28/01/2016 11:07 GMT+7

Chúng tôi biết phối hợp với ai?

THÀNH ĐẠT
THÀNH ĐẠT

TT - Trong cuộc họp sơ kết học kỳ 1 vừa qua, sau khi tôi phát phiếu liên lạc thì có một phụ huynh đứng lên hỏi “sao không có của con tôi?”.

Lúc đó tôi mới hỏi cháu tên gì và được phụ huynh cho biết cháu tên N.T.P.. Tôi thông báo cho phụ huynh biết lớp này không có N.T.P. khiến nhiều phụ huynh cười ồ lên. 

Tôi bèn hỏi cháu học lớp nào? Phụ huynh gãi đầu một lúc rồi trả lời không nhớ cháu học lớp nào?!

Để giúp phụ huynh tìm ra con mình học lớp nào, tôi hỏi tiếp: Ai là giáo viên chủ nhiệm lớp cháu? Lần này phụ huynh lại gãi đầu rồi ngượng ngùng nói tôi không biết, lần trước mẹ cháu đi họp!

Tôi đành nói phụ huynh ra về, nhà trường sẽ mời phụ huynh lên gặp sau.

Gặp chuyện hài như vậy nhưng giáo viên chúng tôi không cười nổi, trái lại còn buồn hết biết vì phụ huynh... cá biệt. Phụ huynh không quan tâm gì đến việc học của con em thì làm sao con không hư, nhất là trong bối cảnh xã hội có nhiều cám dỗ, nhiều tác động xấu như hiện nay?

Buồn hơn nữa là ngày nay học sinh cá biệt đã nhiều mà phụ huynh cá biệt cũng không ít. Nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi đã không ít lần dở khóc dở cười vì gặp phải phụ huynh cá biệt.

Có phụ huynh giáo viên mời lên phối hợp giáo dục học sinh hư thì nhất quyết bênh con, một mực khẳng định “con tôi ở nhà rất ngoan”. Có phụ huynh khi học sinh vi phạm, giáo viên nhiều lần gửi giấy mời lên trường phối hợp nhưng quyết không lên gặp giáo viên chủ nhiệm. Có phụ huynh khi giáo viên tìm đến nhà thì chỉ nhận được câu “trăm sự nhờ thầy cô”. Có phụ huynh rót nước mời “100% đi thầy”!

Có cảm giác như ngày nay một số phụ huynh không thích hợp tác với giáo viên để cùng phối hợp giáo dục con em mà chỉ chăm chăm bắt lỗi sai của giáo viên.

Khi giáo viên có sai sót, hợp tình hợp lý nhất là trao đổi với giáo viên để rút kinh nghiệm. Nhưng không, bắt được lỗi sai là phụ huynh lên gặp hiệu trưởng làm rùm beng lên, rồi tung lên “phây” cho thiên hạ “ném đá”, nhiều trường hợp còn phản ảnh trên báo chí với sự hả hê trong khi giáo viên gánh lấy biết bao phiền lụy.

Làm giáo dục ai cũng biết biện pháp quan trọng để mang lại hiệu quả là sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Nhưng gặp phải phụ huynh cá biệt, giáo viên chúng tôi biết phối hợp với ai để giáo dục học sinh?

THÀNH ĐẠT

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM xây dựng phương án tuyển sinh lớp 10 năm 2026

Sau sáp nhập, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM yêu cầu các phòng chuyên môn xây dựng phương án tuyển sinh lớp 10 năm 2026.

TP.HCM xây dựng phương án tuyển sinh lớp 10 năm 2026

Bảng quy đổi điểm thi đánh giá năng lực của Trường đại học Sư phạm Hà Nội

Trường đại học Sư phạm Hà Nội vừa công bố điểm bách phân vị kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 (kỳ thi SPT) cho 17 tổ hợp xét tuyển không nhân hệ số và 11 tổ hợp nhân hệ số một môn thành phần.

Bảng quy đổi điểm thi đánh giá năng lực của Trường đại học Sư phạm Hà Nội

Đơn giản hóa việc đăng ký xét tuyển đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết hệ thống hỗ trợ tuyển sinh đại học của bộ đã được cập nhật để thực hiện đơn giản hóa việc đăng ký xét tuyển, giúp thí sinh và các trường thuận lợi hơn trong xét tuyển.

Đơn giản hóa việc đăng ký xét tuyển đại học

Khi điểm chuẩn vào lớp 10 'chạm đáy'

Tại nhiều tỉnh như Đắk Lắk, Nghệ An, Lai Châu, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Thái Nguyên... điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 công lập ở nhiều trường THPT chỉ dao động từ 7 - 10 điểm cho 3 môn, tương đương dưới 3 điểm/môn.

Khi điểm chuẩn vào lớp 10 'chạm đáy'

Nam sinh đi thi lớp 10 dắt theo em gái nhỏ đã đậu vào trường tốp đầu

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, nam sinh đi thi lớp 10 dắt theo em gái nhỏ nhờ người trông giúp đã đỗ nguyện vọng 1 vào lớp 10.

Nam sinh đi thi lớp 10 dắt theo em gái nhỏ đã đậu vào trường tốp đầu

Tuyển sinh đại học 2025: Chưa chọn được ngành, phải làm sao?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 khép lại nhưng với rất nhiều thí sinh, thử thách lớn hơn lại bắt đầu: chọn ngành gì, trường nào?

Tuyển sinh đại học 2025: Chưa chọn được ngành, phải làm sao?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar