07/12/2021 16:07 GMT+7

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi: Trước mắt chỉ thí điểm học trực tiếp lớp 9, 12

TIẾN LONG - THẢO LÊ
TIẾN LONG - THẢO LÊ

TTO - Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết trước mắt TP.HCM chỉ thí điểm học trực tiếp đối với học sinh lớp 9 và lớp 12. Còn đối với học sinh lớp 1, thành phố sẽ bàn thêm.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi trao đổi với báo chí như vậy bên lề kỳ họp thứ 4, HĐND khóa X, chiều 7-12. 

Nói về kế hoạch cho học sinh đi học trực tiếp, ông Mãi cho biết: "Trước mắt thí điểm học trực tiếp đối với lớp 9 và lớp 12, còn đối với lớp 1, thành phố sẽ bàn thêm".

Trao đổi với báo chí sáng cùng ngày, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cũng cho biết khi khảo sát ý kiến, nhiều gia đình không đồng ý cho con em đến trường, thành phố cũng sẽ không cần gượng ép. Các gia đình thấy không yên tâm thì phải tôn trọng ý kiến phụ huynh.

Theo Bí thư Nên, sáng nay 7-12, ông đã hội ý với lãnh đạo thành phố và có ý kiến cần trì hoãn kế hoạch này lại. Người đứng đầu Thành ủy TP.HCM phân tích dù đã lên kế hoạch nhưng cần tùy vào tình hình diễn biến để có quyết định phù hợp, không cứng nhắc.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi: Trước mắt chỉ thí điểm học trực tiếp lớp 9, 12 - Ảnh 1.

Đại biểu Hoàng Thị Diễm Tuyết nêu ý kiến về việc tổ chức học trực tuyến cho khối 1 - Ảnh: TỰ TRUNG

Tại kỳ họp, đại biểu Hoàng Thị Diễm Tuyết (quận 5) bày tỏ sự đồng tình với kế hoạch tổ chức cho học sinh lớp 9, 12 được trở lại trường. Bà Tuyết cho rằng bên cạnh việc học tập kiến thức, trẻ em cần có sự giao lưu học hỏi để hoàn thiện tâm lý. Việc chỉ học qua màn hình máy tính sẽ ảnh hưởng đến tâm lý học sinh và có nguy cơ khiến trẻ phát sinh một số bệnh về mắt. Đồng thời, trẻ em từ 12-17 tuổi hiện nay đã tiêm đủ vắc xin, việc tổ chức đi học trở lại từ ngày 13-12 là hợp lý. 

Tuy nhiên, bà Tuyết cho rằng việc tổ chức cho học sinh lớp 1 học trực tiếp trở lại vào ngày 13-12 cần phải xem xét kỹ lưỡng. “Nên chăng hoãn việc tổ chức cho học sinh lớp 1 đến trường để các em tiêm ngừa đầy đủ vắc xin”, đại biểu Tuyết đề nghị. 

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi: Trước mắt chỉ thí điểm học trực tiếp lớp 9, 12 - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Văn Hiếu - giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM - nêu ý kiến về việc tổ chức học trực tiếp cho học sinh - Ảnh: TỰ TRUNG

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hiếu - giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo - cho biết đầu năm học 2021-2022, Sở Giáo dục và đào tạo cũng chuẩn bị các phương án dạy và học trực tuyến. 

Trong đó, lớp 1 có sự thiệt thòi là chưa được đến trường bao giờ. Do đó, Sở Giáo dục và đào tạo đã mời các chuyên gia, nhà sư phạm để nghiên cứu dạy trực tuyến cho các em lớp 1. Nhờ sự hỗ trợ của phụ huynh, đến giờ này sắp hết học kỳ 1, các học sinh lớp 1 đã đạt yêu cầu đặt ra. Tức là không dạy tất cả các môn học mà tập trung vào 2 môn toán và tiếng Việt, làm sao để các em biết đọc, biết viết. 

Tuy nhiên, quá trình học phải có thời gian và lượng kiến thức yêu cầu cao hơn, các em cần đến trường để có điều kiện học tập. Sở Giáo dục và đào tạo cũng xác định khối lớp 1 cần ưu tiên đến trường khi có điều kiện thích hợp. Tiếp đó là học sinh lớp 9 và 12 do có nhiều vấn đề thi cử cuối năm, cuối cấp. Vì vậy, trong kế hoạch cho học sinh đi học trở lại, Sở Giáo dục và đào tạo đã chọn 3 khối này để tham mưu trước. 

Để có kế hoạch này, Sở Giáo dục và đào tạo phối hợp với các quận huyện, đặc biệt là huyện Cần Giờ để có thời gian thí điểm 6 tuần việc dạy học trực tiếp ở các cấp học trên địa bàn tương đối độc lập. 

Sau 6 tuần dạy học trực tiếp ở Thạnh An cũng có các tình huống xảy ra, có học sinh nhiễm F0 ở cộng đồng rồi vào trường. Phương án xử lý của xã đảo Thạnh An cũng là một bài học kinh nghiệm để thành phố chuẩn bị cho kế hoạch đi học trở lại cho học sinh 3 khối lớp. 

Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và đào tạo cũng tổ chức lấy ý kiến khảo sát và trao đổi nhiều lần để có được thống kê. Trong đó, việc tổ chức học trực tiếp cho học sinh khối lớp 9 và 12 nhận được sự đồng thuận của phụ huynh rất cao. Tuy nhiên, ở lớp 1, tỉ lệ lại rất thấp, chưa tới 30%.

Vì vậy, Sở Giáo dục và đào tạo cũng có kế hoạch trình UBND thành phố xem xét chưa cho học sinh lớp lá (5 tuổi) và lớp 1 đi học trực tiếp trở lại.

Bí thư Nguyễn Văn Nên: Xem xét trì hoãn cho học sinh lớp 1 đến trường

TTO - Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết sáng nay 7-12, lãnh đạo TP.HCM có hội ý và xem xét trì hoãn cho học sinh lớp 1 đến trường khi có nhiều gia đình lo lắng, không đồng ý cho con em đến trường theo kế hoạch.

TIẾN LONG - THẢO LÊ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản - chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an - đã thông tin một số nội dung liên quan sử dụng giấy tờ được cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh thành và công tác xử lý hàng giả, hàng nhái của lực lượng công an.

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Gamuda Land (Malaysia) đề xuất với các cơ quan chức năng Việt Nam mong muốn nghiên cứu làm metro TP.HCM - Long Thành và các tuyến đường sắt đô thị khác của TP.HCM.

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Phó bí thư Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng sau một tuần vận hành

Ông Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng, sau một tuần triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Phó bí thư Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng sau một tuần vận hành

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp

Tỉnh Đoàn Quảng Trị vừa huy động 1.500 thanh niên tình nguyện về các xã phường, đặc khu để hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp.

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp

Tỉnh An Giang phải đào tạo nguồn nhân lực 20 năm tới cho kỷ nguyên mới

Phó chủ tịch nước yêu cầu An Giang lập kế hoạch đào tạo 20 năm tới, nếu không muốn có lao động phổ thông thu nhập thấp như hiện nay.

Tỉnh An Giang phải đào tạo nguồn nhân lực 20 năm tới cho kỷ nguyên mới

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

Quyết định phê duyệt dừng sử dụng vốn ODA là một bước quan trọng trong hành trình giải quyết các thủ tục, để chuyển sang thực hiện dự án metro số 2 bằng vốn ngân sách.

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar