ sở khám chữa bệnh tăng cường giám sát, tuân thủ đeo khẩu trang đối với toàn bộ người ra vào bệnh viện.

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Để chủ động ứng phó dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường trên thế giới, Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP.

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Nghiên cứu mới của Đại học Oxford cho thấy chỉ với 7.000 bước mỗi ngày, nguy cơ mắc 13 loại ung thư có thể giảm đáng kể.

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Nghiên cứu mới cho thấy một thiết bị nấu bếp quen thuộc đang làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư, đặc biệt ở trẻ em.

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar