25/04/2022 17:24 GMT+7

Chứng khoán chốt phiên giảm trên 68 điểm, các chuyên gia phân tích gì?

BÔNG MAI
BÔNG MAI

TTO - Sau thời gian dài "gồng" lỗ, nhà đầu tư lại phải chứng kiến VN-Index có lúc giảm hơn 80 điểm trong phiên giao dịch hôm nay 25-4. VN-Index bị giảm gần 218 điểm kể từ khi lập đỉnh lịch sử vào đầu năm. Chuyện gì xảy ra và phải làm gì tiếp theo?

Chứng khoán chốt phiên giảm trên 68 điểm, các chuyên gia phân tích gì? - Ảnh 1.

Thị trường chứng khoán liên tục giảm mạnh, đỉnh điểm là trong phiên 25-4 có lúc giảm hơn 80 điểm. Trong hình là một nhà đầu tư đang theo dõi một phiên giao dịch - Ảnh: BÔNG MAI

Mặc dù nhiều công ty chứng khoán đều dự báo chỉ số VN-Index có thể tiếp tục kéo dài đà giảm ở phiên giao dịch hôm nay 25-4, nhưng mức giảm thực tế lại sâu hơn rất nhiều so với dự báo. Trong phiên chiều, có lúc chỉ số VN-Index giảm hơn 80 điểm - mức giảm kỷ lục được ghi nhận khi phiên giao dịch đang diễn ra.

Dù vậy, đến gần cuối phiên đã xuất hiện dòng tiền được đổ vào để mua cổ phiếu giá rẻ, giúp chỉ số VN-Index rút ngắn mức giảm xuống 68,31 điểm (giảm 4,95%), lùi về mốc 1.310,92 điểm khi đóng cửa. Đây là mức thấp nhất kể từ ngày 30-7-2021, giảm gần 218 điểm kể từ khi lập đỉnh lịch sử vào hồi đầu năm nay.

Trong vòng ba năm trở lại đây, từ lúc dịch COVID-19 bùng phát, thị trường chứng khoán đã liên tục biến động mạnh.

Về xu thế bán, đầu tiên phải kể đến phiên giao dịch ngày 9-3-2020, chỉ số VN-Index bị giảm gần 56 điểm (giảm 6,28%) xuống 835,49 điểm, trong bối cảnh làn sóng đại dịch COVID-19 lần đầu ập đến. Đây cũng là phiên giao dịch có tỉ lệ phần trăm giảm sâu nhất từ trước đến nay.

Ở phiên giao dịch 19-1-2021, thị trường chứng khoán cũng từng chứng kiến chỉ số VN-Index có lúc giảm hơn 75 điểm, nhưng rồi chốt phiên ở việc giảm gần 61 điểm (-5,11%) xuống còn 1.131 điểm.

Như vậy, so với những đợt giảm mạnh nổi bật ở năm 2020 và năm 2021, đợt giảm trong hôm nay vẫn chưa khốc liệt bằng (tính theo tỉ lệ phần trăm giảm điểm).

Bám sát diễn biến giao dịch hôm nay, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Bùi Văn Huy - giám đốc môi giới Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) - lý giải ở phiên chiều áp lực bán mạnh và quyết liệt hơn, nhà đầu tư và cả môi giới đều cảm thấy thị trường không hồi nổi.

Ngoài ra, ông Huy cũng cho biết sang năm 2022, đại dịch đã được kiểm soát dần và cuộc sống cũng ổn định hơn trước. Khi tâm lý không còn sôi nổi như trước, không còn lý do ở lại, dòng tiền trước kia từ đâu chảy vào chứng khoán thì nay sẽ bị nhà đầu tư đưa về lại chỗ cũ (bất động sản, vàng, gửi tiết kiệm...).

Nhìn vào giá trị giao dịch chứng khoán gần đây cũng có thể thấy dòng tiền bị rút ra âm thầm. Vì vậy, phiên giảm mạnh hôm nay mang yếu tố phân bổ vốn đầu tư ở các kênh, nhiều hơn là yếu tố margin call (gọi ký quỹ) và force sell (bán giải chấp).

Thêm vào đó, thị trường chứng khoán thế giới cũng không thuận lợi, gây áp lực. Đặc biệt, sau khi nghỉ lễ 4 ngày sắp tới đây, thị trường ngay lập tức phải đối mặt với kỳ họp tiếp theo của Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED), dự báo sẽ có những quyết định nâng lãi suất dứt khoát.

Với những diễn biến trên, điều quan trọng nhất lúc này là nhà đầu tư phải ưu tiên quản trị rủi ro, bảo vệ tài sản, vì nếu lỗ nhiều quá sẽ khó gỡ lại. Nhà đầu tư ngắn hạn không nên "dò đáy" hay "bắt đáy" bằng mọi giá. Riêng nhà đầu tư dài hạn, có hiểu biết về doanh nghiệp, thì có thể chọn thời điểm cổ phiếu tốt bị giảm giá để mua.

"Thị trường có nhịp tăng mạnh thì cũng có nhịp giảm sâu. Cơn bão đi qua, sẽ có người rời bỏ cuộc chơi, có người ở lại, đó là chuyện bình thường. Nhưng còn tiền là còn cơ hội để trở lại và kiếm lời khi thị trường bình ổn hơn", ông Huy nói.

Ông Huỳnh Minh Tuấn - nhà sáng lập Công ty quản lý tài sản FIDT - nhận định, ở phiên giao dịch chiều nay, thị trường trải qua đợt bán tháo chủ yếu đến từ nhà đầu tư cá nhân trong nước. Động thái cắt lỗ hàng loạt này diễn ra khi tâm lý đã tới mức cùng cực của sự chịu đựng.

Mặc dù thị trường chung chìm trong "chảo lửa", nhưng vẫn xuất hiện điểm sáng, đó là lực cầu mua vào cổ phiếu vào gần cuối phiên, dù khá mỏng. Hoạt động mua vào này lại đến từ nhóm tổ chức trong nước và nhà đầu tư nước ngoài - nhóm có yếu tố chuyên nghiệp trong đầu tư, tâm lý vững vàng hơn.

Chốt phiên hôm nay, riêng nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng gần 240 tỉ đồng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trở thành phiên thứ năm mua ròng liên tiếp với tổng giá trị xấp xỉ 2.900 tỉ đồng.

Chứng khoán: Siết và buông đúng chỗ

TTO - Các điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam cực chặt, nhưng khâu kiểm soát hậu lên sàn lại lỏng lẻo. Nghịch lý này không chỉ khiến doanh nghiệp start-up bị "bít cửa", mà còn khiến dễ thao túng thị trường.

BÔNG MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vải thiều Bắc Giang được mùa, bộ trưởng đề nghị tổ chức tiêu thụ linh hoạt

Với sản lượng hơn 165.000 tấn vải thiều cho thu hoạch trong vòng 2 tháng, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị tỉnh Bắc Giang tổ chức tiêu thụ linh hoạt, sát thực tế và thường xuyên cập nhật kịch bản tiêu thụ.

Vải thiều Bắc Giang được mùa, bộ trưởng đề nghị tổ chức tiêu thụ linh hoạt

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi đề xuất đầu tư tuyến nhánh đường sắt nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam.

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Vietnam Airlines vừa chính thức công bố tái khởi động đường bay thẳng Hà Nội – Moscow trong khuôn khổ chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ nâng vốn điều lệ từ 21.771 tỉ đồng lên 35.830 tỉ đồng sau khi phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu để chia cổ tức ngay trong năm 2025. Vì sao ACV tăng vốn?

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Ngày 11-5, tại cảng Tân Cảng - Cát Lái (TP.HCM), 4 cẩu RTG Hybrid đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa và "xanh hóa" các cảng biển trong nước.

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar