27/03/2013 06:29 GMT+7

Chữa bệnh viêm loét dạ dày tận gốc

THÙY DƯƠNG
THÙY DƯƠNG

TT - Lo sợ bệnh sẽ phát triển thành ung thư là tâm trạng của nhiều người khi mắc bệnh viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP mà không được điều trị dứt điểm. Một xét nghiệm mới đã giúp người bệnh bớt lo lắng hơn.

Bà N.T.T.H., 52 tuổi, ở Q.Tân Phú, TP.HCM đến Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) khám bệnh sau gần 10 năm được chẩn đoán mắc bệnh viêm dạ dày, được điều trị nhưng kết quả xét nghiệm vi khuẩn H. pylori (HP) vẫn dương tính.

Bệnh... dây dưa

Khác với bà H., ông Q.C.V., 60 tuổi, ở Q.11, TP.HCM, được chẩn đoán bị viêm dạ dày từ ba năm nay. Qua nhiều lần nội soi và làm xét nghiệm máu nhưng kết quả đều không tìm thấy vi khuẩn HP. Điều ông V. lo lắng là dù được điều trị nhưng ông vẫn bị đau dạ dày kéo dài. Còn bà T.T.G., 31 tuổi, ở Q.Bình Tân, được xác định bị loét dạ dày do vi khuẩn HP và cũng được điều trị hết vi khuẩn. Dù bà tuân thủ nghiêm ngặt quá trình điều trị cũng như kiêng cữ những loại thức ăn bác sĩ đã dặn nhưng vết loét dạ dày không thể lành hoàn toàn, làm bà bị đau kéo dài.

Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương, phó khoa nội tiêu hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cho biết có nhiều bệnh nhân được chẩn đoán viêm, loét dạ dày nhưng không được điều trị khỏi vì những xét nghiệm trước đó có thể chưa tìm được tận cùng “cơ chế” của bệnh. Mới đây, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương áp dụng một xét nghiệm mới để chẩn đoán bệnh viêm, loét dạ dày. Xét nghiệm này sẽ nuôi cấy vi khuẩn HP, tìm được sự nhạy và kháng với kháng sinh của vi khuẩn, đồng thời xác định được chủng độc lực của vi khuẩn này và xác định được mức độ hoạt động của men CYP2C19 trong việc đào thải thuốc. Từ đó, các bác sĩ sẽ có cách sử dụng thuốc hiệu quả cho bệnh nhân.

“Bắt mạch” vi khuẩn

Áp dụng xét nghiệm mới này, các bác sĩ đã xác định bà H. bị viêm dạ dày rất nhẹ và bị nhiễm HP nhưng chỉ nhạy duy nhất với kháng sinh amoxcilin. Thế nhưng bệnh nhân lại có tiền sử dị ứng với ampicillin, amoxcilin và penicillin nên bác sĩ không thể dùng thuốc cho bệnh nhân. Xét nghiệm mới này phân lập được chủng vi khuẩn bà H. bị nhiễm có độc lực kém nên khả năng gây loét dạ dày hay biến chứng ung thư rất thấp (dưới 1%). Vì vậy, bệnh nhân không nhất thiết phải diệt vi khuẩn bằng mọi cách. Ông V. cũng được xác định bị nhiễm chủng vi khuẩn HP có độc lực trung bình và nhạy với tất cả kháng sinh, đồng thời được phát hiện có men CYP2C19 hoạt động mạnh để đào thải thuốc viêm loét dạ dày, nên với các thuốc uống chống tiết chất acid của dạ dày bệnh nhân dùng thông thường có hiệu quả không cao. Còn bà G. được xác định có men đào thải thuốc CYP2C19 hoạt động trung bình nên các bác sĩ đã phải điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp với bệnh nhân. Sau một tháng điều trị, bà G. hết đau, ăn ngon, ngủ tốt và tăng cân.

Bác sĩ Lưu Phương cho biết trước đây để chẩn đoán người bệnh có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không, các bác sĩ thường cho bệnh nhân nội soi dạ dày qua đường miệng để lấy một mẫu nhỏ của dạ dày làm xét nghiệm Clo-test hoặc giải phẫu bệnh. Clo-test được dùng rất phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới, cách đọc kết quả đơn giản vì chỉ cần thấy sự đổi màu của mẫu thử từ vàng sang hồng là dương tính. Thời gian có kết quả cũng khá nhanh, chỉ cần chờ 1-3 giờ là có kết quả tùy hãng sản xuất mẫu thử. Nếu để giải phẫu bệnh, cần lấy mẫu nhỏ của dạ dày, nhuộm màu nhìn dưới kính hiển vi xem vi khuẩn có hiện diện không. Ngoài ra, có thể test hơi thở hoặc xét nghiệm máu để tìm HP.

Với xét nghiệm mới Bệnh viện Nguyễn Tri Phương vừa thực hiện còn giúp các bác sĩ điều trị hiệu quả các trường hợp viêm, loét dạ dày do vi trùng HP bị thất bại sau một thời gian điều trị thông thường và cho cả các trường hợp viêm, loét dạ dày khó lành, kéo dài mà không phải do HP.

Hơn 65% bệnh nhân viêm loét dạ dày do nhiễm HP

Theo bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương, tỉ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày trong dân số là 1-2%, trong đó tỉ lệ nhiễm vi khuẩn HP trong bệnh viêm loét dạ dày chiếm khoảng 65-68%.

Nguyên nhân gây ra bệnh dạ dày là do hút thuốc lá, uống rượu bia, dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc điều trị đau khớp, ăn nhiều đồ chua cay, stress lo lắng, ăn uống không điều độ, bị nhiễm vi khuẩn HP (vi khuẩn này bị nhiễm qua đường ăn uống).

Những dấu hiệu có thể gặp trong bệnh viêm, loét dạ dày là đau bụng (trên rốn), cảm giác nóng rát, ợ hơi, nôn, buồn nôn, khó tiêu.

Phóng to
Nội soi dạ dày để lấy mẫu làm xét nghiệm tại BV Nguyễn Tri Phương - Ảnh: Đặng Lê
THÙY DƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đoàn Di Băng lại đăng đàn ‘xin lỗi’ và nói là bên ‘bị ảnh hưởng’

Sau khi có thông tin về việc thu hồi lô kem chống nắng do Công ty VB GROUP phân phối, ngày 17-5 Đoàn Di Băng đã đăng tải trên trang cá nhân về việc thu hồi sản phẩm. Trước đó, cô cũng đăng tải thông báo tương tự khi lô dầu gội bị thu hồi.

Đoàn Di Băng lại đăng đàn ‘xin lỗi’ và nói là bên ‘bị ảnh hưởng’

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng bằng 4,8% so với nhãn dán, có phải hàng giả?

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy toàn quốc lô sản phẩm do công ty chồng Đoàn Di Băng đưa ra thị trường, do chỉ số chống nắng trên nhãn là SPF 50 nhưng kết quả kiểm nghiệm là SPF 2,4.

Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng bằng 4,8% so với nhãn dán, có phải hàng giả?

Mỹ phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer

Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer, bước tiến lớn giúp phát hiện bệnh sớm hơn và điều trị hiệu quả hơn.

Mỹ phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Chống hàng giả, cần điểm ngay từ 'yếu huyệt'

Hàng giả, hàng gian gây bức xúc đã từ lâu, nay nóng lên khi cơ quan chức năng vừa khởi tố nhiều vụ gây chấn động.

Chống hàng giả, cần điểm ngay từ 'yếu huyệt'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar