17/04/2025 08:51 GMT+7

Chú rể Tây Ban Nha rộn ràng đi đón dâu bằng metro số 1

Từ Thảo Điền (TP Thủ Đức, TP.HCM), thay vì xe hoa, anh Manu Menendez (sinh năm 1983, người Tây Ban Nha) dùng metro để đi đón dâu.

metro - Ảnh 1.

Nhà trai đi metro để đi rước dâu - Ảnh: The M.O.B Media

Xác nhận với Tuổi Trẻ Online, Trần Thị Bích Trà (sinh năm 1988, sống tại phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP.HCM) cho biết ngày 12-4, chồng cô là anh Manu Menendez đã sử dụng metro và xe buýt hai tầng qua nhà bố mẹ cô để đưa vợ về dinh.

Đoàn rước dâu gồm 15 người đi từ ga metro Thảo Điền đến ga Nhà hát Thành phố. Sau đó họ lên xe buýt hai tầng để đến đường Trường Sơn (quận Tân Bình) để đến nhà cô dâu.

Trà chia sẻ, cô và Manu đã tổ chức đám cưới ở Tây Ban Nha năm ngoái. Năm nay, họ muốn tổ chức thêm tiệc ở Việt Nam. "Gia đình và bạn bè của chồng tôi có nhiều người chưa đến Việt Nam bao giờ, nên chúng tôi muốn mang đến truyền thống kết hợp hiện đại để có trải nghiệm vui cho mọi người", Trà kể.

metro - Ảnh 2.

Chú rể hớn hở lúc chuẩn bị lên metro - Ảnh: The M.O.B Media

Ý tưởng này được em Trà là Trần Hưng (sinh năm 1993) tổ chức. Hưng cho biết, khi nghe "đề bài" mà chị gái đặt ra, anh đề xuất luôn việc đi bằng metro.

"Tôi từng tổ chức nhiều buổi rước dâu bằng xe Cub, xích lô… Tới đám cưới của chị gái, gia đình tôi nói rằng tổ chức bình thường cũng được. Nhưng tôi thấy văn hóa Tây Ban Nha khác mình. Họ không muốn ngồi nhiều xe, mà di chuyển cùng nhau, hát múa…

Tự dưng tôi nhớ ra TP.HCM có metro, có xe buýt hai tầng. Điều này đáp ứng được đám cưới, vừa kết hợp giữa văn hóa hai nước, vừa giao thoa cái xưa cũ với hiện đại. Nói đến đây thì cô dâu chú rể đồng ý", Hưng chia sẻ.

metro - Ảnh 3.

Đoàn rước dâu thu hút sự chú ý của mọi người - Ảnh: The M.O.B Media

Theo Hưng, cái khó nhất trong đám cưới là phải tính toán thời gian thật kỹ. Các cánh cửa mở ra rất nhanh, chỉ khoảng 20 giây. Chưa kể, ngày tổ chức rước dâu rơi vào thứ bảy nên mật độ khách cao, nên phải tính toán rất kỹ. Ngoài ra, họ còn đi lại mấy lần để xem thử từ ga Thảo Điền tới ga Nhà hát Thành phố bao lâu, hướng di chuyển thế nào…

"Chúng tôi khảo sát 2-3 lần rồi đi xin phép ban quản lý metro. Lúc đầu họ cũng ngại, vì dạo này có nhiều bạn trẻ quay chụp trên đó. Nhưng khi nghe kế hoạch về chuyện rước dâu, họ bất ngờ và ủng hộ nhiệt tình", Hưng kể.

Trong ngày rước dâu, ban tổ chức liên tục nhắc nhở mọi người thời điểm để sẵn sàng "vượt cửa". Khi cửa mở ra, họ cần di chuyển ngay, vì chỉ cần sót một ai trên tàu là kế hoạch hỏng liền.

"Các chú bảo vệ, người trực đều rất dễ thương, hướng dẫn đoàn tận tình. Còn trên tàu, mọi người đều thích thú hỏi đoàn mặc áo dài đi đâu vậy. Khi nghe nói đi rước dâu, ai cũng ồ lên ngạc nhiên", Hưng nói tiếp.

metro - Ảnh 4.

Buổi đón dâu ấn tượng đang gây sốt trên mạng xã hội - Ảnh: The M.O.B Media

Sau đó, đoàn tiếp tục lên xe buýt hai tầng đón ở cửa ga Ba Son, đi ngang qua các con đường tại TP.HCM như Hai Bà Trưng, Nguyễn Văn Trỗi… Trên xe, mọi người cùng nhau rót bia, hát, nhảy… tưng bừng để chúc mừng anh Manu sắp có vợ. Nhiều người ở hai bên đường còn vẫy tay chào đoàn.

Sau tiệc trưa tại nhà gái, khách hai họ lên xe buýt hai tầng để đi từ Tân Bình về nhà trai ở Thảo Điền.

Bích Trà cho biết khách mời đều rất vui, cứ nhắc hoài về buổi lễ đáng nhớ. Họ mê Việt Nam đều mức khi về nước còn xách khệ nệ quà, áo dài về cho gia đình, người thân. Còn anh Manu cười suốt.

"Anh nói, trước đây thấy mọi người đi đón vợ bằng xe hoa, nhưng giờ metro cũng mang đến trải nghiệm mới. Metro như hơi thở mới của thành phố, thể hiện sự văn minh, hiện đại. 

Mọi người thường nghĩ rước dâu cần nhiều xe, nhưng đi metro vừa nhanh, gọn, sạch sẽ", Trà kể lại.

Lễ rước dâu có 3 thứ tiếng: Việt, Anh, Tây Ban Nha, được chuẩn bị trong 2 tháng. Cặp đôi rất vui khi thấy đoạn clip rước dâu bằng metro được viral trên mạng xã hội.

"Gặp nhau, quen nhau, thương nhau ở Việt Nam, chúng tôi luôn muốn về đây để làm lễ theo đúng kiểu Việt. Anh Manu luôn xem Việt Nam như quê hương thứ 2. Gia đình chồng còn khen truyền thống cưới của người Việt rất hay. Điều đó làm tôi rất vui", Trà nói.

metro - Ảnh 5.

Riêng Trà, khi ở nhà xem livestream về hành trình rước dâu, cô thấy tiếc hùi hụi vì không được tham gia đoàn rước - Ảnh: The M.O.B Media

Trà và Manu quen nhau đã được 3 năm. Họ sống cùng khu vực Thảo Điền nên tình cờ "quẹt phải" khi thấy nhau trên ứng dụng hẹn hò.

Khi gặp gỡ, Trà bất ngờ khi thấy nửa kia có chung nhiều sở thích như du lịch, ăn uống, nói chuyện hợp gu… nên tiếp tục tìm hiểu và có đám cưới trong mơ. Trà nói lễ rước dâu độc đáo này sẽ là kỷ niệm mà hai vợ chồng cô sẽ nhớ mãi.

Xao xuyến với bộ ảnh cưới chụp tại ‘vương quốc’ lò gạch trăm năm ở miền Tây

Bộ ảnh cưới của cặp đôi trẻ lấy bối cảnh từ làng nghề làm gạch nung hơn 100 năm ở Vĩnh Long khiến nhiều người xao xuyến vì vẻ đẹp bình dị của những lò gạch nung nhìn từ xa như những ngọn tháp thu nhỏ cùng tạo nên vẻ đẹp hạnh phúc lứa đôi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ba chiến sĩ cảnh sát cơ động Quảng Trị kịp thời hiến máu cứu người

Nhận tin một phụ nữ mắc bệnh hiểm nghèo đang thiếu máu, 3 chiến sĩ cảnh sát cơ động lập tức đến bệnh viện, hiến 3 đơn vị máu kịp thời giúp người bệnh qua cơn nguy kịch.

Ba chiến sĩ cảnh sát cơ động Quảng Trị kịp thời hiến máu cứu người

Chúng ta cần làm gì trong vận hội mới?

Chương mới của non sông thì chúng ta cũng nên trở thành những người mới, và cùng đoàn kết chung lòng đưa hình ảnh của giang sơn đi lên.

Chúng ta cần làm gì trong vận hội mới?

Gap Month, tháng nghỉ để 'reset' cuộc đời

Có lẽ ai cũng từng có một giai đoạn như vậy, không hẳn là tuyệt vọng, cũng không còn nhiệt huyết. Chỉ là… mỏi. Mỏi vì công việc cứ lặp đi lặp lại.

Gap Month, tháng nghỉ để 'reset' cuộc đời

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Google Maps vẫn đang là từ khóa chưa hạ nhiệt với nhiều câu chuyện xúc động được cư dân mạng lan tỏa trên mạng xã hội.

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Trước làn sóng "bỏ phố về quê", họ chọn cách giữ quê hương trong trái tim và bám trụ lại TP.HCM để gây dựng gia đình, tiếp tục theo đuổi những giấc mơ thời son trẻ.

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh

Mẹ tôi kể ông ngoại tôi như vầng trăng khuất sau mây, để lại khoảng trời thương nhớ khi tôi còn là mầm xanh chưa kịp hé.

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar