20/01/2022 08:54 GMT+7

Chọn lời hay, lẽ phải trên mạng xã hội

BẠN ĐỌC
BẠN ĐỌC

TTO - Tuần qua, Nhịp sống trẻ nhận được nhiều ý kiến từ bạn đọc về việc nền tảng công nghệ số đang cuốn người trẻ vào những mối bận tâm tích cực lẫn tiêu cực, trượt dài trong những hành vi có phần lệch chuẩn thậm chí là phản cảm.

Chọn lời hay, lẽ phải trên mạng xã hội - Ảnh 1.

Với nhiều bạn trẻ hiện nay, điện thoại di động và mạng xã hội gần như là "vật bất ly thân" - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nhịp sống trẻ giới thiệu một số ý kiến cùng bạn đọc.

Bảo vệ bản thân trên mạng

Mạng xã hội (MXH) là một phần tất yếu của cuộc sống. Chúng ta hoàn toàn không thể cấm tiệt con trẻ mon men vào MXH, chỉ là chúng ta phải đồng hành và định hướng với con về cách bảo vệ bản thân trên không gian mạng, cách chia sẻ thông tin và bình luận tránh làm tổn thương người khác, cách hạn chế mâu thuẫn phát sinh từ những hờn giận vụn vặt trong những bình luận và "bình loạn".

MXH không xấu, nhưng những mảnh ghép đẹp tươi dễ dàng bị chìm nghỉm giữa bạt ngàn tin tức tiêu cực về "giang hồ mạng", "sống ảo", "livestream hot" cùng những màn "bóc phốt" không giới hạn. Tin tức xấu xí cứ mỗi ngày mỗi dồn dập dội thêm những cảm xúc tiêu cực trong lòng bọn trẻ đang tuổi lớn, tuổi "học đòi" và tuổi loay hoay định hình nhân cách.

Giá như mỗi bậc phụ huynh quan tâm nhiều hơn đến hình ảnh cá nhân mà con cái đang xây dựng trên mạng ảo, để tâm nhiều hơn đến việc bọn trẻ đang xem gì và theo dõi ai, chú tâm nhiều hơn đến việc trò chuyện và định hướng cùng con trẻ cách sử dụng MXH thông minh...

Giá như nhà trường sớm đưa nội dung giáo dục trẻ trở thành công dân thời đại số thành các chuyên đề bài bản, khoa học, hữu ích và thiết thực. Để mỗi đứa trẻ được trang bị đầy đủ "áo giáp" trước những cạm bẫy từ mạng ảo và bước chân tiến vào thế giới ảo bằng tâm thế chủ động, văn minh...

Giá như các ban ngành liên quan khẩn trương truy vết, diệt trừ "cỏ dại" đang mọc tua tủa trên các nền tảng công nghệ. Để mắt trẻ bớt chạm vào cảnh tréo ngoe, tai trẻ bớt nghe lời thô tục và ý thức, hành vi của trẻ được neo giữ ở những giá trị tử tế, tích cực...

THANH NGUYỄN

Sử dụng mạng xã hội có kiểm soát

Là một học sinh, tôi sử dụng MXH để liên lạc với thầy cô, bạn bè rất hiệu quả, phục vụ cho việc học tập. Thỉnh thoảng tôi cũng chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ, những hình ảnh đẹp và những bài viết hay đến mọi người.

Tuy nhiên, việc sử dụng MXH có kiểm soát và không bị nghiện là điều không dễ dàng. Chúng ta rất dễ bị lôi cuốn vào nó và tiêu tốn quá nhiều thời gian, việc học tập và làm việc bị ảnh hưởng không nhỏ. Những thông báo khi có người đăng hình ảnh, bài viết lên dòng trạng thái (dòng thời gian - timeline, status) hoặc khi có người bình luận cũng khiến chúng ta mất tập trung khi làm việc, học tập. Nó cứ khiến chúng ta bận tâm, tò mò muốn biết điều gì đang diễn ra, bạn bè ta đã nói gì và đang làm gì trên Facebook, Instagram, Zalo...

Bên cạnh việc học tập, làm việc, nếu dành quá nhiều thời gian lang thang trên mạng thì chúng ta không có thời gian tiếp xúc với thế giới bên ngoài và tiếp xúc với những người xung quanh, chúng ta lười đi lại để gặp gỡ, thăm hỏi nhau, ngại tiếp xúc trực tiếp với nhau, cũng từ đó có thể tạo ra khoảng cách giữa mình với người thân, bạn bè, và mọi người không thật sự hiểu nhau.

Theo tôi, MXH như con dao hai lưỡi. Nếu biết sử dụng và sử dụng có kiểm soát, nó mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta. Ngược lại, nó cũng đem lại nhiều phiền hà, rắc rối.

Không nên từ chối MXH vì nó đáp ứng được nhiều nhu cầu của xã hội ngày nay, nhưng cũng cần tỉnh táo tránh mất kiểm soát, sa đà và nghiện ngập. Mọi người cần tạo thế giới mạng lành mạnh, giao lưu học hỏi và làm việc với nhau, kết nối và tương tác, giữ liên lạc với nhau trong các mối quan hệ đời sống. Đăng tải có trách nhiệm và chọn lọc thông tin lành mạnh, thiết thực hữu ích để tiếp cận.

PHAN MINH HẠNH (học sinh Trường THPT Trần Hưng Đạo, quận Gò Vấp, TP.HCM)

Cần chung tay hành động

Để nâng cao tính tích cực và hạn chế tiêu cực của MXH đến sự phát triển nhân cách và lối sống của giới trẻ hiện nay, trước tiên cha mẹ cần có sự hiểu biết nhất định về MXH, biết sử dụng các trang mạng để phục vụ cho công việc, giải trí lành mạnh, là tấm gương tốt cho trẻ học tập và noi theo; định hướng giá trị nhân cách và lối sống tốt đẹp, có sự yêu thương, chia sẻ với gia đình và trách nhiệm với xã hội, giáo dục kỹ năng sống (nhất là kỹ năng điều tiết và kiểm soát bản thân), rèn luyện thói quen tốt như chơi thể thao hay tham gia các câu lạc bộ...

Cần đưa ra những nguyên tắc sử dụng Internet, đối với trẻ nhỏ cần giới hạn khoảng thời gian nhất định. Có thể sử dụng những công cụ ngăn chặn trẻ em vào những nội dung không phù hợp và kiểm soát những nội dung trẻ truy cập; không phê phán hay chỉ lên án những tiêu cực MXH mà cấm đoán giới trẻ. Cha, mẹ dành nhiều thời gian trò chuyện để hiểu tâm tư của con, động viên, khích lệ tinh thần hay tổ chức những chuyến du lịch để thắt chặt tình cảm gia đình.

Nhà trường, các cơ sở giáo dục cần hướng dẫn cách khai thác thông tin tích cực để các em chủ động tham gia, phục vụ học tập, nghiên cứu chuyên môn hiệu quả. Hướng dẫn cách chọn lọc thông tin hữu ích và tránh xa những thông tin độc hại. Giáo dục cách ứng xử văn minh trên mạng, kiểm soát hành vi, lời nói và đảm bảo những thông tin mà mình đăng trên mạng không vi phạm pháp luật, không ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, hình ảnh của cá nhân hay tổ chức nào, phù hợp với thuần phong mỹ tục và chuẩn mực đạo đức xã hội.

Các cơ quan quản lý nhà nước cần ban hành các văn bản hướng dẫn sử dụng MXH, xây dựng quy định cho các nhà cung cấp dịch vụ, khuyến khích những thông tin lành mạnh, bổ ích, lan tỏa tư duy tích cực và lối sống văn minh cho cộng đồng.

TƯƠNG QUAN

Khát khao nổi tiếng trên mạng xã hội, quên gia đình

TTO - Theo nhiều khảo sát, Gen Z (những cá nhân sinh từ 1995 - 2010) có nhu cầu khẳng định mình hoặc khát khao nổi tiếng hơn các thế hệ trước. Và mạng xã hội dễ khiến họ lầm tưởng sẽ giúp mơ ước trên trở nên dễ dàng hơn.

BẠN ĐỌC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Các tình nguyện viên chương trình Ước mơ của Thúy đã đến các bệnh viện những ngày qua để lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư, chuẩn bị cho chương trình dịp Quốc tế Thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

UBND thành phố Huế phát động chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho người dân, học sinh và trẻ em trên địa bàn.

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Câu chuyện của một phụ nữ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) bị từ chối hồ sơ xin việc vì ngoại hình đang dấy lên tranh cãi, buộc cơ quan chức năng sở tại vào cuộc kiểm tra công ty liên quan.

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Cuộc sống vội vã, cô bé sinh ra đã không biết mặt cha vẫn ngày ngày lặng lẽ ấp ủ một ước mơ bình dị là được tiếp tục đi học, sẽ được vào giảng đường đại học để có thể viết lại trang mới của đời mình, tạo lập cho tương lai của mình và mẹ tốt đẹp hơn.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Trở thành phiên dịch tại cuộc thi Hoa hậu sắc đẹp quốc tế (Miss Charm) từ năm 2 đại học, Phạm Thị Kiều Oanh (22 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trau dồi ngoại ngữ, chia sẻ tri thức với trẻ em vùng cao qua những lớp học tiếng Anh.

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư

Sau buổi gặp gỡ và ghi lại những điều ước của các bệnh nhi ung thư hôm 21 và 22-5, nhiều tình nguyện viên chương trình “Ước mơ của Thúy” xúc động chia sẻ mong muốn được trở lại, tự tay trao món quà cho các em.

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar