07/04/2022 08:41 GMT+7

'Chúng ta cấp cho Ukraine 1 tỉ euro và 1 tỉ euro cũng là số tiền châu Âu trả cho ông Putin mỗi ngày'

DUY LINH
DUY LINH

TTO - "Chúng ta đã cấp cho Ukraine khoảng 1 tỉ euro, và 1 tỉ euro cũng là số tiền châu Âu trả cho Tổng thống Nga Vladimir Putin mỗi ngày vì nguồn năng lượng nước ông ấy cung cấp" - Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Josep Borrell nói.

Chúng ta cấp cho Ukraine 1 tỉ euro và 1 tỉ euro cũng là số tiền châu Âu trả cho ông Putin mỗi ngày - Ảnh 1.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu trước Nghị viện châu Âu vào ngày 6-4 về các đề xuất trừng phạt Nga - Ảnh: AFP

Các đợt trừng phạt của Mỹ và đồng minh đang chậm dần lại vì những cân nhắc, suy tính thiệt hơn. Phương Tây vẫn chưa thể chặn đứng dòng tiền Nga thu được từ xuất khẩu năng lượng bởi vẫn còn phụ thuộc vào nguồn cung này.

Các nước châu Âu, nơi có thể cảm nhận "sức nóng" từ chiến sự Ukraine lớn hơn nhiều so với Mỹ, rất muốn cuộc chiến này kết thúc. Tuy nhiên, sự phụ thuộc của "lục địa già" vào năng lượng Nga khiến họ khó lòng thực thi những đòn trừng phạt quyết liệt nhất như mong muốn.

Thế khó của châu Âu

Phát biểu trước Nghị viện châu Âu vào ngày 6-4, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Josep Borrell thừa nhận kết thúc sớm chiến sự ở Ukraine không có nghĩa phải làm mọi cách cho mục đích đó. Ông Borrell, quan chức cấp cao nhất của EC phụ trách đối ngoại và an ninh, cho rằng các nước nên tiếp tụcviện trợ vũ khí cho Ukraine vì đây là điều Kiev đang cần. Tuy nhiên chính ông cũng thừa nhận việc Liên minh châu Âu (EU) phụ thuộc vào năng lượng Nga đang khiến EU cảm thấy khó xử với Ukraine.

"Chúng ta đã cấp cho Ukraine khoảng 1 tỉ euro, và 1 tỉ euro cũng là số tiền châu Âu trả cho Tổng thống Nga Vladimir Putin mỗi ngày vì nguồn năng lượng nước ông ấy cung cấp", ông Borrell nói. EU đã phối hợp rất nhanh với Mỹ khi áp hàng loạt lệnh trừng phạt các cá nhân, ngân hàng và doanh nghiệp Nga.

Các biện pháp trừng phạt do EU đề xuất ngày 5-4 bao gồm cấm mua than đá của Nga và ngăn các tàu Nga vào cảng EU. Phát biểu trước Nghị viện châu Âu vào ngày 6-4, bà Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban châu Âu, cho biết việc cấm nhập khẩu dầu thô từ Nga có thể xảy ra nhằm tăng sức ép lên Matxcơva.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cũng ám chỉ việc EU cấm cả dầu thô và khí đốt Nga chỉ là chuyện sớm muộn.

Cần lưu ý là để thực thi những biện pháp này cần có sự đồng thuận của 27 quốc gia thành viên EU vốn có mức độ phụ thuộc khác nhau vào năng lượng Nga.

Theo Hãng tin Reuters, đợt trừng phạt thứ 5 của EU còn bao gồm các lệnh cấm nhập khẩu các mặt hàng trị giá khoảng 5,5 tỉ euro từ Nga, cấm xuất khẩu công nghệ và thiết bị tiên tiến như máy tính lượng tử và chất bán dẫn sang Nga.

Chúng ta cấp cho Ukraine 1 tỉ euro và 1 tỉ euro cũng là số tiền châu Âu trả cho ông Putin mỗi ngày - Ảnh 2.

Nguồn: Eurostat. Dữ liệu: DUY LINH - Đồ họa: TUẤN ANH

"Động lực Bucha"?

Người châu Âu hiểu rõ việc cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt Nga sẽ ngăn được dòng tiền mà họ tin rằng đang nuôi "cỗ máy chiến tranh" ở Ukraine.

Nhưng họ cũng hiểu rõ nhất cái giá của việc không có dầu thô và khí đốt từ Nga, nhất là khi giá nhiên liệu tăng cao đang đe dọa đà hồi phục kinh tế và khiến lạm phát thêm trầm trọng.

Tuy nhiên, có vẻ như EU đã có một động lực để cân nhắc thêm trong quyết định đó. Vụ hàng trăm người bị sát hại ở Bucha (Ukraine) đã hâm nóng trở lại các tranh luận về điều mà EU nên làm lúc này.

Matxcơva bác bỏ mọi cáo buộc về vụ việc ở Bucha, cho rằng đây là màn kịch của Ukraine và phương Tây. Câu hỏi lúc này là liệu "động lực Bucha" lớn đến đâu và liệu sẽ đẩy EU đi bao xa trong cuộc đối đầu với Nga. Thêm nữa, hiện chưa có cuộc điều tra quốc tế nào về vụ việc.

Có một điều rõ ràng là sau các biện pháp trừng phạt tài chính (mà trong đó phương Tây vẫn chừa ra một số ngân hàng để mua năng lượng từ Nga), Mỹ và đồng minh không còn nhiều lựa chọn.

Những lệnh trừng phạt Nga vừa qua thuộc dạng cứng rắn chưa từng có kể từ khi Liên Xô (cũ) tan rã, nhưng hiệu quả phải chờ thêm thời gian để đánh giá. Nếu muốn nhanh chóng kết thúc cuộc chiến ở Ukraine, phương Tây không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấm dứt nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt từ Nga.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiếp tục vận động sự ủng hộ của các nhà lập pháp bằng các thông điệp ghi hình.

Trong bài phát biểu trước Quốc hội Ireland vào ngày 6-4, ông tuyên bố sẽ "không dung thứ cho bất kỳ sự thiếu quyết đoán nào (của châu Âu) sau những gì Nga đã làm (ở Bucha)" và kêu gọi Ireland thuyết phục các nước EU cứng rắn hơn nữa.

Mặc châu Âu phản đối, Hungary sẵn sàng thanh toán khí đốt Nga bằng đồng rúp

TTO - Trong lúc các nước Liên minh châu Âu (EU) muốn cùng phản đối yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng rúp hoặc chuyển sang nguồn cung mới, Hungary bất ngờ nói sẵn sàng thanh toán bằng đồng rúp.

DUY LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Video tàu du lịch xả nước thải ra đại dương là giả, do AI làm

Một video lan truyền trên TikTok ghi lại cảnh nhiều tàu du lịch xả nước thải chưa qua xử lý ra biển thực chất là giả mạo.

Video tàu du lịch xả nước thải ra đại dương là giả, do AI làm

Canada khẳng định không 'âm thầm' dỡ thuế trả đũa với Mỹ

Báo cáo của Oxford Economics chỉ ra rằng nhiều loại thuế mà Canada tạm ngưng đã khiến thuế trả đũa với Mỹ 'gần như bằng 0'.

Canada khẳng định không 'âm thầm' dỡ thuế trả đũa với Mỹ

Tàu hỏa tông vào người đi bộ ở Mỹ, 2 người chết, nhiều người rơi xuống sông

Ít nhất 2 người thiệt mạng và 1 người mất tích ở Fremont, Ohio trong vụ tàu hỏa tông nhiều người đi bộ vào sáng 19-5 (giờ Việt Nam).

Tàu hỏa tông vào người đi bộ ở Mỹ, 2 người chết, nhiều người rơi xuống sông

Giáo hoàng Leo XIV: Phục vụ bằng sự khiêm nhường

Vị Giáo hoàng thứ 267 của Giáo hội Công giáo đã nhấn mạnh vai trò phục vụ và tinh thần khiêm tốn trong buổi lễ nhậm chức.

Giáo hoàng Leo XIV: Phục vụ bằng sự khiêm nhường

Anh và EU hàn gắn quan hệ hậu Brexit

Hội nghị thượng đỉnh Anh - EU diễn ra hôm nay được xem là bước ngoặt quan trọng trong quan hệ giữa Anh và 27 quốc gia thành viên EU.

Anh và EU hàn gắn quan hệ hậu Brexit

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt di căn đến xương: Nghiêm trọng ra sao, chữa được không?

Ngày 18-5, văn phòng cựu tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông đã được chẩn đoán bị ung thư tuyến tiền liệt và đã di căn đến xương.

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt di căn đến xương: Nghiêm trọng ra sao, chữa được không?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar