13/02/2025 11:45 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ông Phan Văn Mãi: 'Cần trả lời chính quyền có mấy cấp, có bỏ cấp huyện không?'

Cần đánh giá kỹ lưỡng mô hình tổ chức chính quyền hiện nay và thể chế hóa quan điểm địa phương quyết, địa phương làm và địa phương chịu trách nhiệm để vận hành hiệu quả.

Ông Phan Văn Mãi: 'Cần trả lời chính quyền có mấy cấp, có bỏ cấp huyện không?' - Ảnh 1.

Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi - Ảnh: N.KH

Sáng 13-2, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự thảo nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Cần tổng kết toàn diện mô hình chính quyền các cấp

Nêu quan điểm đánh giá cao sự đổi mới trong luật trình Quốc hội lần này, song Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho rằng cần có nghiên cứu tổng thể toàn diện về mô hình chính quyền hiện nay. 

"Cần trả lời câu hỏi lớn là chính quyền có mấy cấp? Mỗi cấp chính quyền gồm có cơ quan nào? Từ đó mới trả lời chúng ta có ba hay bốn cấp, có bỏ cấp huyện hay không? Từng cấp như vậy có đầy đủ HĐND và UBND hay không? Hiện tại, chúng ta đang chưa rõ cái này" - ông Mãi nêu vấn đề. 

Việc cần làm rõ các cấp trong mô hình chính quyền, mối quan hệ giữa UBND và ủy ban hành chính nhằm đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp thực tiễn. Đây cũng là cơ sở đề xuất sửa đổi Hiến pháp và các luật liên quan.

Chủ tịch UBND TP.HCM cho hay hiện nay Hà Nội và Đà Nẵng đang thực hiện thí điểm nghị quyết chính quyền đô thị. Trong khi đó, TP.HCM đang thực hiện theo nghị quyết 131 về tổ chức chính quyền đô thị, đã thực hiện được 5 năm. Tới đây TP sẽ đề xuất khung pháp lý thay cho nghị quyết 131 đảm bảo quản lý vận hành tốt đô thị đặc biệt như TP.HCM. 

Do đó, ông Mãi cho rằng trong sửa đổi chính sách lần này sẽ đề xuất khung pháp lý cho phù hợp. Mục tiêu là vừa duy trì những điểm hợp lý của việc thí điểm chính quyền đô thị Hà nội, Đà Nẵng và nghị quyết 131 về chính quyền đô thị của TP.HCM.

Cùng đó, chủ tịch UBND TP cũng kiến nghị cần thể chế ngay chủ trương "địa phương quyết, địa phương làm và địa phương chịu trách nhiệm". Các cơ chế đưa ra làm sao để địa phương quyết đúng thẩm quyền, triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm trước quyết định. 

Theo đó, ông cho rằng cần phải nghiên cứu kỹ các quy định liên quan tới HĐND, xác định được quyền lực nhân dân thông qua các đại biểu HĐND. Tức là cần tăng trách nhiệm, làm rõ thẩm quyền của HĐND, UBND và chủ tịch UBND thì mới thể chế hóa được quan điểm trên.

Thể chế hóa: địa phương quyết, địa phương làm và địa phương chịu trách nhiệm

Dẫn chứng từ thực tiễn của TP, ông Mãi dẫn chứng là trước khi có sắp xếp, TP đã chỉ đạo Sở Tư pháp, Sở Nội vụ rà soát các quy định liên quan tới thẩm quyền chung và riêng. Kết quả cho thấy, có tới 70% quy định nằm ở thẩm quyền chung và 30% là thẩm quyền riêng. Từ đó, ông đặt câu hỏi: Vậy chức năng nhiệm vụ của UBND và ủy ban hành chính là chỗ nào?

Cùng đó là mối quan hệ cơ quan chuyên môn với ủy ban, ông Mãi cho rằng nếu càng phân cấp, phân quyền cụ thể, kỹ lưỡng thì càng triển khai thực hiện dễ hơn. Trong đó, cần phân định rõ ràng thẩm quyền chung, thẩm quyền riêng cơ quan chuyên môn và chịu trách nhiệm điều hành, thực thi trách nhiệm hành chính sẽ rõ hơn.

Ngoài ra theo Chủ tịch Mãi, quy định hiện hành về thẩm quyền của HĐND là được quyết định nhiều chủ trương, chiến lược, kế hoạch, dự toán ngân sách... nhưng trên thực tế chỉ là "hợp thức hóa nhiệm vụ trên giao". 

Dẫn chứng, năm 2025 TP được trung ương giao 509.000 tỉ đồng thu ngân sách, HĐND giao phấn đấu thu 520.000 tỉ đồng. Song nếu TP.HCM thu được 550.000 tỉ đồng, tức vượt 30.000 tỉ đồng, sẽ phải làm quy trình rất mất công. Thực tế năm 2022, TP thu vượt 100.000 tỉ đồng nhưng đến năm 2024 mới được phân chia khoản thu vượt này. 

Ông Mãi cho rằng, nếu phường, quận vượt thu sẽ có thêm nguồn để đầu tư hạ tầng, công trình công cộng, trường học, bệnh viện, đường sá, cầu cống... Song quy định hiện hành đã làm mất động lực này.

Ví dụ thêm, ông nói HĐND được quyền quyết định chủ trương, biện pháp, phát triển đầu tư tài chính, khoa học công nghệ và văn hóa - xã hội. Như với Đại học Quốc gia TP.HCM là đơn vị của trung ương nhưng nằm ở địa bàn, nên TP muốn đầu tư để nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đầu tư trung tâm nghiên cứu, đào tạo giáo sư... song TP cũng không quyết được. 

"Luật ghi rất hay nhưng HĐND TP không quyết định được. Năm 2030, nếu Đại học Quốc gia TP.HCM được đầu tư từ 15.000 - 20.000 tỉ đồng, sẽ xây dựng được khu đô thị đại học như Thủ Thiêm. Song nếu cứ để thế này, ngân sách có đầu tư hay không? TP.HCM muốn có làm được không, HĐND có quyết được không, UBND TP có đề xuất được không?" - ông đặt câu hỏi. 

Do đó, chủ tịch TP.HCM cho rằng cần phải sửa đổi nhiều quy định để thể chế hóa quan điểm địa phương quyết, địa phương làm và địa phương chịu trách nhiệm. Bởi địa phương được làm thì mới góp phần thúc đẩy tăng trưởng hai con số.

Xin ý kiến Quốc hội về số lượng cấp phó khi sắp xếp tinh gọn bộ máy

Trường hợp số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhiều hơn số tối đa theo quy định hiện hành thì chỉ cho phép để con số này chậm nhất sau 5 năm, kể từ ngày quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy.



Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thời tiết hôm nay 24-5: Nam Bộ mưa, có nơi mưa rất to, Bắc Bộ khả năng có lũ

Hôm nay 24-5, thời tiết mưa chiếm ưu thế ở Bắc Bộ và Nam Bộ, một vài tỉnh Trung Bộ ngày nắng nhưng chiều tối có mưa rào.

Thời tiết hôm nay 24-5: Nam Bộ mưa, có nơi mưa rất to, Bắc Bộ khả năng có lũ

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng

Thủ tướng yêu cầu xây dựng và triển khai ngay chương trình giám sát việc thực hiện cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch thực vật từ gốc đối với trái sầu riêng.

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh

Tỉnh ủy Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức tiếp 31 hộ dân kêu vì bị giải tỏa xây trụ sở tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc  giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh

Chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lớn tại khu kinh tế Nam Phú Yên

UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành quyết định chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với 2 dự án lớn trong khu kinh tế Nam Phú Yên.

Chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lớn tại khu kinh tế Nam Phú Yên

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Với nhiều người dùng tại Việt Nam, Telegram là một nền tảng tin nhắn tức thời cũng phổ biến như Messenger, Wechat, Zalo, WhatsApp hay Line.

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Ông Trần Hồng Thái, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đã vào "điểm nóng" để xử lý những tồn đọng tại dự án trọng điểm hồ thủy lợi Ta Hoét.

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar