26/02/2016 14:00 GMT+7

Chủ tịch huyện tìm lại tên cho dân

THÁI BÁ DŨNG (dungtb@tuoitre.com.vn)
THÁI BÁ DŨNG ([email protected])

TT - 11g40 trưa 25-2, ông Dương Mah Tiệp, chủ tịch UBND huyện Ia Grai (Gia Lai), nhận cuộc gọi: “Xin “nỗi” ông vì tôi gọi giữa trưa nhưng tôi mừng quá nên gọi điện để cám ơn ông. Tôi được xã “nàm nại” tên cho rồi ông à. Tôi cám ơn ông nhá!”.

Bà Lê Thị Lởi và các giấy tờ sai tên mình từ chữ “L” thành chữ “N” - Ảnh: T.B.D.

Nghe giọng nói ngọng từ chữ “L” chuyển thành chữ “N”, ông Tiệp nhận ra đó là bà Lê Thị Nởi - người nông dân trồng cà phê nghèo ở thôn Tân Lập, xã Ia Sao (huyện Ia Grai) - mà trước đó mấy ngày ông đã tiếp nhận câu chuyện hành trình khốn khổ bảy năm đi tìm tên thật của bà.

Chuyện của một công dân “bị hành”

Bà Nởi là nhân vật trên bài báo của Tuổi Trẻ cách đây bảy tháng (bài “”, Tuổi Trẻ ngày 18-7-2015).

Bà tên thật là Lê Thị Lởi, là nông dân nghèo, có chồng, hai con và cái nhà nhỏ giữa rẫy cà phê. Bà ít chữ nên mấy chuyện giao dịch giấy tờ cũng không rành lắm, thành ra bị cán bộ hành lên hành xuống.

Bà Lởi quê gốc ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Ở vùng này thì người ở nông thôn thường mắc lỗi nói ngọng, từ chữ “L” thành chữ “N”.

Năm 2009, sau khi chuyển vào ở huyện Ia Grai, bà về quê xin cắt hộ khẩu. Khi cán bộ ở đó kêu đọc tên, bà đọc là "Lê Thị Nởi" và cán bộ ghi vào hồ sơ tên đó.

Vào xã Ia Sao, huyện Ia Grai, cán bộ phát hiện cái sai này nhưng đành tặc lưỡi: "Lởi hay Nởi cũng được". Rắc rối từ đây.

Năm ngoái, con đầu của bà là Đỗ Đăng Long học hết lớp 12, làm hồ sơ thi kỳ thi quốc gia. Khi gửi hồ sơ, thầy cô giáo nói “tên mẹ con trong các hồ sơ liên quan bị sai chữ L với chữ N, về bổ sung gấp”.

Bà Lởi đang tưới cà phê thấy con hốt hoảng cầm đơn về thì bỏ dở cả ống tưới, chạy lên xã. Cán bộ tiếp nhận ở đây bảo: “Mấy năm không lo mà đi sửa, giờ ai giúp cho nổi. Về quê mà làm”.

Bà đón xe về quê gấp trong đêm. Dù không còn là công dân của Hải Dương nữa nhưng xã vẫn linh động xác nhận cho bà chính là Lê Thị Lởi. Bà lại lên xã Ia Sao, cán bộ lại kêu cái này không được, khó lắm!

Bà Lởi khóc lên khóc xuống. Ông chủ tịch UBND xã biết được kêu lên hỏi sự tình. Nghe thế, ông nạt cán bộ xã rằng bà Lởi là công dân xã rồi, sai thì lo mà tìm cách sửa chứ không con bà không thi được đại học thì to chuyện.

Cán bộ xã mới chạy đi làm một cái giấy xác nhận tạm thời rằng hai tên là một rồi đưa cho bà Lởi. Con trai bà Lởi được thi tốt nghiệp.

Nhưng tên bà thì vẫn không được sửa. Bà lên xã thì xã bảo về quê, về quê thì bảo vô trong đó vì “chúng tôi cắt khẩu từ lâu rồi”.

Phải chi cô gọi cho tôi sớm hơn

Ngày 18-2 vừa rồi, bà Lởi gọi điện cho một người quen, khóc nói rằng con trai đầu của bà đi xuất khẩu lao động nhưng công chứng hồ sơ người ta không cho vì tên mẹ không khớp. Bà lại lên UBND xã cầu cứu nhưng không có phản hồi.

Chiều 22-2, từ người quen này, câu chuyện của công dân Lê Thị Lởi được chuyển đến chủ tịch UBND huyện Ia Grai - ông .

Ông Tiệp lắng nghe, lấy tờ giấy ghi rõ tên, địa chỉ, tình tiết sự việc... Do bận cuộc họp, ông nói với phó chủ tịch UBND huyện Lê Ngọc Quý: “Em xử vụ này cho anh, ngay trong chiều nay”.

Nghe câu chuyện, ông Quý cũng không giấu được bực tức: “Họ là công dân của mình rồi thì trách nhiệm của cán bộ xã lo mà đi làm cho họ, đúng ra là cán bộ xã đón xe về ngoài quê đi xác nhận cho người ta nữa kìa, chi phí đi lại Nhà nước lo mà! Chứ không có hành hạ kiểu đó được.

Cán bộ xã nhỏ lắm nhưng giờ nhiều nơi thế, ghê gớm lắm”. Rồi ông yêu cầu cán bộ văn phòng soạn công văn gửi hỏa tốc, yêu cầu xã phải trả lời và thông báo kết quả xử lý muộn nhất là trong vòng bảy ngày.

Rời cuộc họp chiều 22-2, chủ tịch huyện Ia Grai Dương Mah Tiệp ký công văn gửi hỏa tốc yêu cầu UBND xã Ia Sao phải làm lại tên cho bà Lê Thị Lởi.

Ngoài công văn, ông Tiệp còn trực tiếp gọi điện nói rõ nếu UBND xã mà không giải quyết xong vụ này, bắt bà Lởi phải chạy đi chạy lại nữa, dù lý do là bên nào thì chủ tịch xã cũng phải là người chịu trách nhiệm đầu tiên.

Kết quả, sáng 25-2 chủ tịch UBND xã Ia Sao báo cáo với ông Tiệp đã làm xong việc điều chỉnh tên trong các giấy tờ cho bà Lởi rồi.

Tiếp xúc với PV Tuổi Trẻ, ông Tiệp nói: “Chúng tôi xin lỗi vì không nắm sự việc. Nhưng xã họ làm như thế thì vô cảm quá, hành dân quá”. T

rong cuộc nói chuyện qua điện thoại trưa 25-2 với bà Lởi, ông Tiệp cũng bày tỏ: “Tôi cũng xin lỗi cô vì làm lãnh đạo mà không biết anh em dưới làm thế. Số tôi đây, lần sau cô có việc gì phiền cứ alô cho tôi. Có chút vậy mà khổ cho cô, phải chi cô gọi cho tôi sớm hơn”.

Họ ân cần, khác trước...

Trưa 25-2, chúng tôi gọi điện cho bà Nởi hỏi UBND xã làm giấy cho bà chưa, bà không giấu hết vui sướng: “Tôi đang mừng chết được đây. Ông chủ tịch huyện bắt họ làm rồi. Vui vẻ lắm chú à!”.

Bà kể một người ở xã đem giấy tờ xuống nhà cho bà, nói là chủ tịch huyện gọi điện bắt làm. Bà nói lần này họ ân cần, vui vẻ lắm, họ còn hỏi bà có cần gì nữa không để họ đáp ứng.

“Họ còn nói họ đổi toàn bộ giấy tờ tôi thành tên Nởi để cho ổn định, cấp giấy khai sinh lại cho hai đứa con tôi. Nói chung lần này họ khác lắm” - bà Nởi vui vẻ cho biết.

THÁI BÁ DŨNG ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ trả lời việc cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi nhưng chưa được giải quyết

Cán bộ có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi theo nghị định 178 nhưng hồ sơ chưa được giải quyết, sau 1-7 được giải quyết thế nào?

Bộ Nội vụ trả lời việc cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi nhưng chưa được giải quyết

Quảng Ngãi: Phân công nhiệm vụ của chủ tịch và 3 phó chủ tịch tỉnh

Ông Nguyễn Hoàng Giang, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, đã ký quyết định phân công nhiệm vụ cho chủ tịch và 3 phó chủ tịch UBND tỉnh.

Quảng Ngãi: Phân công nhiệm vụ của chủ tịch và 3 phó chủ tịch tỉnh

Mở loa kẹo kéo 'phá làng phá xóm', dân Hội An chịu không thấu

Nhiều người dân ở Hội An phản ánh đến báo Tuổi Trẻ Online việc các quán nhậu rải loa 'kẹo kéo' hát rung giật suốt ngày đêm.

Mở loa kẹo kéo 'phá làng phá xóm', dân Hội An chịu không thấu

Bà bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè vì 'đứng vào chỗ bán hàng': Ai cho xem vỉa hè như của riêng?

Từ vụ bà bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè, nhiều ý kiến đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm hành vi lấn chiếm vỉa hè.

Bà bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè vì 'đứng vào chỗ bán hàng': Ai cho xem vỉa hè như của riêng?

Thủ tục cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai có thay đổi cần lưu ý nào từ 1-7?

Một số điểm mới, thay đổi nổi bật trong thủ tục cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai từ ngày 1-7-2025.

Thủ tục cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai có thay đổi cần lưu ý nào từ 1-7?

Dời ga xe lửa, dùng mặt bằng tuyến đường sắt nội đô làm metro trên cao?

Đường sắt giao cắt với nhiều tuyến đường ở TP.HCM gây kẹt xe triền miên, cách nào để giải bài toán nan giải này?

Dời ga xe lửa, dùng mặt bằng tuyến đường sắt nội đô làm metro trên cao?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar