25/04/2006 10:48 GMT+7

Christopher Hoàng Phạm - Người Việt thành công ở thung lũng Silicon

Theo Tiền Phong
Theo Tiền Phong

Vừa qua, tại đại học Bách Khoa Hà Nội đã diễn ra lễ khai trương phòng lab công nghệ thông tin trị giá 350.000 USD. Người có công lớn trong việc lập dự án và xin tài trợ là Christopher Hoàng Phạm, một Việt kiều đang giữ chức vụ cao trong Cisco Systems, Mỹ.

Phóng to
Cả gia đình Christopher Hoàng Phạm đón Tết Bính Tuất 2006 tại Mỹ
Vừa qua, tại đại học Bách Khoa Hà Nội đã diễn ra lễ khai trương phòng lab công nghệ thông tin trị giá 350.000 USD. Người có công lớn trong việc lập dự án và xin tài trợ là Christopher Hoàng Phạm, một Việt kiều đang giữ chức vụ cao trong Cisco Systems, Mỹ.

Khẳng định tài trí người Việt

Cũng như bao nhiêu người Việt khác, Hoàng lao vào kiếm sống để có tiền ăn học. Anh cũng đã trải qua các nghề lao động chân tay như bồi bàn, khuân vác, bảo vệ...

Anh theo học ngành điện toán tại đại học San Jose State, được làm việc tại các tập đoàn công nghệ lớn tại đại bản doanh công nghệ cao của Mỹ, thung lũng Sillicon và được mời tham gia giảng dạy tại trường đại học nơi anh đã từng học và một số trường đại học khác.

Sau nhiều năm mày mò, cũng đã từng thành lập công ty, cũng đã từng chế tác đủ mọi thứ như phần mềm chống khủng bố, phần mềm nhận dạng qua vân tay... nhưng do những phần mềm đó tung ra không đúng thời điểm nên cũng không gặt hái được thành công như mong muốn.

Anh nói vui: “Tôi đã từng nghĩ và viết ra phần mềm chống khủng bố trước khi tòa tháp đôi của Mỹ bị đánh sập. Rất tiếc tôi đã bán phần mềm đó và cả công ty phần mềm của tôi cho một công ty khác vì mình không có kinh nghiệm thương trường. Chứ nếu không, tôi đã trúng lớn.”

Một hội thảo quốc tế về tin học sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 12-2006, Christopher Hoàng Phạm đã nhận được lời mời tham gia hội thảo này. Anh cho biết, rất háo hức được về nước để được chứng kiến sự đổi thay kỳ diệu của Việt Nam, điều anh được nghe nói nhiều qua báo chí mà chưa một lần tận thấy.

Sau khi làm việc cho một số hãng lớn như Sun Microsystem, Christopher Hoàng Phạm đã “an cư” tại Cisco System với chức danh Phó giám đốc. Ngoài ra, anh còn góp sức vào việc thành lập mạng lưới các chuyên gia IT người Việt tại Mỹ. Theo anh, cách làm việc theo mạng lưới có nhiều ưu điểm như có thể dễ dàng liên hệ, khi nào cần giải quyết vấn đề thì nhóm lại nhanh chóng, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau từ xa.

Anh là một trong những người đứng ra tổ chức Hội nghị Khoa học quốc tế lần 6 của người Việt Nam tại Mỹ ở Thung lũng Silicon trong những năm 2005. Hội nghị được tổ chức ngay trong đại bản doanh của Cisco, nơi có hàng trăm kỹ sư châu Á làm việc và rất nhiều người trong số đó là người Việt Nam.

Christopher mong muốn mạng lưới này sẽ mở rộng vượt ra người nước Mỹ để những chuyên gia khoa học kỹ thuật của Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới có thể hợp tác với nhau và khẳng định tài trí của người Việt. “Lần tổ chức tiếp theo vào năm 2007, tôi hy vọng có sự tham gia của cả những chuyên gia từ Việt Nam”, anh mong muốn.

Nhận thấy người Việt mình giỏi,nhưng thiếu thực tiễn. Nếu chỉ có download, chỉ phá phần mềm nhỏ thì lãng phí quá. Anh đã đứng ra xin công ty, trang bị phòng lab để giúp sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội có điều kiện thực hành về công nghệ thông tin, nghiên cứu có những hợp tác nghiên cứu Cisco. Anh cũng rất hy vọng có điều kiện giúp đào tạo một đội ngũ chuyên gia kỹ thuật cao để những người này sẽ đào tạo lại cho sinh viên.

20 năm ở Mỹ vẫn 100% Việt Nam

Sang Mỹ đoàn tụ với gia đình đã đúng 20 năm, Christopher Hoàng Phạm chưa có dịp về thăm đất nước, nhưng con tim anh luôn hướng về Việt Nam. Anh là người hăng hái trong các cuộc quyên góp từ thiện cho bà con bị lũ lụt trong nước, cũng như tích cực tham gia vào công việc của cộng đồng người Việt.

Chính vì vậy, anh đã đoạt được giải thưởng kỹ sư người Mỹ gốc châu Á xuất sắc nhất năm 2005 (một trong những tiêu chí để được trao giải thưởng ngoài những thành tích xuất sắc trong chuyên môn là phải hoạt động tích cực cho cộng đồng)

Anh cho biết, người Mỹ rất coi trọng các hoạt động cộng đồng. Bởi nếu anh là người có tài, anh phải đem tài năng giúp đỡ cho xã hội. Sau khi đoạt giải, công việc dành cho cộng đồng của anh ngày càng nhiều thêm. Anh tâm sự: “Mệt hơn, nhưng mà vui vì điều đó có nghĩa là cộng đồng cần tới mình và mình có thể giúp ích được cho nhiều người hơn”.

Đó cũng chính là tâm nguyện của chàng trai Hoàng năm xưa khi khăn gói lên đường sang Mỹ. Sang Mỹ với biết bao lạ lẫm buổi ban đầu từ ngôn ngữ, văn hoá, nhưng Hoàng nung nấu học thành tài trong vòng 10 năm, trước hết là cho bản thân, sau là để sau này đem những cái mà mình học được về nước.

Christopher Hoàng tâm sự: “ 20 năm sống ở Mỹ, nhưng tôi vẫn 100% người Việt à, bởi lấy vợ Việt, ăn cơm Việt, sống kiểu Việt và ... thương người Việt.”

Quả thật, tuy bận rộn, nhưng anh vẫn dành thời gian đưa các con đi học tiếng Việt. Ngày Tết cổ truyền, mặc dù vẫn phải đi làm như thường lệ, nhưng anh vẫn dành thời gian cho cậu con trai láu lỉnh và hai bé gái sinh đôi xinh xắn mặc quần áo dài truyền thống tham dự ngày Tết của cộng đồng người Việt.

Ở trường học tiếng Việt, Christopher tham gia vào ban phụ huynh lớp với công việc đứng điều khiển giao thông ngoài cổng trường để bảo đảm cho các em tan lớp an toàn. Tiếng là công việc chung của ban phụ huynh, nhưng anh thường làm luôn vì những người kia còn hay về muộn vì bận công việc buôn bán.

Anh hy vọng con cái mình vẫn tiếp tục được duy trì tiếng Việt và văn hoá Việt nên ngày ngày không quản ngại đường xá xa xôi chở con đi học rồi mới vội vã tới công sở.

Năm 2005, Christopher Hoàng Phạm đã được trao giải thưởng kỹ sư người Mỹ gốc chấu Á xuất sắc nhất của năm 2004 (Asian- American Engineer of the Year) do Viện kỹ sư Trung Quốc trao tặng nhân tuần lễ Công nghệ thông tin, ngày hội của giới công nghệ thông tin tại Thung lũng Silicon.

Năm 2004, anh đã đoạt giải thưởng lãnh đạo xuất sắc nhờ sáng lập ra chương trình Beyond the Ordinarry Ways (BOW) cho công nghệ RAS của Cisco. Chương trình đã giúp Cisco tiết kiệm hàng chục triệu USD thất thoát mỗi năm do những lỗi sai sót phần cứng và phần mềm.

BOW được ứng dụng để làm cho hệ thống máy của Cisco có thể chạy liên tục suốt 365 ngày trong năm và mỗi năm chỉ được “chết” trong vòng 5 phút. Nó được đưa vào hoạt động từ năm 2000, đến năm 2005, BOW được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới và hoạt động như một “nhóm ảo” (Virtual Team).

Ngoài ra, anh đã có tới hơn 20 giải thưởng khác dành cho nhà lãnh đạo cao cấp trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Theo Tiền Phong

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Thảm họa 100 năm' tại bang Texas, 82 người chết

'Đây là thảm họa 100 năm, và thật kinh hoàng khi chứng kiến điều đó' - Tổng thống Mỹ Donald Trump mô tả trận lũ quét tại bang Texas.

'Thảm họa 100 năm' tại bang Texas, 82 người chết

Những thuận lợi cho kiều bào trong Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi

Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Trung Kiên thông tin một số điểm mới liên quan đến kiều bào trong Luật Quốc tịch sửa đổi và chương trình Trại hè Việt Nam 2025 dành cho thanh, thiếu niên kiều bào.

Những thuận lợi cho kiều bào trong Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi

Xung đột Israel - Iran: Công dân Việt Nam tại Iran được đưa sang Azerbaijan, 16 người đã về nước

Các Đại sứ quán Việt Nam tại Iran và tại Nga đã phối hợp tổ chức đưa 18 công dân rời Iran sang Azerbaijan an toàn. Đến nay đã có 16 người về nước.

Xung đột Israel - Iran: Công dân Việt Nam tại Iran được đưa sang Azerbaijan, 16 người đã về nước

'Bước chân trở về’ kêu gọi kiều bào gây quỹ trồng rừng, góp sức phát triển đất nước

Nhà sử học Lê Văn Lan khẳng định chương trình ‘Bước chân trở về’ kêu gọi Việt kiều đóng góp cho các hoạt động trồng rừng, giáo dục văn hóa truyền thống sẽ mang lại sức mạnh to lớn để phát triển đất nước hôm nay.

'Bước chân trở về’ kêu gọi kiều bào gây quỹ trồng rừng, góp sức phát triển đất nước

Người Việt ở Mỹ mong ổn định kinh doanh

Người Việt tại Los Angeles (bang California) cho biết sự kiện biểu tình 'Ngày không vua' ở đây rất đông khiến đường sá bị đóng hết. Bác sĩ cũng không thể đi làm vì đoàn người biểu tình chặn đường đến bệnh viện...

Người Việt ở Mỹ mong ổn định kinh doanh

Người Việt ở Mỹ lo ngại cơ sở làm ăn bị đột kích

Giữa làn sóng biểu tình tại Los Angeles, cộng đồng người Việt đang phải đối mặt với nỗi lo lắng sâu sắc hơn: các cuộc đột kích của ICE vào tiệm làm móng và cơ sở kinh doanh.

Người Việt ở Mỹ lo ngại cơ sở làm ăn bị đột kích
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar