12/11/2019 13:32 GMT+7

Chữa bệnh mãi không khỏi, hóa ra do ống nội soi nhiễm khuẩn

L.ANH
L.ANH

TTO - Bệnh nhân ở Hà Giang điều trị suốt 3 tháng nhưng cứ phẫu thuật xong người lại nổi đầy cục, chữa mãi không khỏi. 'Thủ phạm' sau đó được xác định là ống nội soi bị nhiễm khuẩn.

Chữa bệnh mãi không khỏi, hóa ra do ống nội soi nhiễm khuẩn - Ảnh 1.

Tiệt khuẩn dụng cụ phẫu thuật nội soi tại một bệnh viện ở TP.HCM

Phát biểu tại hội thảo quốc tế về thực hiện giải pháp toàn cầu về an toàn người bệnh (được Bộ Y tế tổ chức sáng nay 12-11 tại Hà Nội), Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế Lương Ngọc Khuê cho biết tại Hà Giang từng ghi nhận sự cố ống nội soi nhiễm khuẩn, người bệnh bị nhiễm trùng bệnh viện dẫn đến chữa mãi không khỏi.

Theo ông Khuê, người bệnh mắc các bệnh không do bệnh cảnh chính mà do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm... do nhiễm khuẩn bệnh viện thì đó là sự cố y khoa.

Theo cảnh báo được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố tại hội thảo, các nguy cơ dẫn đến mất an toàn tại bệnh viện bao gồm nhiễm khuẩn bệnh viện (ảnh hưởng tới 10% người bệnh nhập viện), chẩn đoán chậm và không chính xác, phơi nhiễm với tia phóng xạ... 

"Hơn 1 triệu người bệnh tử vong do tai biến phẫu thuật/năm" - Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo.

Tại Việt Nam, tuy chưa có thống kê về số lượng tai biến, nhưng theo Tổ chức y tế thế giới, cứ 10 người bệnh có 1 người bị tổn hại trong khi tiếp nhận dịch vụ y tế, trong đó tới 50% là có thể phòng tránh được. Trong số các chi phí y tế, 14,3% là để điều trị hậu quả các sự cố y khoa.

Thống kê của Bệnh viện Việt Đức tại hội thảo cho biết có đến 42% tác nhân sự cố là do nhân viên y tế, 32% do tổ chức, dịch vụ, 8% liên quan tới người bệnh, 8% do các yếu tố bên ngoài, 4% do môi trường làm việc.

Trong các yếu tố liên quan đến nhân viên y tế, có 4% do nhiễm trùng bệnh viện, 8% do giao tiếp giữa người bệnh và nhân viên y tế kém hiệu quả, 12% do xác định người bệnh chưa chính xác, 12% do phản ứng phụ của thuốc...

Hiện tại tỉ lệ sự cố y khoa được báo cáo không cao, gần 1/2 lý do dẫn đến việc sự cố không được báo cáo là tâm lý e ngại, sợ bị kỷ luật, sợ đồng nghiệp chê cười, sợ sếp... của nhân viên y tế. 

Nhờ những tác động về chính sách, tỉ lệ nhân viên y tế tự nguyện báo cáo sự cố đã tăng lên, tuy nhiên vẫn ở mức thấp so với bắt buộc phải báo cáo.

Đừng lơ là nhiễm khuẩn bệnh viện

TTO - Liên quan việc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện được Bộ Y tế tổ chức ngày 31-7 tại Hà Nội, trưởng đại diện Cơ quan Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) tại VN chia sẻ suốt đời ông không quên hai bệnh nhân ở Mỹ gặp tai biến vì nhiễm khuẩn bệnh viện.

L.ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

18 tuổi đã bị hỏng thận vì thói quen ăn uống

Cô gái trẻ nhập viện sau cơn đau dữ dội vùng thắt lưng, tiểu buốt, nôn mửa. Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị thận viêm hóa đá vì viên sỏi thận niệu quản gây biến chứng.

18 tuổi đã bị hỏng thận vì thói quen ăn uống

5 lý do nên tránh rượu bia khi đang chấn thương

Rượu bia có ảnh hưởng tiêu cực đến các quá trình then chốt như tái tạo mô, phục hồi cơ bắp và điều hòa nội tiết sau chấn thương.

5 lý do nên tránh rượu bia khi đang chấn thương

Y tế TP.HCM vươn mình, sớm trở thành trung tâm y tế khu vực

Từ ngày 1-7, TP.HCM sẽ tổ chức lại hệ thống bệnh viện và tuyến y tế cơ sở nhằm nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Y tế TP.HCM vươn mình, sớm trở thành trung tâm y tế khu vực

Thói quen ăn mặn, lười vận động: 'thủ phạm' âm thầm gây loãng xương

Tình trạng loãng xương đặc biệt đáng lo ngại tại đô thị đang già hóa nhanh như TP.HCM khi có đến 16% là người cao tuổi (trên 60 tuổi).

Thói quen ăn mặn, lười vận động: 'thủ phạm' âm thầm gây loãng xương

Từ việc người đàn ông tử vong trong lúc ngủ sau uống rượu, bác sĩ cảnh báo gì?

Bác sĩ cảnh báo rượu bia có thể 'kích hoạt' những vấn đề nguy hiểm đến tính mạng.

Từ việc người đàn ông tử vong trong lúc ngủ sau uống rượu, bác sĩ cảnh báo gì?

Công nghệ VR/AR giúp bác sĩ nhìn 'xuyên thấu' người bệnh

Công nghệ VR/AR cho phép bác sĩ nhìn thấy hình ảnh khối u, mạch máu, thần kinh hoặc cơ quan nội tạng mà không cần mổ hở...

Công nghệ VR/AR giúp bác sĩ nhìn 'xuyên thấu' người bệnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar