28/06/2021 13:39 GMT+7

Chủ quản ĐH, CĐ: Nơi mong được bỏ, nơi được giao lại không xong

MINH GIẢNG
MINH GIẢNG

TTO - Một số trường Đại học, Cao đẳng công lập hiện không có cơ quan chủ quản chính thức. Điều này khiến hoạt động của trường gặp không ít khó khăn.

Chủ quản ĐH, CĐ: Nơi mong được bỏ, nơi được giao lại không xong - Ảnh 1.

Sinh viên Trường CĐ Công nghệ TP.HCM thực hành cắt may - Ảnh: V.T.

Trường ĐH Công nghiệp dệt may Hà Nội, Trường CĐ Công nghệ TP.HCM (trước là Trường CĐ Kinh tế - kỹ thuật Vinatex TP.HCM), Trường CĐ Công nghiệp dệt may Nam Định được Chính phủ tạm giao cho Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) quản lý từ năm 2015. Từ đó đến nay, các trường này nằm trong tình cảnh lửng lơ, không có cơ quan chủ quản. 

Trong khi nhiều trường mong muốn bỏ cơ quan chủ quản thì 3 trường này lại thiết tha mong có cơ quan quản lý chính thức. Vì không có cơ quan chủ quản, nhiều năm qua các trường gặp rất nhiều khó khăn cả về tài chính và cơ chế hoạt động, tham gia các dự án.

Khó chồng khó

Năm 2019, Trường CĐ Công nghiệp dệt may Nam Định nợ hơn 200 giảng viên, nhân viên 11 tháng lương. Mãi đến đầu năm 2020, người lao động mới được thanh toán lương khi trường vay tiền của Vinatex để trả. 

Tuy nhiên, tình trạng này tiếp tục kéo dài qua năm 2020. Từ tháng 5 đến tháng 12-2020, 162 cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường tiếp tục bị nợ lương. Trường sau đó được Vinatex tạm ứng để trả 6 tháng lương cho giáo viên, nhân viên.

Theo trường, những năm qua công tác tuyển sinh khó khăn, nguồn thu giảm mạnh. Quan trọng hơn, kể từ khi Vinatex được cổ phần hóa, trường lâm vào cảnh lửng lơ, không có cơ quan chủ quản. Điều này khiến trường không được hỗ trợ kinh phí hoạt động, không được tham gia các dự án.

Tương tự, ông Hoàng Xuân Hiệp - hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp dệt may Hà Nội - cho biết trường có cơ sở vật chất cũng như thế mạnh về ngành dệt may nhưng không thể tham gia các dự án nghiên cứu, đào tạo của ngành. 

Theo ông Hiệp, theo quy định trường muốn tham gia phải có đơn vị chủ quản là bộ, ngành hay cơ quan được công nhận là dự toán cấp 1. Vinatex không được coi là đơn vị dự toán cấp 1 nên dĩ nhiên trường không thể tham gia được. Đây chỉ là một trong những điểm vướng khi trường không có cơ quan chủ quản chính thức.

"Trường có quyết định tự chủ từ năm 2015, hoạt động rất tốt. Do đó, trường không cần ngân sách hay hỗ trợ tài chính từ cơ quan chủ quản. Trường cần có cơ quan chủ quản để có thể thực hiện, tham gia đầy đủ vai trò, nhiệm vụ cũng như phát huy thế mạnh của trường" - ông Hiệp nói.

Trong khi đó, vì không có cơ quan chủ quản nên nhiều năm qua, Trường CĐ Công nghệ TP.HCM tự chủ mà không có quyết định chính thức nào. Ông Hồ Ngọc Tiến - hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ TP.HCM - cho biết trường hoàn toàn tự lo lương và các khoản thu nhập cho người lao động. Vì không có cơ quan chủ quản nên đề án tự chủ của trường cũng không được duyệt.

Hỗ trợ đặt hàng đào tạo 2,8 triệu đồng/sinh viên

Theo ông Hồ Ngọc Tiến, đã rất lâu trường không được cấp kinh phí hoạt động từ Vinatex. Từ năm 2015 - 2020, trường có tham gia dự án phát triển nhân lực ngành dệt may của tập đoàn. Đây là hình thức đào tạo theo đặt hàng.

Với mỗi sinh viên ngành dệt may được đào tạo, trường được Vinatex hỗ trợ 2,8 triệu đồng/năm. Sinh viên các ngành khác không được hỗ trợ. Theo ông Tiến, đề án này kéo dài đến hết năm 2020. Năm nay, trường sẽ không còn được hỗ trợ phần kinh phí này.

2 lần bị từ chối tiếp nhận

Trước năm 2015, các trường nói trên trực thuộc Vinatex (Bộ Công thương). Tuy nhiên năm 2015, tập đoàn này cổ phần hóa, các trường này được đề xuất giao về Bộ Công thương nhưng bộ này từ chối tiếp nhận. 

Trong lúc chờ sắp xếp, Chính phủ tạm giao Vinatex quản lý các trường này. Trong công văn trả lời Bộ Công thương về phương án sắp xếp các đơn vị sự nghiệp thuộc Vinatex, Chính phủ ý kiến: Trường ĐH Công nghiệp dệt may Hà Nội tiếp tục hoạt động theo cơ chế tự chủ theo quyết định số 769 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ. 

Giao Bộ Công thương chỉ đạo triển khai tái cơ cấu, sắp xếp lại và đẩy mạnh tự chủ đối với Trường CĐ Kinh tế - kỹ thuật Vinatex TP.HCM và Trường CĐ nghề Kinh tế - kỹ thuật Vinatex (năm 2017 đổi tên thành Trường CĐ Công nghiệp dệt may Nam Định - PV) theo quy định tại nghị định số 16/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong giai đoạn 2016 - 2020. Khi có đủ điều kiện, Bộ Công thương tiếp tục sắp xếp theo quy định.

Tại hội nghị giữa Chính phủ và Tổng liên đoàn Lao động cuối năm 2019, ông Lê Tiến Trường - chủ tịch Vinatex - cho rằng: tập đoàn được Chính phủ tạm giao quản lý 3 trường đào tạo, trong đó có Trường CĐ Công nghiệp dệt may Nam Định. 

Do công tác tuyển sinh của Trường CĐ Công nghiệp dệt may Nam Định gặp khó khăn, nguồn thu hạn chế, dẫn đến tình trạng hơn 200 cán bộ công nhân viên bị nợ lương. Tập đoàn có khả năng để hỗ trợ cho nhà trường nhưng do chỉ được tạm giao quản lý, vướng về cơ chế khi hỗ trợ nhà trường. Vì vậy, đề nghị Chính phủ sớm có cơ chế quản lý chính thức đối với nhà trường.

Nơi tiếp nhận, nơi từ chối

Gần đây, Văn phòng Chính phủ có công văn gửi UBND TP Hà Nội, TP.HCM và tỉnh Nam Định về việc tiếp nhận các trường. Ông Hoàng Xuân Hiệp - hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp dệt may Hà Nội - cho biết Hà Nội đã từ chối tiếp nhận trường.

"Tôi không biết vì sao TP từ chối. Trường có cơ sở vật chất rất tốt, hoạt động tự chủ hiệu quả, đào tạo chất lượng, chỉ cần cơ quan chủ quản chính thức chứ không cần ngân sách hoạt động. Tỉnh Nam Định cũng đã từ chối tiếp nhận Trường CĐ Công nghiệp dệt may Nam Định".

Ông Đặng Minh Sự - trưởng phòng giáo dục nghề nghiệp Sở LĐ-TB&XH TP.HCM - cho biết Sở Nội vụ TP.HCM có tham khảo ý kiến Sở LĐ-TB&XH về việc tiếp nhận Trường CĐ Công nghệ TP.HCM. "Chúng tôi có ý kiến đồng ý tiếp nhận. Sở Nội vụ tham mưu với UBND TP để có quyết định nhận hay không" - ông Sự nói.

Yêu cầu 3 trường đại học tự chủ 'bỏ' cơ quan chủ quản

TTO - Bộ Giáo dục và đào tạo yêu cầu ba trường đại học trực thuộc bộ này xây dựng đề án không trực thuộc cơ quan chủ quản trình bộ để báo cáo Chính phủ phê duyệt.

MINH GIẢNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phân hiệu Trường đại học Bách khoa TP.HCM xây trên khu đất 4,3ha ở nam Nha Trang

Tỉnh Khánh Hòa phê duyệt nơi xây dựng phân hiệu Trường đại học Bách khoa TP.HCM tại Nha Trang.

Phân hiệu Trường đại học Bách khoa TP.HCM xây trên khu đất 4,3ha ở nam Nha Trang

Dự kiến hiệu trưởng cấp bằng tốt nghiệp THPT, bỏ bằng tốt nghiệp THCS

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp THCS, đồng thời giao hiệu trưởng trường THPT cấp bằng tốt nghiệp THPT thay vì sở giáo dục và đào tạo.

Dự kiến hiệu trưởng cấp bằng tốt nghiệp THPT, bỏ bằng tốt nghiệp THCS

Bốn học sinh Việt Nam giành huy chương vàng, bạc kỳ thi hóa học 'khó nhất hành tinh'

Bốn học sinh Việt Nam dự kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev, được mệnh danh là 'kỳ thi hóa học khó nhất hành tinh', giành được hai huy chương vàng và hai huy chương bạc.

Bốn học sinh Việt Nam giành huy chương vàng, bạc kỳ thi hóa học 'khó nhất hành tinh'

Nam sinh giáo dục thường xuyên giành 2 giải nhất học sinh giỏi

Hà Trọng Bách, lớp 12B15 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quận Tân Phú, TP.HCM, đã giành hai giải nhất học sinh giỏi cấp thành phố môn toán và giải toán trên máy tính cầm tay năm học 2024-2025.

Nam sinh giáo dục thường xuyên giành 2 giải nhất học sinh giỏi

Đuổi học 1 tuần 2 nữ sinh đánh và làm nhục bạn học cùng trường

Hai nữ sinh lớp 7 tại Tiền Giang đã hẹn 1 nữ sinh lớp 8 cùng trường đến nói chuyện rồi xúm vào đánh và có hành vi làm nhục em này, quay video đăng lên mạng xã hội.

Đuổi học 1 tuần 2 nữ sinh đánh và làm nhục bạn học cùng trường

Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ rút ngắn bậc cử nhân xuống 2,5 - 3 năm, có thể liên thông thẳng tiến sĩ

Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ triển khai mô hình đào tạo cử nhân quốc tế rút gọn từ 4 năm xuống còn 3 năm, thậm chí 2,5 năm, tích hợp trí tuệ nhân tạo, công nghệ số và liên thông thẳng tiến sĩ.

Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ rút ngắn bậc cử nhân xuống 2,5 - 3 năm, có thể liên thông thẳng tiến sĩ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar