30/08/2023 11:24 GMT+7
Trở lại chủ đề

Choáng với phí nhập học đại học, có nơi thu 13 loại phụ phí, nhiều khoản phí 'lạ'

Chưa kịp mừng vì học phí không tăng, tân sinh viên lại đối mặt với vô số khoản lệ phí nhập học lên đến hàng triệu đồng.

Tân sinh viên Trường đại học Ngân hàng TP.HCM phải đóng phí sử dụng thư viện - Ảnh: ĐHNH

Tân sinh viên Trường đại học Ngân hàng TP.HCM phải đóng phí sử dụng thư viện - Ảnh: ĐHNH

Các trường đại học công bố điểm chuẩn, gửi giấy báo nhập học cho thí sinh, kèm theo là các khoản học phí và phí phải nộp. Không ít trường có đến cả chục loại phí khác nhau khiến thí sinh choáng váng.

Gần 10 khoản phụ phí nhập học

"Không tăng học phí nhưng cả chục khoản lệ phí khác nhau thì có khác gì tăng học phí. Các anh chị khóa trước nói WiFi của trường khá chậm trong khi sinh viên bắt buộc phải đóng 500.000 đồng cho khoản này". 

Đây là một trong số nhiều ý kiến của tân sinh viên Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM trên một diễn đàn đại học có hàng trăm ngàn thành viên. Điều này xuất phát từ phụ lục học phí và các khoản phí với 13 loại khác nhau do Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM gửi cho thí sinh trúng tuyển.

Theo đó, ngoài học phí 14 triệu đồng đối với chương trình chuẩn, thí sinh nhập học phải đóng gần 10 khoản lệ phí khác. Trong đó, lệ phí nhập học 280.000 đồng, lệ phí thư viện chính quy 690.000 đồng, giáo trình tài liệu số do trường biên soạn 800.000 đồng, gia tăng băng thông truy cập thông tin trực tuyến - WiFi học tập 500.000 đồng, kiểm tra tiếng Anh đầu vào 345.000 đồng, kiểm tra tin học 345.000 đồng. Đây là các khoản phí bắt buộc. 

Ngoài ra còn có các khoản phí tự chọn khác như kỹ năng mềm 600.000 đồng, tiếng Anh chuẩn đầu ra bậc 3/6 4.500.000 đồng, tin học căn bản 445.000 đồng. Chỉ tính riêng các khoản phí bắt buộc, mỗi sinh viên phải đóng 2,68 triệu đồng.

Ở nhiều trường đại học khác, thí sinh nhập học cũng phải đóng nhiều khoản phụ phí khác nhau. Khoản phí thư viện, giáo trình điện tử, đồng phục được nhiều trường triệt để thu khi thí sinh nhập học. Phí khám sức khỏe thì mỗi nơi một giá, chênh lệch vài trăm ngàn đồng. 

Tại Trường ĐH Phan Châu Trinh, mỗi thí sinh đóng 400.000 đồng phí khám sức khỏe. Ngoài ra sinh viên phải đóng tiền đồng phục từ 2,2 đến 2,85 triệu đồng tùy ngành.

Phí khám sức khỏe tại Trường ĐH Y Dược Buôn Ma Thuột lên đến 500.000 đồng. Ngoài ra trường còn thu 100.000 đồng phí nước uống.

Trường ĐH Xây dựng Hà Nội thu các khoản phí lệ phí nhập học 400.000 đồng, làm thẻ sinh viên 130.000 đồng, khám sức khỏe 300.000 đồng. Trường ĐH Kinh tế quốc dân thu kiểm tra tiếng Anh đầu vào 200.000 đồng, giáo trình điện tử 500.000 đồng (tự nguyện), sổ liên lạc điện tử 100.000 đồng. 

Trường ĐH Giao thông vận tải thu tin nhắn điện tử 100.000 đồng, khám sức khỏe 210.000 đồng, hồ sơ tài liệu nhập học 200.000 đồng, khảo sát phân loại tiếng Anh đầu vào 350.000 đồng.

Thông báo học phí và các khoản phí Trường đại học Ngân hàng TP.HCM gửi tân sinh viên năm học 2023-2024

Thông báo học phí và các khoản phí Trường đại học Ngân hàng TP.HCM gửi tân sinh viên năm học 2023-2024

"Bù đắp kinh phí đầu tư"

Liên quan đến những khoản phụ phí, ông Nguyễn Anh Vũ - trưởng phòng tư vấn tuyển sinh và phát triển thương hiệu Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM - cho biết lệ phí thư viện áp dụng cho hệ đại học chính quy được thu theo quy định của Nhà nước. Đảm bảo mỗi môn học có tối thiểu ba sách giáo trình, tài liệu tham khảo, sách chuyên khảo, tạp chí chuyên ngành, lượng sách 20 - 50 cuốn/đầu sách. Thư viện của trường cũng có sách ngoại văn, các nguồn cơ sở dữ liệu. 

Lý giải về giáo trình, tài liệu số do nhà trường biên soạn, ông Vũ cho hay đây là số lượng giáo trình, tài liệu tham khảo do nhà trường biên soạn sử dụng trực tiếp cho các học phần bao gồm nội dung lý thuyết, bài tập, tình huống. Các tài liệu đã được số hóa, mỗi sinh viên sẽ được cấp tài khoản riêng để truy cập và sử dụng không giới hạn thời gian, số lần truy cập. Tài khoản truy cập được cá nhân hóa, sinh viên không cần phải mua sách bản giấy.

"Bình quân một chương trình đào tạo có hơn 40 môn học, sinh viên chỉ phải trả phí mua học liệu số khoảng 19.000 đồng/môn học (mỗi môn học có từ 1-3 giáo trình, tài liệu tham khảo do trường biên soạn). Khoản thu này bù đắp một phần chi phí trường đã đầu tư cho công tác biên soạn, thẩm định, phát hành, số hóa, vận hành và bảo trì hệ thống học liệu số. 

Nhà trường đã có những khoản đầu tư lớn để gia tăng băng thông WiFi, đáp ứng nhu cầu truy cập Internet phục vụ hoạt động học tập, nghiên cứu của người học tốt hơn rất nhiều so với trước đây. 

Khoản thu phí 500.000 đồng cho 4 năm học, tính bình quân mức phí sử dụng cho mỗi sinh viên là khoảng 12.000 đồng/tháng. Các khoản phí sẽ được sử dụng để bù đắp một phần kinh phí đầu tư, cũng như tiếp tục tái đầu tư nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ" - ông Vũ giải thích thêm.

Những khoản phí "lạ"

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tuy chỉ thu phí khám sức khỏe 120.000 đồng nhưng lại thu 400.000 đồng phí bảo hộ lao động đối với ngành kỹ thuật, công nghệ. Ngoài ra trường này còn thu những khoản phí "lạ" như di chuyển nghĩa vụ quân sự: 10.000 đồng, khuyến học 20.000 đồng.

Trường ĐH Y Hà Nội cũng có những khoản phụ phí "truyền thống" được thu trong nhiều năm qua, trong đó có phí phục vụ thư viện ngoài giờ 180.000 đồng, phí hoạt động áp dụng sinh trắc học 90.000 đồng, hỗ trợ dạy học trực tuyến 60.000 đồng...

Cố gắng thu mức thấp nhất

Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) gom các khoản phí dịch vụ chung một khoản thu hơn 1,4 triệu đồng. Các khoản này bao gồm kiểm tra sức khỏe và hồ sơ nhập học, vệ sinh môi trường, niên lịch đào tạo, thẻ sinh viên, tài liệu "tuần sinh hoạt công dân đầu khóa", khuyến học khuyến tài, nước uống.

Ông Bùi Văn Dũng - hiệu trưởng Trường ĐH Hồng Đức - cho biết các khoản phí này trường đã cân nhắc và cố gắng thu ở mức thấp nhất. Thực tế trường ở khu vực khó khăn nên hội đồng trường đã bàn bạc để không phải thu quá nhiều. Các khoản thu này hỗ trợ hoạt động của trường, phục vụ sinh viên và cũng là trách nhiệm của sinh viên với trường.

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông cũng gom nhiều khoản thu thành đầu mục kinh phí nhập học với mức thu 1 triệu đồng.

Hướng dẫn nộp lệ phí đăng ký xét tuyển đại học trực tuyến

Từ ngày 31-7 đến 17h ngày 6-8, thí sinh nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến theo sáu cụm tỉnh thành trên Cổng tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, việc trang bị tư duy số và kiến thức nền tảng về trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là sự lựa chọn, mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các sinh viên đại học.

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội, tổng số thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy năm 2025 là hơn 28.000 thí sinh, nhưng chỉ có 1.860 thí sinh đạt từ 70/100 điểm trở lên.

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tối 12-5, UBND quận 1, TP.HCM đã ban hành kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6 năm học 2025-2026.

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar