24/04/2018 16:17 GMT+7

Chủ thuê bao nộp ảnh chân dung: Quản không chặt, đừng bắt dân 'chạy'

KHÁNH HƯNG
KHÁNH HƯNG

TTO - Xung quanh việc nộp ảnh chân dung cho thuê bao điện thoại, trên một khảo sát của Tuổi Trẻ Online chỉ có 3,2% người dân đồng ý. Câu hỏi đặt ra là với một quy định bị phản đối, không hợp lòng dân như vậy tại sao vẫn cứ triển khai?

Chủ thuê bao nộp ảnh chân dung: Quản không chặt, đừng bắt dân chạy - Ảnh 1.

Sắp tới hạn cuối bổ sung ảnh chân dung, thông tin cá nhân cho thuê bao di động, người dân TP.HCM đã đổ xô đến các quầy giao dịch để đăng ký trong ngày chủ nhật - Ảnh: THUẬN KHÁNH

Mấy ngày nay, theo dõi hình ảnh người dân chen chúc đến các nhà mạng để  đăng ký sim theo Nghị định 49 trên báo chí và mạng xã hội mà tôi "sốt ruột".

Bản thân tôi đang sử dụng 2 sim, của hai nhà mạng, đã cung cấp thông tin theo CMND đầy đủ cả nhưng vẫn sợ sau ngày 24/4 sẽ bị khóa.

Lo thì lo thật, tuy nhiên tôi vẫn chưa đi cung cấp hình ảnh vì quá nhiều lý do: Không có thời gian ra xếp hàng đợi, lên đăng ký trực tuyến thì luôn trong tình trạng quá tải, và cả lý do tôi nhận thấy có rất nhiều thứ vô lý trong chuyện này.

"Tóm lại, tôi thấy rằng việc đòi người dùng bổ sung hình ảnh cho thuê bao điện thoại là một chuyện có khá nhiều "vấn đề". Không khoa học, không có tầm nhìn xa (vì ngày trước đòi đăng ký bằng CMND sao không đưa điều này vào?), thiếu sự chuẩn bị, gây lãng phí về thời gian, công sức của người dân, gây áp lực lên cả nhân viên, tạo một cuộc "chạy" đầy mệt mỏi của người dùng."

Khánh Hưng

Hai lý do đầu chắc không cần bàn nhiều, hẳn nhiều người dùng như tôi vấp phải những khó khăn này. Tôi muốn nhấn mạnh đến lý do thứ ba, đến những thứ vô lý khiến những người dùng như tôi phải lo lắng và "chạy" đi bổ sung hình ảnh.

Đầu tiên là vấn đề người dân không đồng tình ngay từ khi có quy định này. Đó là từ tháng 4/2017, khi Nghị định 49 được đưa ra, trên báo chí người dân phản đối rất nhiều.

Cụ thể, trên một khảo sát của Tuổi Trẻ Online chỉ có 3,2% người dân đồng ý với nghị định này. Câu hỏi đặt ra là với một quy định bị phản đối, không hợp lòng dân như vậy tại sao vẫn cứ triển khai?

Tiếp đó, theo Nghị định 49, việc cung cấp hình ảnh của người dùng là để quản lý nhằm giảm "tình trạng sim thuê bao kích hoạt sẵn, thông tin thuê bao không đúng, sim rác".

Tuy nhiên, ai cũng biết những vấn đề này nằm ở việc quản lý nhà mạng chứ không phải ở người dùng. Trong khi các nhà mạng đua nhau bán sim rác như… bán rau, làm ngơ để tăng doanh thu thì đến giờ họ lại siết chặt (hoặc tỏ vẻ siết chặt?) tạo sức ép lên khách hàng là hết sức vô lý.

Rồi chuyện thời gian, Nghị định 49 được ban hành từ tháng 4/2017 quy định rõ, doanh nghiệp viễn thông có 12 tháng để chuẩn hóa toàn bộ dữ liệu thuê bao, trước khi phải chịu phạt tiền nếu bị phát hiện thông tin thuê bao sai lệch.

Như vậy, nghị định này đã được ban hành cách đây một năm, lẽ ra nhà mạng sẽ phải chia nhóm để thông báo tới khách hàng. Tuy nhiên, gần như trong một năm qua nhà mạng "động chạm" đến mà đến gần sát ngày mới nhắn tin các chủ thuê bao khiến người dùng chạy đôn chạy đáo đi cập nhật.

Thêm một điều vô lý với yêu cầu bổ sung ảnh chân dung, đó là chuyện những người dùng đứng với vị thế khách hàng, còn nhà mạng là nhà cung cấp dịch vụ.

Vì thế nếu đúng nhà mạng phải tạo mọi điều kiện tốt nhất để người dùng cung cấp hình ảnh, không thể có chuyện "bắt" nộp ảnh bằng quá nhiều cách phiền hà, rắc rối, tốn thời gian như thế. Không thể có chuyện nhà mạng sợ bị phạt nên mới đôn đáo "ép" người dùng như bây giờ.

Theo dõi chuyện bổ sung hình ảnh thời gian vừa qua tôi cảm thấy dường như các nhà mạng đang "làm cho có" thế thôi.

Bằng chừng là, "theo các nhà mạng, chỉ những thuê bao nhận được tin nhắn thông báo từ nhà mạng mới thuộc nhóm đối tượng cần bổ sung thông tin. Còn những thuê bao không nhận được tin nhắn của nhà mạng là những thuê bao đã có đầy đủ thông tin".

Nhưng trên thực tế rất khác. Ví dụ như bạn tôi có đến hai sim, khi tra thông tin theo hướng dẫn thì hai sim đang đứng tên ai đó ở đâu ngoài Bắc, thông tin sai tè le vậy nhưng thời gian qua bạn tôi chẳng nhận được tin nhắn nào báo là "bổ sung thông tin" cả.

Trong khi ngược lại, tôi vẫn không hiểu sao CMND của mình lại đứng tên một số điện thoại mà mình không xài?

Như vậy, chuyện quản lý "tình trạng sim thuê bao kích hoạt sẵn, thông tin thuê bao không đúng, sim rác" bằng việc bổ sung ảnh là điều không hề khả thi. Nó chỉ giải quyết phần ngọn, giúp các nhà mạng tránh "bị phạt" thôi.

Đó là chưa nói đến những hệ lụy như thông tin cá nhân khách hàng sẽ được bảo mật như thế nào? Nhà mạng có thực sự đảm bảo không? Sau này liệu có thêm những quy định cung cấp thông tin cá nhân nào khác nữa?

Vì thế, có lẽ nên xem xét lại chuyện này một cách tổng thể, đừng "ép" người dùng bằng những việc "quýt làm cam chịu" như vậy nữa!

Bạn có cho rằng việc đòi người dùng bổ sung hình ảnh là một chuyện có khá nhiều "vấn đề" của nhà mạng? Về phần mình, bạn ủng hộ hay phản đối về quy định này? Hãy chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email: [email protected]. Cảm ơn bạn!


TTO - Xung quanh quy định buộc chụp ảnh khi đăng ký thuê bao di động, Tuổi Trẻ Online đã mở cuộc thăm dò bạn đọc với kết quả không ngoài dự đoán khi chỉ có 3,2% lượt bạn đọc đồng ý.

KHÁNH HƯNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vì sao giá nước sinh hoạt ở Buôn Ma Thuột tăng nhưng cấp nhỏ giọt?

Trước phản ánh giá nước sinh hoạt tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) tăng cao nhưng lại cấp nhỏ giọt, Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk cho biết sẽ phối hợp rà soát lại cơ cấu giá, đảm bảo quyền lợi người dân.

Vì sao giá nước sinh hoạt ở Buôn Ma Thuột tăng nhưng cấp nhỏ giọt?

Xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra ngăn lại bị cán chết

Thấy xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra tìm cách ngăn lại, không may bị chính chiếc xe buýt cán chết.

Xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra ngăn lại bị cán chết

Người ăn xin xuất hiện nhiều ở Hội An, chủ tịch thành phố di sản nói gì?

Nhiều bạn đọc báo Tuổi Trẻ Online phản ánh gần đây phố đi bộ Hội An lộn xộn vì xuất hiện nhiều người ăn xin. Chủ tịch TP Hội An giải thích ra sao?

Người ăn xin xuất hiện nhiều ở Hội An, chủ tịch thành phố di sản nói gì?

Vụ lúa chết gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Rửa mặn bằng nước mưa trước khi xuống giống vụ mới

Đất trồng lúa bị nhiễm mặn gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau được rửa mặn bằng nước mưa, trước khi xuống giống vụ lúa mới.

Vụ lúa chết gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Rửa mặn bằng nước mưa trước khi xuống giống vụ mới

Vụ tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ: Tổng cục Thi hành án dân sự vào cuộc

Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự đã có quyết định chấp nhận một phần khiếu nại của bà Hà, trong vụ án tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ tại Phú Yên.

Vụ tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ: Tổng cục Thi hành án dân sự vào cuộc

Đại biểu Quốc hội đề xuất hợp pháp hóa làm việc từ xa trong khu vực công

Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi đề xuất làm việc từ xa, làm việc trực tuyến là phương thức làm việc hợp pháp trong khu vực công, phù hợp vị trí việc làm.

Đại biểu Quốc hội đề xuất hợp pháp hóa làm việc từ xa trong khu vực công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar