11/08/2023 18:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chứng khoán kịch tính, nhà đầu tư tiếc nuối vì 'rớt hàng' sớm

Thị trường chứng khoán vừa trải qua phiên giao dịch đầy kịch tính với hàng loạt pha "tàu lượn" khiến không ít nhà đầu tư chưng hửng vì đã bị "rớt hàng".

Thị trường chứng khoán diễn biến kịch tính - Ảnh: BÔNG MAI

Thị trường chứng khoán diễn biến kịch tính - Ảnh: BÔNG MAI

Gay cấn các pha chứng khoán 'tàu lượn'

Ngay khi vừa mở phiên giao dịch hôm nay 11-8, giới đầu tư đổ dồn sự chú ý cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup. Trong tích tắc mã này đã tăng trần với sắc tím, vươn lên giá 72.600 đồng/cổ phiếu, cao nhất trong 14 tháng qua. Như vậy chỉ trong vòng hai tuần nay mã VIC đã tăng hơn 40%.

Dòng tiền được thúc đẩy bởi mới tối hôm qua Tập đoàn Vingroup thông báo cổ đông Black Spade đã thông qua kế hoạch hợp nhất kinh doanh tại đại hội cổ đông đặc biệt, do đó xe điện VinFast dự kiến niêm yết trên sàn Nasdaq (Mỹ) vào thứ ba tuần sau (15-8).

Top 5 mã chứng khoán gây tác động tích cực lên chỉ số của sàn TP.HCM trong phiên hôm nay, với VIC là mã đứng đầu. Tiếp đến là các mã STB (Sacombank), VCB (Vietcombank), MSN (Masan) và KHD (Nhà Khang Điền).

Trong nhóm cổ phiếu tăng giá, STB là mã gây tiếc nuối cho nhiều nhà đầu tư vì bị "rớt hàng". Giữa phiên xuất hiện các lệnh bán giá 30.900 đồng, đến cuối phiên tăng lên 31.850 đồng/cổ phiếu.

Tương tự, mã DXG của Tập đoàn Đất Xanh tăng trần lên giá 20.250 đồng/cổ phiếu khiến nhiều người chưng hửng vì đã "bán non" ở giá 18.850 đồng.

Ở diễn biến liên quan, Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, trong đó Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục rà soát và thúc đẩy việc cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp bất động sản.

Chiều ngược lại, thị trường bị kìm hãm đà tăng khi nhiều cổ phiếu có vốn hóa lớn bị bán ra, giảm điểm, như: BCM (Becamex), GVR (Công nghiệp cao su Việt Nam), VPB (VPBank), GAS (PetroVietnam Gas), SAB (Sabeco)…

Dựa vào lĩnh vực kinh doanh, có thể thấy có sự phân hóa rõ rệt về dòng tiền. Chỉ số cổ phiếu ngành bất động sản, công nghệ, dịch vụ bán lẻ, tài nguyên, ngân hàng… tăng tương đối tốt. Đối lập, tiền bị rút ra khỏi cổ phiếu ngành thực phẩm - đồ uống, dịch vụ tiện ích, hóa chất, dầu khí, bảo hiểm, y tế, du lịch - giải trí, hàng hóa và dịch vụ công nghiệp…

Trải qua những pha "tàu lượn" (tăng vào đầu phiên - giảm giữa phiên - tăng trở lại vào cuối phiên), chỉ số chứng khoán VN-Index chính thức chốt phiên với mức tăng 11,6 điểm (+0,95%) lên 1.232,21 điểm.

Cả sàn HNX và sàn UPCoM cũng tăng lần lượt 1,34 điểm (+0,55%) lên 245,25 điểm và 0,18 điểm (+0,19%) nhích lên 93,28 điểm.

Tổng giá trị mua bán cổ phiếu đạt xấp xỉ 24.460 tỉ đồng, tăng nhẹ so với phiên trước.

Khác với xu hướng mua vào của nhà đầu tư trong nước, hôm nay khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 70 tỉ đồng.

Ưu tiên những cổ phiếu có nền tảng tốt

Đội ngũ phân tích của Chứng khoán VCBS nhận định chỉ số VN-Index kết tuần hình thành nến xanh dạng búa (hammer) nhờ lực cầu tích cực đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.

Ở cả khung đồ thị ngày và giờ, các chỉ báo sau khi hình thành đỉnh đầu tiên đang có xu hướng bật nảy, hướng lên trở lại.

Tuy nhiên khu vực điểm quanh 1.250 điểm hiện vẫn đang là kháng cự mạnh của thị trường trong ngắn hạn, nên xác suất rung lắc tạo hai đỉnh vẫn cần được tính đến để quản trị tối đa rủi ro trong ngắn hạn.

Vì vậy, VCBS cho rằng nhà đầu tư cân nhắc việc chủ động thu gọn lại danh mục, bán giảm những mã cổ phiếu đang có diễn biến yếu hơn thị trường, chỉ ưu tiên nắm giữ những cổ phiếu có nền tảng tích lũy tốt và đang thu hút được lực cầu tốt thuộc các nhóm ngành như bất động sản, ngân hàng.

Hôm nay 11-8, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa chính thức đưa 5,1 triệu chứng chỉ quỹ của Quỹ ETF BVFVN DIAMOND (mã chứng khoán: FUEBFVND) vào giao dịch với tổng giá trị chứng khoán niêm yết là 51 tỉ đồng. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 11.065,01 đồng với biên độ dao động giá +/-20%. Quỹ này mô phỏng chỉ số VN DIAMOND - chỉ số các cổ phiếu kim cương Việt Nam.

ETF BVFVN DIAMOND là quỹ hoán đổi danh mục và không giới hạn về thời gian hoạt động, do Công ty TNHH Quản lý Quỹ Bảo Việt quản lý. Các thành viên lập quỹ kiêm đại lý phân phối gồm Chứng khoán Bảo Việt và Chứng khoán BIDV. Ngân hàng giám sát là Vietcombank, đại lý chuyển nhượng là Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD).

Danh mục đầu tư của quỹ bao gồm các chứng khoán cơ cấu trong danh mục của chỉ số VNDIAMOND và các tài sản khác được quy định cụ thể tại bản cáo bạch của quỹ.

Thấy gì khi 'núi' vốn các công ty chứng khoán tăng liên tục?

Cuộc đua tăng vốn công ty chứng khoán vẫn tiếp tục nóng. Ở mỗi doanh nghiệp có câu chuyện riêng, có đơn vị phải tăng để bù lại dòng vốn khi phải 'ngâm' lượng rất lớn trái phiếu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho nhóm của ông Bùi Thành Nhơn

Để 'cứu' Novaland, nhóm cổ đông liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn đã cho Novaland mượn cổ phiếu để bán nhằm thanh toán nợ, kéo theo tỉ lệ sở hữu giảm từ 60,8% xuống còn 38,7%, hiện Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho cổ đông lớn.

Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho nhóm của ông Bùi Thành Nhơn

Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên - An Giang có 330 gian hàng

Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên - An Giang 2025 chính thức khai mạc, đánh dấu 17 năm thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Campuchia, với sự góp mặt của 330 gian hàng đến từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên - An Giang có 330 gian hàng

Yêu cầu các điểm bán vàng miếng treo bảng để người dân nhận biết

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực 2 vừa có công văn yêu cầu các điểm kinh doanh vàng miếng SJC trên địa bàn phải treo bảng, để người dân nhận biết đó là điểm bán vàng miếng.

Yêu cầu các điểm bán vàng miếng treo bảng để người dân nhận biết

Hàng Việt liệu có đủ sức cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử?

Bàn hàng trực tuyến mở ra cơ hội lớn cho hàng Việt tiếp cận người tiêu dùng qua các KOL, KOC, nhà sáng tạo nội dung số… nhưng hàng Việt có đủ sức cạnh tranh hay không?

Hàng Việt liệu có đủ sức cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử?

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Sau khi nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, nhiều doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách hỗ trợ nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển doanh nghiệp, đất nước.

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Đề xuất chuyển văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện về xã hoặc liên xã

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất các địa phương sắp xếp các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn cấp huyện hiện nay thành các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai đặt tại xã hoặc liên xã.

Đề xuất chuyển văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện về xã hoặc liên xã
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar