05/05/2020 10:33 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong: 'Khôi phục kinh tế là mệnh lệnh cần làm ngay'

T.V.NGHI - MAI HƯƠNG
T.V.NGHI - MAI HƯƠNG

TTO - Sáng 5-5, tọa đàm 'Khôi phục và phát triển kinh tế TP.HCM' 2020 đã khai mạc với sự tham dự của Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong: Khôi phục kinh tế là mệnh lệnh cần làm ngay - Ảnh 1.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong phát biểu khai mạc tọa đàm - Ảnh: TỰ TRUNG

Tham gia tọa đàm có lãnh đạo UBND TP.HCM, 50 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực, đại diện 14 hiệp hội ngành nghề; lãnh đạo 11 sở ngành, đơn vị liên quan, các chuyên gia kinh tế cùng góp mặt để bàn các giải pháp. 

Để đảm bảo công tác phòng chống dịch, khách dự tọa đàm được chia làm 3 phòng họp trực tuyến.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong dẫn chứng quý 1-2020 TP.HCM chỉ đạt mức tăng trưởng kinh tế là 0,42% so cùng kỳ năm 2019, thấp nhất kể từ năm 1986 đến nay.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong: Khôi phục kinh tế là mệnh lệnh cần làm ngay - Ảnh 2.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM Trần Hoàng Ngân trình bày kịch bản khôi phục kinh tế TP - Ảnh: TỰ TRUNG.

Theo ông Phong, với vai trò là đầu tàu kinh tế, dẫn dắt kinh tế của vùng và cả nước, TP luôn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn cả nước trung bình từ 1,1 đến 1,2 lần trong một thời gian dài, sự tăng trưởng chậm lại của TP sẽ có nhiều tác động đến sự tăng trưởng chung của cả nước. 

“Vì vậy, tập trung mọi nguồn lực và giải pháp để khôi phục và phát triển kinh tế TP là “mệnh lệnh” cần làm ngay trong bối cảnh hiện nay để vực dậy kinh tế TP” - ông Phong nhấn mạnh.

Đề cập đến các doanh nghiệp, chủ tịch UBND TP đánh giá bên cạnh sự nỗ lực tự thân để vượt qua các tác động của dịch COVID-19 (như từ khâu đầu vào như: nguyên vật liệu, lao động, vốn đến khâu đầu ra như khách hàng, thị trường, đối tác..) thì sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ là rất quan trọng, nếu chậm trễ sẽ làm doanh nghiệp rơi vào trạng thái khó khăn và đi đến phá sản, kéo theo nhiều hệ lụy như: tăng tỉ lệ thất nghiệp, tạo gánh nặng về an sinh xã hội và gia tăng tội phạm…

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong: Khôi phục kinh tế là mệnh lệnh cần làm ngay - Ảnh 3.

Toàn cảnh cuộc tọa đàm trực tuyến - Ảnh: TỰ TRUNG

Từ thực tế trên, ông Phong mong muốn ghi nhận các ý kiến đóng góp từ chuyên gia kinh tế, lắng nghe các vướng mắc khó khăn từ phía doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các hiệp hội ngành nghề, làm cơ sở để tiếp tục đánh giá theo chiều sâu tác động của đại dịch này đến một số ngành kinh tế chủ lực của TP trong ngắn hạn, trung và dài hạn.

Nhắc lại tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: “Mỗi chiến sĩ trên mặt trận kinh tế phải cùng chung tay để biến nguy thành cơ, biến thách thức thành cơ hội”, ông Phong gửi gắm: “Qua buổi tọa đàm này, lãnh đạo TP mong muốn được lắng nghe các kế sách cũng như sự tham vấn từ các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, giúp lãnh đạo TP đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm hỗ trợ các ngành, các lĩnh vực kinh tế từng bước vượt qua khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô cũng như tìm kiếm cơ hội phát triển sau dịch”.

Nhiều vấn đề TP cần hiến kế:

Đi vào cụ thể, ông Phong cho biết TP phải đối diện với một số vấn đề thách thức đang nổi lên, rất cần lắng nghe ý kiến của các chuyên gia nhà khoa học như:

(1) Vấn đề kinh tế số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

(2) Thị trường xuất nhập khẩu sẽ phải làm gì khi các chuỗi cung ứng bị đứt gãy nghiêm trọng?

(3) Làm sao để vực dậy sức mua của thị trường nội địa khi người dân đã nhìn nhận lại hành vi tiêu dùng sau đại dịch do tâm lý lo sợ kéo dài, hoặc có nên mở cửa để phát triển du lịch quốc tế và thời điểm nào là thích hợp?

(4) Giải pháp nào hiệu quả và phù hợp nhất để đảm bảo ổn định kinh tế, ổn định công ăn việc làm trong điều kiện phải thực hiện “mục tiêu kép” như hiện nay?

Tập trung thảo luận 11 nhóm giải pháp

Chủ tịch Nguyễn Thành Phong đề nghị tập trung thảo luận 11 nhóm giải pháp như sau:

- Tập trung phát triển các ngành đóng góp cao vào tăng trưởng kinh tế thành phố, bao gồm: công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm; công nghiệp sản xuất đồ uống; công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; ngành bán buôn, bán lẻ; vận tải, kho bãi; tài chính ngân hàng, bảo hiểm…

- Đối với những ngành chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19, cần tập trung vào các phân khúc nào đóng góp cao vào tốc độ tăng trưởng bên cạnh các giải pháp đồng bộ để phục hồi các ngành này trong dài hạn.

- Đầu tư có trọng điểm, ưu tiên phát triển các ngành sản xuất kinh doanh, chuỗi cung ứng cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho người tiêu dùng.

- Đẩy nhanh phát triển kinh tế số trong ngắn hạn và dài hạn cũng như phát triển kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực kinh tế.

- Dự báo hoạt động dịch vụ sẽ hồi phục nhanh sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát an toàn, thành phố sẽ tập trung những giải pháp gì để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo các điều kiện thuận lợi để các ngành dịch vụ phát triển trong thời gian tới.

- Giải pháp để vực dậy sự phát triển của ngành du lịch thành phố trong điều kiện dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh ở các nền kinh tế lớn trên thế giới, định hướng phát triển hoạt động du lịch nội địa trong thời gian tới như thế nào?

- Đối với hoạt động ăn uống và lưu trú: hoạt động nhà hàng và các dịch vụ phục vụ lưu động, dịch vụ lưu trú ngắn ngày là ngành đóng góp lớn vào tăng trưởng (chiếm trên 84% doanh thu và trên 97% nộp thuế, phí). Giải pháp gì để đẩy mạnh phát triển phân khúc này gắn với phát triển du lịch nội địa?

- Đối với ngành vận tải và kho bãi, dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải, vận tải hàng hóa bằng đường bộ, vận tải hàng hóa ven biển, bốc xếp hàng hóa đóng góp lớn vào tăng trưởng của ngành vận tải và kho bãi (chiếm trên 75% doanh thu và trên 68% nộp thuế, phí). Thời gian tới cần tập trung các giải pháp hỗ trợ để thúc đẩy phát triển phân khúc này như thế nào?

- Giải pháp tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thủ tục để nhanh chóng đưa các gói hỗ trợ đến các đối tượng một cách nhanh chóng và kịp thời.

- Nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới thích ứng với tình hình dịch COVID-19.

- Nghiên cứu, khai thác các thị trường nước ngoài có điều kiện thuận lợi trong bối cảnh dịch COVID-19, đặc biệt là các thị trường lớn để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.

Khôi phục kinh tế TP.HCM như thế nào?

TTO - Hôm nay (5-5), UBND TP.HCM dành trọn một ngày cùng 50 doanh nghiệp nhiều lĩnh vực, đại diện 14 hiệp hội ngành nghề và lãnh đạo 11 sở ngành, đơn vị liên quan, các chuyên gia kinh tế bàn các giải pháp khôi phục và phát triển kinh tế TP.HCM 2020.

T.V.NGHI - MAI HƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Gamuda Land (Malaysia) đề xuất với các cơ quan chức năng Việt Nam mong muốn nghiên cứu làm metro TP.HCM - Long Thành và các tuyến đường sắt đô thị khác của TP.HCM.

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Giá vàng lao dốc mạnh

Giá vàng thế giới cuối ngày hôm nay 7-7 đã giảm 30 USD/ounce, về sát mức 3.300 USD/ounce.

Giá vàng lao dốc mạnh

Cổ phiếu Tesla đỏ sàn sau khi ông Musk tuyên bố lập Đảng nước Mỹ

Việc ông Musk quay lại chính trường là hướng đi trái ngược với những gì các nhà đầu tư/cổ đông Tesla muốn ông thực hiện.

Cổ phiếu Tesla đỏ sàn sau khi ông Musk tuyên bố lập Đảng nước Mỹ

Bộ Công an làm rõ động cơ phát tán hình ảnh tố C.P. Việt Nam bán heo bệnh

Đại diện Cục C05 cho biết đang tiếp tục phối hợp với công an các địa phương làm rõ động cơ, mục đích việc phát tán hình ảnh tố Công ty C.P. bán heo bệnh.

Bộ Công an làm rõ động cơ phát tán hình ảnh tố C.P. Việt Nam bán heo bệnh

'Nhà đầu tư chưa bán cổ phiếu thưởng, không thể coi có thu nhập và phải nộp thuế'

Chuyên gia cho rằng chưa bán cổ phiếu thưởng thì chưa phát sinh thu nhập nên không thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân.

'Nhà đầu tư chưa bán cổ phiếu thưởng, không thể coi có thu nhập và phải nộp thuế'

Khởi tố một cựu lãnh đạo ngân hàng liên quan đến vụ án tại Bamboo Capital

Ông Đỗ Anh Tú - nguyên thành viên HĐQT Ngân hàng Tiên Phong, nguyên chủ tịch Chứng khoán TPS, và ông Nguyễn Hồ Nam, nhà sáng lập Bamboo Capital, bị khởi tố với cáo buộc lừa đảo.

Khởi tố một cựu lãnh đạo ngân hàng liên quan đến vụ án tại Bamboo Capital
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar