03/06/2019 10:59 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chống xâm hại trẻ em được đưa vào chương trình giám sát của Quốc hội

NGỌC AN
NGỌC AN

TTO - Gần 80% đại biểu Quốc hội đồng ý thông qua chương trình giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em.

Chống xâm hại trẻ em được đưa vào chương trình giám sát của Quốc hội - Ảnh 1.

Các đại biểu bấm nút biểu quyết tại Quốc hội - Ảnh: Quochoi.vn

Đọc tờ trình về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết tiêu chí lựa chọn nội dung giám sát là những vấn đề bức xúc, nổi lên ở tầm vĩ mô hoặc ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, được đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân quan tâm, gắn với việc xây dựng, thi hành pháp luật.

Giám sát về bảo vệ trẻ em để nâng trách nhiệm

Dựa trên các kiến nghị, đề xuất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị các chuyên đề giám sát cần tập trung gồm việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng  và việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên.

Đồng tình lựa chọn chuyên đề thứ nhất, đại biểu Tô Văn Tám (Kom Tum) cho rằng trẻ em chiếm 1/4 dân số, là hạnh phúc gia đình và tương lai đất nước nên cần được chăm sóc và tạo môi trường lành mạnh, hạnh phúc, phát triển cả thể chất và trí tuệ.

Đại biểu này lo ngại tình hình trẻ em bị bạo lực trong gia đình, nhà trường và xã hội, đặc biệt là tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục với hàng nghìn vụ thời gian qua nhưng vẫn chỉ là phần nổi của tảng băng.

"Có 1,75 triệu trẻ em chưa đến tuổi trưởng thành phải lao động rẻ mạt, thời gian làm việc bị ép làm việc từ 1-12 tiếng và bị bóc lột. Trẻ em còn bị buôn bán người, trong và ngoài nước, nhiều trẻ em bị bỏ rơi vô thừa nhận", đại biểu Tám đề nghị hoạt động giám sát cần tập trung vào công tác bảo vệ trẻ em với phạm vi rộng.

Chia sẻ ý kiến này, đại biểu Lê Xuân Thân (Khánh Hoà) đặt vấn đề là hiện nay Luật trẻ em chưa được thực hiện đầy đủ. Hoạt động giám sát cần cần đặt ra trách nhiệm của các cơ quan ban ngành từ trung ương đến cấp xã trong việc giám sát và bảo vệ trẻ em.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả giám sát

Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) nhận định thực tế thời gian qua có nhiều đoàn giám sát đi rất đông, hơn chục xe, nhưng hiệu quả không cao. Nhiều đoàn đi địa phương không thể hiện đúng tinh thần giám sát tối cao.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) chỉ ra rằng quá trình tham gia giám sát cho thấy đại biểu Quốc hội nhiều việc, khó đi lâu được nên cũng khó làm nhiều, biết nhiều, trong khi lại có quá ít đại biểu chuyên trách.

Do đó, các địa phương và bộ ngành cần hợp tác nghiêm túc, đầy đủ hơn. Nơi nào chuẩn bị tốt thì đoàn giám sát hiểu và nắm bắt thông tin tốt hơn, ông Trí lấy ví dụ vấn đề người Việt Nam mua đất cho người nước ngoài, địa phương nói là có nhưng không biết cụ thể bao nhiêu.

Bên cạnh đó, khi có kết luận của đoàn giám sát thì các cơ quan chức năng phải triển khai thực thi, trong đó lãnh đạo phải gương mẫu thực hiện chất vấn của Quốc hội.

"Có cơ quan né tránh hoặc lợi dụng báo chí vì lợi ích nhóm”

Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) đề nghị Quốc hội tăng cường giám sát việc thi hành pháp luật liên quan đến công tác quản lý báo chí nhằm đưa lĩnh vực này hoạt động hiệu quả hơn.

Đại biểu Cà Mau phản ánh không ít nơi có hiện tượng ngăn cản, né tránh sự điều trần của báo chí. Thậm chí một số cơ quan đơn vị, cá nhân còn cố tình ngăn cản, hành hung phóng viên khi tác nghiệp đúng luật.

Ngược lại, ông Vân cũng lo hiện tượng lạm dụng báo chí để tuyên truyền lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân như việc gỡ bài không rõ lý do. "Báo chí đưa tin rất trung thực hoạt động của kỳ họp Quốc hội nhưng vài tiếng sau thấy bị gỡ”, đại biểu Cà Mau nói.

Theo ông, việc giám sát này có thể do Ủy viên Thường vụ Quốc hội thực hiện, hoặc giao cho Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.

THÁI BÁ DŨNG

TTO - Dự thảo nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao về tội xâm hại tình dục trẻ em có nêu một số hành vi để làm căn cứ xử lý, trong đó có việc dùng tay chân sờ vào cổ, bụng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quy định mới về thẩm quyền quyết định tạm hoãn, miễn gọi nhập ngũ từ 1-7

Theo quy định mới, chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ đối với công dân quy định tại điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự.

Quy định mới về thẩm quyền quyết định tạm hoãn, miễn gọi nhập ngũ từ 1-7

Thu hồi đất bãi biển Nha Trang tại khu Ana Mandara lại bị 'cù nhầy'

Khu du lịch Ana Mandara trên bãi biển Nha Trang đã hết hạn thuê đất cuối năm 2018. Tỉnh Khánh Hòa thông báo cách đây nhiều năm nhưng lại thu hồi đất theo kiểu “nhỏ giọt”, việc giao trả đất lại “cù nhầy”.

Thu hồi đất bãi biển Nha Trang tại khu Ana Mandara lại bị 'cù nhầy'

Bỏ phạt tử hình với 8 tội danh: Người phạm tội bị tuyên tử hình trước 1-7 xử lý thế nào?

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cho biết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự quy định từ 1-7 bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh.

Bỏ phạt tử hình với 8 tội danh: Người phạm tội bị tuyên tử hình trước 1-7 xử lý thế nào?

TP.HCM trao quyết định bổ nhiệm lãnh đạo 10 cơ quan báo chí

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được đã trao quyết định bổ nhiệm cán bộ và công bố quyết định thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND TP.HCM.

TP.HCM trao quyết định bổ nhiệm lãnh đạo 10 cơ quan báo chí

Lệ phí đăng ký ô tô ở tỉnh Bình Dương, Vũng Tàu cũ tăng từ 1 triệu lên 20 triệu đồng

Sau khi sáp nhập với TP.HCM, lệ phí đăng ký ô tô con lần đầu của người dân ở tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu cũ tăng từ 1 triệu lên 20 triệu đồng.

Lệ phí đăng ký ô tô ở tỉnh Bình Dương, Vũng Tàu cũ tăng từ 1 triệu lên 20 triệu đồng

Thủ tục phi địa giới phục vụ mọi lúc, mọi nơi

Làm thủ tục hành chính phi địa giới được phân ra ở phạm vi cấp tỉnh và phạm vi toàn quốc. Mục tiêu là người dân có thể nộp hồ sơ bất cứ cửa nào, địa phương nào và bảo đảm thuận tiện, đơn giản, tiết kiệm nhất.

Thủ tục phi địa giới phục vụ mọi lúc, mọi nơi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar