03/06/2013 12:11 GMT+7

Chơi môtô "khủng" ở Sài Gòn

HOÀNG ĐIỆP - ĐỨC THANH
HOÀNG ĐIỆP - ĐỨC THANH

TT - Theo thống kê của Sở Văn hóa - thể thao và du lịch TP.HCM, hiện TP có 14 câu lạc bộ (CLB) môtô đăng ký hoạt động với sở, chưa kể những CLB tự phát.

Phóng to
Dàn môtô “siêu khủng” Harley Davidson của CLB Hog Sài Gòn - Ảnh: Đức Thanh

Với khoảng 1.000 thành viên tham gia đều đặn, hoạt động của các CLB môtô không chỉ là chia sẻ niềm đam mê về xe cộ mà còn là nơi phát triển quỹ thiện nguyện giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn và chia sẻ giúp đỡ nhau trong làm ăn.

Sáng 18-5, gần 30 người trong CLB môtô Tân Phú cùng tham gia buổi gặp gỡ sau khi gần 40 thành viên khác bắt đầu rong ruổi trên đường đi làm từ thiện ở Vĩnh Long. Mang theo chiếc xe Can-Am Spyder có ba bánh, chiếm diện tích bằng cả một chiếc xe hơi cỡ nhỏ, anh Nhan Thanh Tâm cho biết đây chỉ là một trong năm chiếc siêu môtô mà anh đang sở hữu, và với mức giá xấp xỉ 70.000 USD. Tuy nhiên, nó vẫn còn thua xa về giá so với một con xe độc nhất vô nhị khác mang tên Tfiazuma được mang từ Pháp về với giá lên tới 130.000 USD.

Thú chơi... tốn tiền

Anh Tâm cho biết thú đam mê xe của anh từ những năm 1990, nhưng sau này do bận làm ăn buôn bán nên không có thời gian để tiếp tục chơi, phải đến năm 2007 khi CLB môtô của quận Tân Phú được tách ra từ quận Tân Bình thì anh Tâm mới tham gia: “Công việc nhiều quá nên không thể nào sắp xếp được. Mãi đến mấy năm gần đây sắp xếp công việc tạm ổn tôi mới có thời gian tham gia với anh em”.

Anh Liên Ngô Nhứt Quốc Đại, một doanh nhân lĩnh vực bất động sản ở quận Phú Nhuận, cho biết anh tham gia CLB Hog Sài Gòn cách đây gần bốn năm. Anh đang sở hữu một bộ môtô độc nhất vô nhị tại VN gồm bốn chiếc đều thuộc dòng xe Cruiser (đường trường).

Nổi bật trong bộ sưu tập xe “khủng” của doanh nhân này là chiếc Boss Hoss 8.200 phân khối, trọng lượng gần 600kg, sử dụng khối động cơ V8 của Hãng Chevrolet (Mỹ). Boss Hoss sử dụng hộp số bán tự động, người cầm lái chỉ việc chọn số tiến hoặc lùi giống như kiểu gài số của xe hơi tự động. Đây là chiếc môtô độc nhất tại VN. Chiếc Boss Hoss có giá tại thị trường Mỹ khoảng 90.000 USD, sau khi nhập về VN, do cộng thêm các loại chi phí vận chuyển, thuế..., chiếc xe có giá khoảng 160.000 USD.

Trong bộ siêu môtô bạc tỉ của anh Đại phải kể đến chiếc Harley Ultra CVO được mệnh danh là “hoàng tử đen”, sở hữu động cơ 1.800 phân khối. Chiếc xe này được mệnh danh là “ông vua” đường trường với đầy đủ hệ thống âm thanh nghe nhìn, hệ thống sưởi nóng, mát cho xe. Anh Đại cho biết chiếc này được bán bên Mỹ với giá khoảng 90.000 USD, sau khi nhập về VN giá của xe đội lên gần 150.000 USD.

Không giống anh Đại, niềm đam mê môtô của anh Nguyễn Vũ Hùng, một kiến trúc sư, không nghiêng nhiều về tốc độ mà chính kiểu dáng độc đáo, sang trọng, tính năng hiện đại của xe mới là những tiêu chí để anh quyết định chọn mua.

Trong rất nhiều siêu môtô Harley của anh Hùng, có chiếc Road King Police. Để mua chiếc này, anh phải thông qua một người bạn ở Mỹ đặt hàng nhiều tháng mới tậu được về VN. Vì loại xe này sản xuất với số lượng hạn chế và chỉ dành cho cảnh sát Mỹ sử dụng để truy đuổi tội phạm. Xe được thiết kế riêng cho cảnh sát với động cơ 1.700 phân khối và sử dụng lốp xe chống đạn.

Phóng to
Anh Nguyễn Vũ Hùng - một thành viên của CLB Hog Saigon - đang sở hữu chiếc American Chopper 2.200 phân khối trị giá hơn 3 tỉ đồng - Ảnh: Đức Thanh

Không chỉ là chơi xe

Anh Nguyễn Vũ Hùng, một thành viên của Hog Sài Gòn, cho biết niềm đam mê môtô của anh bắt đầu từ những năm học cấp II.

Chiếc môtô đầu tiên của anh được gia đình mua cho là xe Magna 50cc, đây là chiếc môtô thu nhỏ. Anh Hùng nói mỗi khi bóp côn tay và vặn ga nghe tiếng máy là anh cảm nhận được sự phấn khích dâng trào.

Đến nay, anh Hùng đã sở hữu qua hầu hết các dòng xe, đặc biệt là dòng xe của Hãng Harley Davidson. Anh hào hứng kể niềm đam mê chơi môtô phân khối lớn đã thấm vào trong máu những thành viên Hog Sài Gòn từ khi còn trẻ. “Mỗi chiếc xe được tậu về, chúng tôi thường ví von chúng như những cô “vợ hai”, “vợ ba” trẻ đẹp vừa được cưới về. Thậm chí chúng tôi phải bỏ thời gian để chăm chút từng chi tiết cho xe, một số thành viên từng bị vợ than phiền cưng xe hơn cả cưng vợ” - anh nói vui.

Người đang giữ kỷ lục lớn tuổi nhất và giữ con xe cổ nhất của CLB môtô Tân Phú là ông Lê Quang Nghị (71 tuổi) và con xe của ông đã đi từ năm 1978 của Hãng Kawasaki.

Mái tóc phơ phất bạc nhưng dáng người rắn rỏi và quắc thước, ông Lê Quang Nghị khiến các đàn em chơi môtô phải nể phục bởi từ khi thành lập CLB đến nay, ông chưa từng bỏ một buổi sinh hoạt, và đương nhiên ông cũng chưa bỏ bất kỳ một chuyến đi từ thiện hoặc công tác xa TP. Dù được gọi là xe cổ, xe cũ nhưng con Kawasaki của ông Nghị vẫn là con “chiến mã” trung thành và gắn bó với ông trên mỗi chặng hành trình từ Bắc vào Nam.

Với mục tiêu ban đầu là nơi tập hợp những người cùng đam mê môtô để chia sẻ kinh nghiệm chơi xe cũng như những dòng xe trên thế giới, nhưng phần lớn thành viên các CLB chơi môtô đều là chủ của các doanh nghiệp nên ngoài niềm đam mê thật sự, các CLB lại là cầu nối, là nơi các thành viên tự nguyện đóng góp công tác từ thiện để có được những chuyến đi chia sẻ khó khăn với những hoàn cảnh, những vùng đất khó. “Thường thì mỗi năm mỗi cá nhân đóng góp 20-30 triệu đồng. Nhưng cũng có những anh em mỗi năm chi vài trăm triệu đồng để làm từ thiện” - ông Trần Văn Tỉ, chủ nhiệm CLB môtô Tân Phú, cho biết.

Theo anh Quốc Anh - giám đốc một doanh nghiệp trong lĩnh vực điện ảnh, truyền hình, cũng là một tín đồ của môtô phân khối lớn: “Những anh em tham gia CLB, mỗi người hoạt động trong một lĩnh vực khác nhau. Nhưng có đến hơn 90% là doanh nhân, số còn lại là công chức và các lĩnh vực khác. Bởi vậy, khi đã là thành viên thì rất dễ trao đổi và tạo điều kiện giúp đỡ nhau làm ăn, chia sẻ công việc”. Bản thân anh hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, đôi khi cần phim trường, kho bãi hoặc dàn xe để làm bối cảnh thì được hầu hết thành viên trong CLB đều hỗ trợ.

Đủ điều kiện mới được cấp giấy phép

Thượng tá Trần Thanh Trà, trưởng Phòng cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an TP.HCM, cho biết người điều khiển môtô phân khối lớn (từ 175cm3 trở lên) theo quy định của Luật giao thông đường bộ phải có giấy phép lái xe hạng A2.

Đây là loại giấy phép lái xe chỉ cấp cho một số người làm trong các ngành được ưu tiên như công an, hải quan, thuế vụ, quản lý thị trường, kiểm lâm... Đối với người dân bình thường, muốn được cấp giấy phép lái xe hạng A2 phải hội đủ một số điều kiện sau: chủ sở hữu một chiếc xe trên 175cm3, phải có thẻ hội viên hội môtô do Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt cấp hoặc nếu là thẻ hội viên hội môtô do Liên đoàn Xe đạp - môtô cấp phải kèm theo giấy giới thiệu tham dự khóa học của Sở Văn hóa - thể thao và du lịch cử đi học thi bằng A2.

Các loại môtô phân khối lớn khi được cấp phép nhập vào VN đã được các nhà sản xuất thiết kế tiếng pô nổ theo đúng quy chuẩn cho phép. Nhưng do một số người sở hữu môtô phân khối lớn mang pô xe đi móc, độ pô nên tiếng pô xe nổ to gây mất trật tự an toàn giao thông. Theo quy định của Luật giao thông đường bộ, trường hợp người điều khiển môtô, xe máy rú ga, nẹt pô liên tục sẽ bị xử phạt.

Bóng hồng trên xe phân khối lớn

Đa số thành viên tham gia các CLB môtô thì có đến 90% truyền được đam mê này sang cho vợ. Bằng chứng là trong những chuyến thiện nguyện của các CLB, trên mỗi chiếc xe phân khối lớn do những người đàn ông điều khiển thì phía sau cũng có những bóng hồng là vợ hoặc bạn gái đi cùng.

Chị Hồ Thị Diễm Trang (41 tuổi) tự mua một chiếc rồi tham gia trong đội hình CLB môtô quận 4. “Khi còn trẻ, chúng tôi yêu nhau và thường chạy xe máy đi Vũng Tàu chơi. Khi kết hôn rồi, những ngày nghỉ cuối tuần thay vì đi du lịch bằng xe hơi thì hai vợ chồng vẫn giữ đam mê chạy môtô đi nghỉ. Nhưng phải mãi đến năm 2010, tôi mới chính thức tham gia CLB cùng chồng như một thành viên chứ không phải một người đi ké” - chị Trang hào hứng kể.

Vừa đảm nhiệm công việc bếp núc ở nhà, vừa lo công việc mưu sinh kiếm tiền nhưng hằng tuần, chị Trang và chồng vẫn tham gia đều đặn CLB. “Mà không chỉ có vợ chồng tôi đam mê thế đâu, cả anh chồng và cháu chồng cũng trong CLB”. Bởi vậy, mỗi khi CLB sinh hoạt, nếu công việc gia đình bận quá thì thế nào cả nhà cũng cử một người đi dự họp đại diện. Tuy nhiên, hiện cơ quan chức năng vẫn chưa cấp bằng A2 cho phụ nữ nên chị Trang vẫn phải ngồi sau xe “anh xã”: “Tôi cũng đã đi hỏi nhiều nơi để thi rồi nhưng quy định vẫn là chưa cấp bằng lái cho nữ. Tôi chỉ mong được cấp bằng để có thể tự lái xe chạy đường trường trong những chuyến thiện nguyện của CLB” - chị Trang nói.

HOÀNG ĐIỆP - ĐỨC THANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

Trong lịch sử những kỳ thi tốt nghiệp THPT, xuyên suốt hành trình 50 năm vẫn là nỗ lực đổi mới đầy gian nan để hướng đến việc học thật, thi thật.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 5: Những vụ gian lận rúng động

Chỉ vài năm kể từ khi thực hiện cuộc vận động "hai không", cảnh gian lận thi cử lại tái phát.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 5: Những vụ gian lận rúng động

Lấy chuyên môn làm tình nguyện

Đoàn y bác sĩ tình nguyện TP.HCM đón trung bình 500 lượt người dân đến khám mỗi ngày tại Attapeu, Lào.

Lấy chuyên môn làm tình nguyện

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'

Năm học 2006-2007 là mốc thời gian thực hiện việc nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 3: Cuộc đổi mới từ đề tự luận đến trắc nghiệm

Nếu tính từ mốc 2006, khi môn ngoại ngữ lần đầu thi trắc nghiệm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT thì cuộc chuyển đổi từ đề thi tự luận sang trắc nghiệm đã kéo dài gần 20 năm.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 3: Cuộc đổi mới từ đề tự luận đến trắc nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar