22/12/2017 15:54 GMT+7

'Chưa thể loại trừ khả năng mộ vua Quang Trung đặt ở Nghệ An'

MINH TỰ
MINH TỰ

TTO - Câu chuyện lăng mộ vua Quang Trung đã nóng trở lại tại hội thảo 'Thuận Quảng thời Tây Sơn' diễn ra ở Huế ngày 21-12, do Hội Khoa học lịch sử Thừa Thiên - Huế tổ chức.

Chưa thể loại trừ khả năng mộ vua Quang Trung đặt ở Nghệ An - Ảnh 1.

Đình Dương Xuân Hạ nhìn ra khu Bàu Vá, nơi nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh (trái) cho là nơi tọa lạc phủ Dương Xuân - Ảnh: NGỌC DƯƠNG

Thuận Quảng dưới thời Tây Sơn là vùng đất rộng lớn kéo dài từ Quảng Bình đến tận Bình Định ngày nay. 

Trong hơn 30 năm tồn tại (1771-1802), dấu ấn của nhà Tây Sơn tại Bình Định rất rõ nét, nhưng dấu vết tại kinh đô Phú Xuân (Huế) lại quá mờ mịt, dù vương triều này đóng đô ở đây 15 năm. 

Trong đó lăng mộ vua Quang Trung là một ẩn số hóc búa, khiến việc tìm kiếm suốt hơn 50 năm qua vẫn là những cuộc tranh luận chưa ngã ngũ.

Bác bỏ cả hai giả thiết

Các nhà nghiên cứu đại diện cho các giả thiết về lăng mộ vua Quang Trung tại Huế, cũng như các chuyên gia miệt mài phản biện vấn đề này suốt hàng chục năm qua, đều có mặt tại cuộc hội thảo. 

Đó là nhà nghiên cứu Trần Viết Điền - đại diện giả thiết lăng vua Quang Trung là lăng Ba Vành ở đồi Thiên An (Huế), gọi tắt là "thuyết Ba Vành". 

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân - tác giả của giả thiết lăng mộ vua Quang Trung là cung điện Đan Dương, nguyên là phủ Dương Xuân, nằm cạnh chùa Thiền Lâm, tọa lạc tại khu vực cạnh chùa Thuyền Lâm ngày nay, gọi tắt là "thuyết Đan Dương cung điện". 

Đây là hai giả thiết đối nghịch nhau và được bàn luận nhiều nhất suốt 30 năm qua.

Nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh (Hội Khoa học lịch sử Thừa Thiên - Huế) đã trình bày một bản tham luận rất chi tiết về cuộc tìm kiếm lăng mộ vua Quang Trung tại Huế, khởi đầu từ công bố của tác giả Nguyễn Thiệu Lâu vào năm 1961. 

Ông Vinh đã đưa ra các phân tích rất chi tiết, cùng những nhận xét cho từng luận điểm và đi đến kết luận bác bỏ cả hai giả thiết nói trên. "Hai giả thiết này đều mắc phải những sai lầm nghiêm trọng có tính hệ thống và nhất là đều rơi vào niềm hoài nghi rằng nhà Nguyễn hoặc người Pháp đã ngụy tạo hồ sơ văn bản để che giấu địa chỉ thật sự của lăng vua Quang Trung" - ông Vinh nói.

Nguyễn Anh Huy (bác sĩ ở Huế) cho rằng phủ Dương Xuân không nằm ở khu vực chùa Thiền Lâm như nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân xác định, mà ở khu vực Bàu Vá gần bờ sông Hương. 

Ông Huy cho rằng "chưa thể loại trừ khả năng mộ vua Quang Trung chôn ở Nghệ An", còn mộ mà vua Gia Long khai quật tại Huế chỉ là mộ giả.

TTO - Phủ Dương Xuân thời các chúa Nguyễn là một cuốn sách mới của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân.

Đề xuất khảo cổ cả Ba Vành và Bàu Vá

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết ông xin tiếp nhận các ý kiến phản biện này, dù rằng "nó không có gì mới và không có giá trị khoa học gì cả". 

Tuy nhiên, ông sẽ trình bày đầy đủ ý kiến của mình trên trang web về cung điện Đan Dương do ông lập ra tại địa chỉ cungdiendanduong.net.

Nhà nghiên cứu Trần Viết Điền đưa ra những tư liệu mới về Thái Tổ miếu - thờ vua Quang Trung, liên quan đến lăng Ba Vành - nơi mà ông giả thiết là lăng vua Quang Trung. 

Ông cho rằng các nhà nghiên cứu và cơ quan hữu trách không thể bỏ qua một giả thiết đã được xây dựng từ năm 1941 của học giả L. Cadiere và tiếp nối bởi nhiều công trình nghiên cứu công phu, trong đó có ông. "Xin hãy ghé mắt đến Ba Vành, kẻo có tội với lịch sử" - ông Điền nói.

Cả ba nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh, Nguyễn Anh Huy và Trần Viết Điền đều cho rằng việc Nhà nước tổ chức nghiên cứu khảo cổ học với quy mô lớn ở khu vực chùa Thiền Lâm vẫn chưa phải là căn cứ khoa học thuyết phục. 

Ông Huy đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế nên bổ sung hai địa điểm Bàu Vá và lăng Ba Vành vào quy hoạch khảo cổ đến năm 2020 của tỉnh.

Hội thảo đã thống nhất đề xuất thành lập Trung tâm văn hóa Quang Trung tại Huế để nghiên cứu các vấn đề về triều đại Tây Sơn, trong đó có việc tìm kiếm lăng mộ của nhà vua.

TTO - Đến chiều 7-10 đã có ba trong số 5 hố được các chuyên gia khảo cổ cho mở để thăm dò tìm lăng mộ vua Quang Trung tại khu vực gò Dương Xuân (phường Trường An, TP Huế).

​TTO - Đi bộ cũng xuyên ngày xuyên đêm. Ai cũng thiếu ngủ, đói, khát nên người cứ bải hoải, mắt hoa lên. Trời thì nắng. Cổ khát cháy. Vai mỏi. Chân đau, nặng trĩu như đeo đá...

MINH TỰ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh

Theo kế hoạch, 9 tốp bay với 30 máy bay sẽ có màn bay chào mừng trong lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9 (A80).

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh

Hoài Linh sẽ diễn trên Sân khấu Mới, vai ông già Nam Bộ từ truyện Nguyễn Ngọc Tư

Vào đầu tháng 8, một sân khấu mới tinh sẽ ra mắt tại TP.HCM. Vở diễn đầu tiên sẽ có sự góp mặt của nghệ sĩ Hoài Linh.

Hoài Linh sẽ diễn trên Sân khấu Mới, vai ông già Nam Bộ từ truyện Nguyễn Ngọc Tư

Hơn 100 người nổi tiếng đồng hành cùng Viet Nam Love khơi lòng tự hào dân tộc, tinh thần Việt Nam

Dự án Viet Nam Love do đạo diễn Trần Thành Trung khởi xướng với nhiều hoạt động ý nghĩa hướng đến cộng đồng, như lời tri ân của thế hệ trẻ hôm nay.

Hơn 100 người nổi tiếng đồng hành cùng Viet Nam Love khơi lòng tự hào dân tộc, tinh thần Việt Nam

Có một nơi chuyên xuất bản sách của các lãnh tụ, tướng lĩnh, những cuốn sách đi khắp chiến trường

Có một nhà xuất bản trong 75 năm qua đã xuất bản nhiều tác phẩm lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà lãnh đạo Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, những vị tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng, Đồng Sĩ Nguyên…

Có một nơi chuyên xuất bản sách của các lãnh tụ, tướng lĩnh, những cuốn sách đi khắp chiến trường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar