02/02/2018 09:37 GMT+7

‘Choáng’ với núi rác điện tử của Singapore

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Chỉ trong khoảng 10 phút bạn đọc bài báo này, đã có khoảng 1.141 kg rác thải điện tử bị người dùng và các công ty trên toàn quốc đảo Singapore thải ra môi trường.

‘Choáng’ với núi rác điện tử của Singapore - Ảnh 1.

Công nhân của công ty tái chế rác điện tử TES-AMM đang tháo rời các thiết bị để khai thác những vật chất có thể tái chế, tái sử dụng - Ảnh: STRAITS TIMES

Theo báo Straits Times, số rác thải đó tương đương với trọng lượng của 7.610 chiếc điện thoại di động.

Thống kê của Cơ quan môi trường quốc gia Singapore (NEA), trung bình mỗi năm tại nước này có khoảng 60.000 tấn rác thải điện tử bị quẳng đi, và thật khó để biết chính xác bao nhiêu trong số ấy đã được tái chế hoặc tái sử dụng.

Đáng lo ngại hơn khi số liệu này có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Nghiên cứu của Đại học LHQ ước tính năm 2014 khoảng 109.000 tấn rác thải điện tử thải ra tại Singapore, tương đương 19,5 kg/người. Theo đó Singapore trở thành quốc gia có lượng rác thải điện tử lớn thứ hai trong khu vực, chỉ sau Hong Kong (21,7 kg/người).

Mức độ thải rác điện tử của quốc đảo sư tử cũng vượt hơn so với Nhật Bản (17,3 kg/người), Hàn Quốc (15,9 kg/người) và Đài Loan (186,6 kg/người).

Trong 100% tổng lượng rác thải điện tử của Singapore, những rác thải chiếm khối lượng lớn nhất lần lượt là: máy giặt (32%), tủ lạnh (27%), TV (LCD/LED, 22%), những thiết bị khác là 10%. Ngoài ra thiết bị nghe/nhìn (1%), điện thoại di động (1%), máy in (1%), máy tính (2%), máy điều hòa không khí (4%).

Nhận thức rõ nguy cơ từ rác thải điện tử đang gia tăng nghiêm trọng, chính phủ Singapore đã nghiên cứu triển khai nhiều quy định quản lý để tăng cường việc tái chế hoặc tái sử dụng những loại sản phẩm điện tử như tủ lạnh, máy giặt, TV và điện thoại di động, tuy nhiên có thể thấy vẫn còn nhiều việc phải làm.

Hiểm họa cho môi trường, sức khỏe

Tất cả các loại rác thải điện tử đều chứa các lượng nhỏ những vật chất độc hại, từ những kim loại nặng như chì trong TV và thủy ngân trong pin, cho tới các chất gây thủng tầng ozone như chlorofluorocarbons (CFC) và hydrochlorofluorocarbons (HCFCs) có trong các tủ lạnh.

Việc tiếp xúc lâu dài với những hợp chất này có thể gây hại cho hệ thần kinh, thận, xương, cân bằng hormone và hệ sinh sản. Các hóa chất này cũng không có khả năng phân hủy sinh học và chúng có thể tồn tại dai dẳng trong môi trường.

Hiện chưa có số liệu chính thức về việc bao nhiêu trong số rác thải điện tử được tái chế. Tuy nhiên một nghiên cứu khảo sát với 1.600 người tiêu dùng do NEA thực hiện đã cho thấy một bức tranh rất ảm đạm. Theo đó, chỉ 6% rác thải tại các hộ gia đình (1.800 tấn) được gửi đi tái chế.

Công ty TES-AMM, một trong 6 công ty tái chế rác thải điện tử chính của Singapore cho biết chỉ 5% trong số 60.000 tấn rác thải điện tử được xử lý tại công ty họ.

Nhiều công ty xử lý rác thải khác không có đủ trình độ chuyên môn để tái chế một sản phẩm, theo đó nhiều loại vật liệu quý trong rác điện tử đã biến thành tro trong quá trình đốt xử lý.

Rác điện tử chứa rất nhiều vật chất khác nhau, trong đó có đồng, thép, nhôm, vàng, nhựa, kính. Những loại vật chất này có thể được sử dụng để tái chế các sản phẩm mới.

Theo ý kiến của một số chuyên gia Singapore, bên cạnh việc hoàn thiện một hạ tầng tái chế rác điện tử hiệu quả hơn, họ cũng cần một hệ thống các điểm phân loại, thu gom rác thải điện tử hợp lý có quy mô toàn quốc.

‘Choáng’ với núi rác điện tử của Singapore - Ảnh 3.

Các TV cũ được thu gom để tái chế - Ảnh: REUTERS

Bài học từ Thụy Điển

Chính phủ Singapore đang cân nhắc việc học hỏi phương pháp giải quyết rác thải điện tử có tên Extended Producer Responsibility (Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất) đang được triển khai hiệu quả tại Thụy Điển.

Ở Thụy Điển, trung bình mỗi năm lượng rác thải thu được từ một người là 15kg, trong đó khoảng 52% được tái chế. Luật pháp tại quốc gia Bắc Âu quy định các đơn vị tạo ra rác thải điện tử, gồm các chủ thương hiệu và nhà sản xuất, phải cam kết rằng những sản phẩm của họ sẽ được thu gom và tái chế.

Các chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn của doanh nghiệp đều có những điểm thu hồi đồ cũ và thực hiện các dịch vụ một đổi một khi khách mua một sản phẩm.

Ngoài ra doanh nghiệp cũng phải trả một loại "phí môi trường" cho các công ty tái chế để hỗ trợ ngân sách cho các dịch vụ của họ.

Với những chính sách này, hãng tái chế rác điện tử El-Kretsen đã có thể thu gom 140.000 tấn rác điện tử mỗi năm, chiếm 2/3 tổng số rác điện tử thải ra trên toàn Thụy Điển năm 2016.

Một nửa thu nhập của công ty này đến từ việc bán các vật liệu khai thác được từ rác thải điện tử, nửa còn lại là từ nguồn thu phí môi trường.

Một báo cáo toàn cầu công bố năm 2017 ước tính trong năm 2016 thế giới đã thải ra 44,7 triệu tấn rác thải điện tử, tương đương với khối lượng của 9 Kim tự tháp Giza.

Tại Singapore, trung bình mỗi năm nước này thải ra 60.000 tấn rác thải điện tử, tương đương khối lượng của 220 chiếc máy bay A380 của hãng Airbus.

Trung bình mỗi năm, một người Singapore thải ra 11kg rác thải điện tử, tương đương với khối lượng của 73 chiếc điện thoại di động.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ca sĩ Justin Bieber bị lôi kéo vào vụ án buôn bán tình dục vì video cắt ghép

Một video lan truyền trên mạng khiến nhiều người tin rằng nam ca sĩ Justin Bieber sẽ ra làm chứng trong phiên tòa xét xử tội buôn bán tình dục của Sean "Diddy" Combs. Tuy nhiên Hãng tin AFP xác minh đây là video cắt ghép giả mạo.

Ca sĩ Justin Bieber bị lôi kéo vào vụ án buôn bán tình dục vì video cắt ghép

Nam sinh bỏ thi để cứu bạn bị đau tim: ‘Thi cử có thể chờ, mạng sống thì không’

Câu chuyện một nam sinh Trung Quốc không thể dự kỳ thi tuyển sinh vì cứu bạn học bị đau tim đang gây sốt mạng xã hội, được nhiều người khen ngợi và kêu gọi đặc cách cho cậu vì phẩm chất tốt đẹp.

Nam sinh bỏ thi để cứu bạn bị đau tim: ‘Thi cử có thể chờ, mạng sống thì không’

Nga phóng 273 drone vào Ukraine, nhiều nhất từ trước đến nay

Ngày 18-5, Nga đã tiến hành đợt không kích lớn nhất từ trước đến nay nhằm vào Ukraine với 273 drone, khiến ít nhất 1 người thiệt mạng.

Nga phóng 273 drone vào Ukraine, nhiều nhất từ trước đến nay

Đông đảo lãnh đạo thế giới dự lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV

Ngày 18-5, nhiều lãnh đạo trên khắp thế giới đã có mặt tại Quảng trường Thánh Peter để dự thánh lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV.

Đông đảo lãnh đạo thế giới dự lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá tới 74,9% với nhựa POM copolymer từ Mỹ

Trung Quốc đã áp thuế chống bán phá giá lên tới 74,9% với các mặt hàng nhựa kỹ thuật POM copolymer nhập khẩu từ EU, Mỹ, Nhật và Đài Loan.

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá tới 74,9% với nhựa POM copolymer từ Mỹ

Giáo hoàng Leo XIV: Muốn xây dựng xã hội hòa bình, hãy đầu tư vào gia đình

Giáo hoàng Leo XIV cuối tuần này đã khẳng định gia đình phải được xây dựng trên “sự kết hợp bền vững giữa một người nam và một người nữ”.

Giáo hoàng Leo XIV: Muốn xây dựng xã hội hòa bình, hãy đầu tư vào gia đình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar