30/06/2017 06:41 GMT+7

​Chủ tịch Tập Cận Bình nói gì về tương lai Hong Kong?

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Tương lai của nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” là điểm thu hút sự chú ý rất lớn khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hong Kong.

Chủ tịch Tập Cận Bình và Phu nhân Bành Lệ Viện đáp chuyến bay xuống Hong Kong ngày 29-6 - Ảnh: Reuters

Ngày 29-6, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đáp chuyến bay xuống Hong Kong, nơi ông sẽ có ba ngày ghé thăm đặc khu hành chính này lần đầu tiên trên tư thế người đứng đầu nhà nước Trung Quốc.

Đây là chuyến đi diễn ra vào thời điểm kỷ niệm 20 năm ngày Trung Quốc tiếp quản Hong Kong từ tay người Anh (ngày 1-7-1997).

“Hong Kong đã luôn nằm sâu lắng trong tim tôi. Chúng ta sẵn sàng, sát cánh với những khía cạnh khác của xã hội Hong Kong, nhìn lại quãng đường đặc biệt của 20 năm qua ở nơi đây, rút ra kết luận từ kinh nghiệm, nhìn về ngày mai và đảm bảo ‘một quốc gia, hai chế độ’ là tương tai ổn định và có ảnh hưởng sâu rộng”, hãng tin Reuters dẫn lời ông Tập Cận Bình.

“Một quốc gia, hai chế độ” là nguyên tắc Trung Quốc áp dụng cho Hong Kong, theo thỏa thuận tiếp quản lãnh thổ này từ người Anh.

Theo đó Trung Quốc vẫn là một quốc gia thống nhất, toàn vẹn bao gồm Hong Kong, nhưng Hong Kong được duy trì hệ thống chính trị hoạt động theo kiểu tư bản, được tự do về điều hành, tiền tệ, giáo dục... cho đến năm 2047, tức “ít nhất 50 năm” từ ngày giao trả 1997.

Tuy nhiên trong vài năm nay, xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy sự bất mãn của Hong Kong dâng cao, đặc biệt ở lớp trẻ.

Luồng ý kiến phản đối cho rằng chính quyền Bắc Kinh can thiệp quá nhiều vào Hong Kong, trong đó có vấn đề nhân quyền và nhân sự cũng như cách thức bầu cử.

Năm 2014, cuộc biểu tình của thủ lĩnh sinh viên Hoàng Chi Phong ở Hong Kong tập trung giới trẻ đòi dân chủ thực sự đã thu hút sự chú ý cao độ của dư luận quốc tế.

Các ý kiến chống đối Trung Quốc ở Hong Kong có quan điểm rằng Bắc Kinh không tôn trọng cam kết duy trì hiện trạng của Hong Kong trong 50 năm như đã hứa.

Suốt thời gian vừa qua, cũng như trong phát biểu khi đặt chân xuống Hong Kong, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng không nhắc tới tương lai Hong Kong sau năm 2047.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Úp mở chuyện đến Thổ Nhĩ Kỳ, ông Trump gợi ý cho ông Putin?

Dù đang trong chuyến công du đến các quốc gia vùng Vịnh, ông Trump vẫn úp mở chuyện ông sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ cho cuộc đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine, nói rằng ông Putin sẽ muốn ông ở đó.

Úp mở chuyện đến Thổ Nhĩ Kỳ, ông Trump gợi ý cho ông Putin?

Điện Kremlin lên tiếng sau khi Pháp đưa ra ý tưởng triển khai máy bay hạt nhân ở châu Âu

Điện Kremlin chỉ trích bình luận của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, sau khi ông để ngỏ khả năng triển khai chiến đấu cơ trang bị vũ khí hạt nhân của Paris ở các nước châu Âu khác.

Điện Kremlin lên tiếng sau khi Pháp đưa ra ý tưởng triển khai máy bay hạt nhân ở châu Âu

Đức bắt 3 người Ukraine nghi làm gián điệp cho Nga

Công tố viên Đức xác nhận nước này bắt 3 công dân Ukraine, vì nghi ngờ có hoạt động gián điệp nước ngoài liên quan đến vận chuyển bưu kiện chứa thiết bị nổ.

Đức bắt 3 người Ukraine nghi làm gián điệp cho Nga

Ông Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên gặp lãnh đạo Syria trong 25 năm qua

Ngày 14-5, ông Trump trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên trong 25 năm qua gặp một nhà lãnh đạo Syria, sau khi tuyên bố sẽ dỡ bỏ trừng phạt với hy vọng mở ra con đường mới cho Syria, quốc gia bị chiến tranh tàn phá.

Ông Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên gặp lãnh đạo Syria trong 25 năm qua

Không có chuyện Nhật Bản ngừng tiêm chủng để giảm tử vong ở trẻ em

Nhiều người dùng mạng xã hội Mỹ trong tháng 5 này lan truyền thông tin Nhật Bản đã ngừng tiêm chủng cho trẻ dưới 2 tuổi từ năm 1994, vì cho rằng điều này giúp giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ. Nhưng thông tin này là sai sự thật.

Không có chuyện Nhật Bản ngừng tiêm chủng để giảm tử vong ở trẻ em

Mỹ - Trung hạ nhiệt thuế quan: Chỉ là bình yên trước cơn bão?

Sau nhiều tuần căng thẳng leo thang, Mỹ và Trung Quốc bất ngờ đạt thỏa thuận tạm hạ nhiệt cuộc chiến thuế quan. Nhưng theo giới chuyên gia, đây chỉ là sự chậm lại tạm thời của một chính sách kinh tế đầy rủi ro của ông Trump.

Mỹ - Trung hạ nhiệt thuế quan: Chỉ là bình yên trước cơn bão?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar