21/04/2022 16:37 GMT+7

Chủ trường mầm non than trời vì lãi tiền nợ đóng bảo hiểm xã hội

MỸ DUNG
MỸ DUNG

TTO - Bắt buộc nghỉ vì dịch, chỉ thiếu tiền đóng bảo hiểm 1 tháng nhưng nợ bảo hiểm xã hội tính lãi suất đến 10 tháng, nhiều chủ trường mầm non khóc ròng.

Chủ trường mầm non than trời vì lãi tiền nợ đóng bảo hiểm xã hội - Ảnh 1.

Cô giáo hướng dẫn trẻ tập hát theo điệu nhạc - Ảnh: MỸ DUNG

Chủ một trường mầm non tư thục tại quận 12, TP.HCM cho biết thời gian nghỉ dịch, trường thực hiện khai báo bảo hiểm xã hội theo hình thức báo giảm không lương. Nhờ việc báo giảm không lương này thì cán bộ, nhân viên, giáo viên của trường được nhận trợ cấp hỗ trợ người lao động trong dịch COVID-19.

Từ tháng 2-2022, khi được phép hoạt động lại, trường thực hiện khai báo bảo hiểm xã hội tăng. Tuy vậy, tiền bảo hiểm xã hội của trường từ tháng 4, tháng 5-2021 còn bị nợ. Vì thế, đời sống của giáo viên ở trường bị ảnh hưởng do bảo hiểm xã hội cắt hết các thẻ bảo hiểm y tế của giáo viên. "Các giáo viên của chúng tôi không được chi trả bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh", chủ trường này nói. 

Không chỉ vậy, với số tiền nợ bảo hiểm xã hội từ tháng 4, tháng 5-2021, nhà trường phải đóng lãi với mức 1%/tháng, tương ứng với 12%/năm.

"Chúng tôi nợ tiền bảo hiểm xã hội chỉ vài chục triệu nhưng sau mấy tháng không hoạt động, tiền lãi nhiều đến chóng mặt. Trong tình hình ngành mầm non khó khăn vì sĩ số học sinh không đủ, cơ sở vật chất phải đầu tư lại… mà ngành bảo hiểm xã hội còn thu tiền lãi cả một thời gian dài nghỉ vì dịch như vậy, chúng tôi đến khốn đốn", chị chủ trường này than vãn.

Tình hình diễn ra tương tự tại hệ thống Trường mầm non Việt Đức. Bà Nguyễn Thị Minh Uyên, chủ hệ thống này, cho biết có hệ thống trường ở nhiều quận, huyện và cũng gặp tình trạng tương tự. 

"Theo quy định đóng bảo hiểm xã hội, trường làm việc trong tháng 4-2021 xong thì sẽ đóng bảo hiểm vào tháng 5-2021, nhưng lúc đó trường nghỉ nên báo giảm. Đến khi trường mở cửa trở lại, báo tăng nhưng vẫn chưa có nguồn thu để đóng bảo hiểm xã hội được. Thương nhất là giáo viên chúng tôi khi đi khám thì bị cắt hết thẻ bảo hiểm y tế và nhà trường phải đứng ra chi trả các khoản này cho các cô" - bà Nguyễn Thị Minh Uyên cho biết.

Trong một diễn biến khác, chủ một trường mầm non tại quận Bình Tân cũng cho hay tháng 5-2021, trường đã báo lên bảo hiểm xã hội và hai bên chốt lại số tiền mà trường phải thanh toán bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, tháng 1-2022, trường nhận được email thông báo phát sinh tiền nợ bảo hiểm xã hội từ tháng 6. Vì thế, giáo viên của trường trong giai đoạn này không được hưởng các chính sách bảo hiểm y tế. 

"Tôi rất bức xúc. Chúng tôi đã chốt với bảo hiểm xã hội tất cả các khoản, nhưng cuối cùng vẫn bị liệt vào diện nợ bảo hiểm và vì thế giáo viên chúng tôi không được hưởng những chính sách đáng được hưởng do sự hướng dẫn không rõ ràng của ngành này", chủ trường này bức xúc.

Theo nhiều chủ trường mầm non, trong bối cảnh nghỉ dịch lâu dài và khó khăn hiện nay của ngành mầm non, họ mong muốn bảo hiểm xã hội có những chính sách hỗ trợ ngành.

"Tôi mong ngành bảo hiểm xã hội tính toán lại và không thu lãi phạt các cơ sở giáo dục trong giai đoạn này. Lãi phạt như vậy là quá cao, 12%/năm khiến các trường càng khó khăn hơn", bà Nguyễn Thị Minh Uyên nêu ý kiến.

Trả lời báo Tuổi Trẻ, đại diện Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết: căn cứ điều 21 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, điều 15 Luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13, điều 44 Luật việc làm số 38/2013/QH13, điều 41, 44 Luật an toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động là hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 điều 85 của luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Căn cứ điểm b khoản 3 điều 6 quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 21-11-2015 của Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp quy định trường hợp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng hai lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng;

Cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố chia sẻ khó khăn mà đơn vị gặp phải do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Bảo hiểm xã hội thành phố đã kịp thời triển khai ngay các gói hỗ trợ nhằm giúp cho các đơn vị trên địa bàn thành phố giảm bớt phần nào gánh nặng như: hỗ trợ người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí tử tuất; giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 0,5% xuống 0% từ tháng 7-2021 đến tháng 6-2022; giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 1% xuống 0% từ tháng 10-2021 đến tháng 9-2022.

Ngoài ra cơ quan Bảo hiểm xã hội còn xác nhận kịp thời cho người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng các gói hỗ trợ từ UBND thành phố hoặc từ Chính phủ; hỗ trợ bằng tiền cho người lao động từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp… Hiện nay ngoài các chính sách trên, chưa có quy định nào cho phép đơn vị được giãn tiền nợ bảo hiểm. 

TP.HCM: Trường mầm non hy vọng lấp đầy số trẻ

TTO - Ngày 10-4, UBND TP.HCM đã ra văn bản khẩn về việc tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục từ ngày 12-4.

MỸ DUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khi con thi trượt

Khi bị trượt tốt nghiệp THPT; hay ước mơ vào đại học, cao đẳng 'tan thành mây khói', thường tâm lý chung của các thí sinh là sẽ rất buồn chán.

Khi con thi trượt

Điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội: Nơi 24 điểm vẫn rớt, chỗ 10 điểm đã đậu

Năm nay, chỉ có 9 trong số trên 100 trường THPT công lập tại Hà Nội có mức điểm chuẩn từ 24 điểm trở lên (điểm trung bình môn là 8 trở lên).

Điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội: Nơi 24 điểm vẫn rớt, chỗ 10 điểm đã đậu

Chiều nay công bố đáp án thi tốt nghiệp THPT 2025, xem nhanh trên Tuổi Trẻ Online

15h chiều nay 6-7, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chính thức công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT 2025. Tuổi Trẻ Online cập nhật, mời bạn đọc đón xem.

Chiều nay công bố đáp án thi tốt nghiệp THPT 2025, xem nhanh trên Tuổi Trẻ Online

Một trường công an có tỉ lệ trung bình 1 'chọi' gần 89

Năm 2025, Học viện Chính trị Công an nhân dân xét tuyển 100 học viên nhưng có tới gần 8.000 thí sinh đăng ký thi đánh giá của Bộ Công an xét tuyển vào học viện.

Một trường công an có tỉ lệ trung bình 1 'chọi' gần 89

Khối ngành Ngôn ngữ & Xã hội nhân văn DTU với nhiều thí sinh điểm cao và Giải thưởng Sinh viên

Được ghi nhận là khối ngành đón rất nhiều Thủ khoa DTU qua các năm với điểm số trung bình luôn trên 9 điểm/môn, khối ngành Ngôn ngữ & Xã hội nhân văn của Đại học (ĐH) Duy Tân đã có rất nhiều bứt phá trong hơn 5 năm trở lại đây.

Khối ngành Ngôn ngữ & Xã hội nhân văn DTU với nhiều thí sinh điểm cao và Giải thưởng Sinh viên

Gần 23.000 thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá của Bộ Công an, 1 'chọi' 9,7

Năm nay, có gần 23.000 thí sinh đăng ký dự thi đánh giá của Bộ Công an, tăng gần 5.000 thí sinh so với năm ngoái.

Gần 23.000 thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá của Bộ Công an, 1 'chọi' 9,7
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar